Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 08/02/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Dùng kháng sinh điều trị các bệnh ở mắt Dùng kháng sinh điều trị các bệnh ở mắt , Người xứ Nghệ Kiev
 
Trong các tổn thương tại mắt, các bệnh viêm có kèm nhiễm khuẩn rất phổ biến. Đó là các nhiễm khuẩn trực tiếp hoặc bội nhiễm do vi khuẩn.

Khi bị bệnh ở mắt, cần đi khám để bác sĩ chỉ định dùng thuốc đúng.
Khi bị bệnh ở mắt, cần đi khám để bác sĩ chỉ định dùng thuốc đúng.

Trong các tổn thương tại mắt, các bệnh viêm có kèm nhiễm khuẩn rất phổ biến. Đó là các nhiễm khuẩn trực tiếp hoặc bội nhiễm do vi khuẩn. Vì vậy, kháng sinh là thuốc được sử dụng nhiều trong nhãn khoa.

Trong điều trị các bệnh ở mắt, tùy vào các tổn thương của mắt mà kháng sinh có thể được sử dụng tại chỗ, dưới kết mạc, trong tiền phòng hay toàn thân. Hầu hết các viêm nhẹ như viêm kết mạc và loét giác mạc nông thì chỉ cần dùng thuốc kháng sinh tra, nhỏ tại chỗ. Còn đối với các trường hợp nặng như nhiễm trùng nội nhãn, hốc mắt, viêm kết mạc nặng (viêm kết mạc do lậu cầu hay loét giác mạc nặng) thì cần phải sử dụng thuốc kháng sinh đường toàn thân (uống), đặc biệt trong nhiễm khuẩn nội nhãn nặng và một số loét giác mạc dùng kháng sinh uống phối hợp với tiêm dưới kết mạc... Tiêm kháng sinh vào buồng dịch kính ngày nay được chỉ định nhiều hơn trong điều trị viêm nội nhãn do vi khuẩn.

Khi chọn lựa kháng sinh và đường đưa thuốc cần phải tính đến độ thẩm thấu của thuốc vào tổ chức bị nhiễm khuẩn. Điều này đặc biệt cần thiết trong các nhiễm khuẩn nội nhãn vì nhiều loại kháng sinh không xuyên qua được hàng rào máu - thủy dịch khi dùng dạng tra hoặc toàn thân. Cloramphenicol, ampicilin, cephazolin, sulfonamid và kháng sinh nhóm quinolon là những kháng sinh có thể thấm xuyên vào thủy dịch tốt sau khi dùng toàn thân.

Giống như điều trị kháng sinh toàn thân, việc sử dụng kháng sinh tại mắt cũng có thể gặp nguy hiểm như mẫn cảm hoặc dị ứng với thuốc, tổn hại do độc tính của thuốc, kháng thuốc và thay đổi cân bằng vi sinh vật tại mắt. Sự thay đổi vi khuẩn chí ở kết mạc thường xảy ra sau khi sử dụng kháng sinh tra mắt kéo dài làm tăng nấm ở túi kết mạc.

Dùng kháng sinh nhóm aminoglycosid cần thận trọng vì chúng gây độc cho thận và tai. Không chỉ đinh dùng trong những bệnh của thị thần kinh vì nó có tác dụng xấu lên thị thần kinh. Các sulfamid cũng là những thuốc kìm khuẩn tốt, thường dùng trong nhiễm các loại vi khuẩn gram dương và gram âm và đặc biệt trong điều trị mắt hột.

Các kháng sinh diệt khuẩn hiện được sử dụng cả đường uống và đường tiêm là các penicilin (bao gồm cả các penicilin bán tổng hợp), các cephalosporin, aminozid (streptomycin, kanamycin, gentamycin, tobramycin và amikacin), vancomycin. Kháng sinh diệt khuẩn chỉ dùng tại chỗ (nhỏ và tra mắt) là bacitracin, neomycin và polimycin B.

Các kháng sinh kìm khuẩn hiện được sử dụng bao gồm tetracyclin, chloramphenicol, erythromycin, clindamycin và các sulfonamid được dùng trong nhãn khoa theo cả hai đường tại chỗ và toàn thân.

Một số chế phẩm tra, nhỏ mắt phối hợp kháng sinh có sẵn trên thị trường như: neomycin kết hợp với polymyxin B, bacitracin (dạng thuốc mỡ); polymyxin B và neomycin (dạng thuốc nước, mỡ); oxytetracyclin và polymyxin B (dạng thuốc mỡ), hay trimethoprim và polymyxin B (dạng thuốc mỡ)...


  Các Tin khác
  + 5 loại quả ‘cứu tinh’ cho tim mạch và giải độc gan, người Việt bày mâm ngũ quả từ lâu (27/01/2025)
  + Uống rượu bia, tuyệt đối không nên đụng đũa 3 loại thịt này: Đặc biệt vị trí thứ nhất nhiều người mắc phải (27/01/2025)
  + Có nên ăn cơm vào buổi sáng? Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng (24/01/2025)
  + 6 loại rau củ tốt từ đầu đến chân, mọi người nên tận dụng ăn thường xuyên (24/01/2025)
  + Uống 1 cốc nước chanh quế vào mỗi sáng, bạn sẽ thu được 6 lợi ích tuyệt vời (24/01/2025)
  + 4 lợi ích tốt của việc ăn toàn đồ luộc đối với sức khỏe (24/01/2025)
  + 4 loại nước uống đẹp da, giảm rụng tóc, loại số 1 nhiều người yêu thích (20/01/2025)
  + Nam giời từ tuổi 45-55 là ngưỡng "sinh tử", hãy bảo vệ sức khỏe với 5 điều này (20/01/2025)
  + 3 loại đau đầu có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm, bất kỳ ai cũng không nên chủ quan bỏ qua (20/01/2025)
  + Sống khoẻ sau tuổi 60: Tập thể dục hàng ngày hay cách nhật tốt hơn (17/01/2025)
  + Đi chợ thấy 5 loại cá này: Ngon - Bổ - Rẻ, tốt ngang nhân sâm, tổ yến (17/01/2025)
  + 3 phần thịt lợn cực bẩn, chứa đầy mầm bệnh, ra chợ thấy rẻ cũng đừng ham (17/01/2025)
  + Top 5 loại quả sạch, ít hoá chất: An tâm cho sức khoẻ gia đình (17/01/2025)
  + Ai không nên ăn rau cải cúc? (17/01/2025)
  + Uống 1 cốc nước chanh quế vào mỗi sáng, bạn sẽ thu được 6 lợi ích tuyệt vời (17/01/2025)
  + Loại quả có hương vị ‘đệ nhất thế giới’, mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ (17/01/2025)
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 67000337

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July