Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 07/02/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Những tác hại không ngờ tới của gừng với sức khỏe Những tác hại không ngờ tới của gừng với sức khỏe , Người xứ Nghệ Kiev
 

Gừng có nhiều tác dụng hữu ích với sức khỏe, song cũng có không ít tác dụng phụ nếu dùng quá thường xuyên và nhiều.


Những tác hại không ngờ tới của gừng với sức khỏe
ảnh minh họa

Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, gừng còn nổi tiếng về công dụng chữa được nhiều căn bệnh thông thường như cảm lạnh, buồn nôn, đau lưng, đau bụng, đau bao tử… Tuy nhiên, những người yêu thích mùi thơm và vị cay nồng của gừng cần thận trọng khi sử dụng chúng vì nếu lạm dụng loại gia vị này, bạn có thể phải đối mặt với một số rắc rối dưới đây.

1. Các bệnh liên quan đến dạy dày và ruột

Nếu sử dụng với liều lượng nhỏ, gừng sẽ giúp xoa dịu tình trạng khó chịu ở dạ dày nhưng nếu dùng quá nhiều có thể dẫn tới những triệu chứng có liên quan đến hệ thống tiêu hóa như ợ nóng, tiêu chảy, các rắc rối ở dạ dày, tình trạng kích ứng ở miệng và ợ hơi.

2. Gây loãng máu

Gừng được cho là có tác dụng tương tự như aspirin. Chúng có thể làm chậm quá trình đông máu và gây loãng máu. Điều này là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với những bệnh nhân đang phải sử dụng những loại thuốc chống đông máu.

3. Dị ứng

Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy gừng có khả năng gây ra một vài phản ứng dị ứng như tình trạng khó thở, tắt nghẽn đường thở, tình trạng sưng phồng ở môi, lưỡi, phát ban hay mề đay. Nếu rơi vào những hợp này, bạn cần ngưng sử dụng gừng và đến bệnh viện để được kiểm tra kỹ hơn.

4. Gây ngứa rát và làm khô da

Sử dụng gừng trong thời gian dài có thể làm da bị khô và ngứa rát. Tình trạng này thường bắt đầu ở mặt sau đó lan rộng dần xuống các vùng da khác trên cơ thể.

5. Tình trạng nhạy cảm về thị giác

Tiêu thụ nhiều gừng còn được cho là nguyên nhân khiến mắt trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Do đó, những người có xu hướng dễ bị mắc triệu chứng kể trên không nên ăn gừng để tránh gây hại cho mắt.

6. Gây co thắt tử cung

Không phải mọi loại thảo dược đều an toàn đối với phụ nữ. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên dùng những sản phẩm làm từ thảo dược mà chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, tronng đó có những sản phẩm được chiết xuất từ gừng. Thai phụ không nên dùng những thứ có chứa gừng, vì chúng có thể gây ra các cơn co thắt tử cung.

7. Gây bệnh tim

Việc sử dụng gừng ở liều lượng cao có thể làm tim đập nhanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ gừng dưới dạng thức uống có gas (bia gừng) có thể gây ra chứng rối loạn nhịp tim nếu uống quá nhiều.

8. Tương tác với quá trình gây mê

Gừng có khả năng phản ứng với các tác nhân gây mê dùng trong phẫu thuật. Điều này dẫn đến những phản ứng có hại như gây chảy máu hoặc khiến vết thương lâu lành. Chính vì vậy, các phẫu thuật viên và bác sĩ gây mê đều loại bỏ gừng khỏi thực đơn của bệnh nhân một tuần trước khi cuộc phẫu thuật được tiến hành.

9. Những tác hại khi uống quá nhiều trà gừng

Trà gừng là một thức uống thơm ngon được nhiều người yêu thích. Chúng giúp làm dịu bao tử nên có tác dụng hỗ trợ việc điều trị chứng buồn nôn. Tuy nhiên, nếu uống quá 5 ly một ngày, bạn có thể bị đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy, ợ nóng, tim đập nhanh và mất ngủ.

10. Ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc bệnh sỏi mật

Gừng có khả năng kích thích cơ thể tiết ra nhiều mật. Do đó, những người mắc các bệnh có liên quan đến túi mật thường được bác sĩ điều trị khuyên không nên dùng gừng dưới mọi hình thức bởi vì sử dụng quá nhiều gừng có thể làm gia tăng các cơn đau ở túi mật.


  Các Tin khác
  + 5 loại quả ‘cứu tinh’ cho tim mạch và giải độc gan, người Việt bày mâm ngũ quả từ lâu (27/01/2025)
  + Uống rượu bia, tuyệt đối không nên đụng đũa 3 loại thịt này: Đặc biệt vị trí thứ nhất nhiều người mắc phải (27/01/2025)
  + Có nên ăn cơm vào buổi sáng? Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng (24/01/2025)
  + 6 loại rau củ tốt từ đầu đến chân, mọi người nên tận dụng ăn thường xuyên (24/01/2025)
  + Uống 1 cốc nước chanh quế vào mỗi sáng, bạn sẽ thu được 6 lợi ích tuyệt vời (24/01/2025)
  + 4 lợi ích tốt của việc ăn toàn đồ luộc đối với sức khỏe (24/01/2025)
  + 4 loại nước uống đẹp da, giảm rụng tóc, loại số 1 nhiều người yêu thích (20/01/2025)
  + Nam giời từ tuổi 45-55 là ngưỡng "sinh tử", hãy bảo vệ sức khỏe với 5 điều này (20/01/2025)
  + 3 loại đau đầu có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm, bất kỳ ai cũng không nên chủ quan bỏ qua (20/01/2025)
  + Sống khoẻ sau tuổi 60: Tập thể dục hàng ngày hay cách nhật tốt hơn (17/01/2025)
  + Đi chợ thấy 5 loại cá này: Ngon - Bổ - Rẻ, tốt ngang nhân sâm, tổ yến (17/01/2025)
  + 3 phần thịt lợn cực bẩn, chứa đầy mầm bệnh, ra chợ thấy rẻ cũng đừng ham (17/01/2025)
  + Top 5 loại quả sạch, ít hoá chất: An tâm cho sức khoẻ gia đình (17/01/2025)
  + Ai không nên ăn rau cải cúc? (17/01/2025)
  + Uống 1 cốc nước chanh quế vào mỗi sáng, bạn sẽ thu được 6 lợi ích tuyệt vời (17/01/2025)
  + Loại quả có hương vị ‘đệ nhất thế giới’, mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ (17/01/2025)
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 6
Total: 66974777

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July