Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 07/02/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  5 sai lầm của cha mẹ khi chăm sóc trẻ sốt cao 5 sai lầm của cha mẹ khi chăm sóc trẻ sốt cao , Người xứ Nghệ Kiev
 
Dân gian chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm khi chăm sóc trẻ bị sốt. Tuy nhiên, 5 điều sau đây ai cũng nghĩ là đúng nhưng thực ra hoàn toàn ngược lại.

5 sai lầm của cha mẹ khi chăm sóc trẻ sốt cao
ảnh minh họa

1. Sốt cao, ủ ấm để ra mồ hôi có thể giúp giảm sốt

Trẻ bị sốt, bố mẹ cho trẻ mặc nhiều quần áo, thậm chí trùm cả chăn bông, cho rằng trẻ mặc nhiều quần áo có thể đổ mồ hôi nhanh, giúp giảm nhiệt giảm sốt. Kết quả hoàn toàn trái ngược, lượng nhiệt quá thừa tản ra nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao nhanh chóng, trẻ không chỉ khó chịu mà còn gây ra co giật.

Thực ra khi trẻ sốt cao thường làm tuần hoàn ngoại vi kém, vì vậy đầu và thân người sốt, chân tay lạnh, trẻ lớn một chút còn có cảm giác lạnh. Lúc này cách làm chính xác là nới rộng quần áo trẻ, hai tay xoa chân tay cho trẻ, khi chân tay trẻ trở nên ấm áp thì mới dễ tản nhiệt, có lợi cho giảm sốt.

2. Sốt không được tắm, không ngồi điều hòa và trước quạt

Một số người già cho rằng trẻ sốt thì không được tắm, không ngồi trong phòng điều hòa và ngồi trước quạt, nếu không trẻ dễ bị lạnh và sốt thêm nặng. Cách làm này rất không khoa học.

Trên thực tế, trẻ em bị sốt tắm ngâm trong nước ấm là phương pháp sinh lý giảm nhiệt rất hữu hiệu. Nếu tắm rửa không tiện có thể dùng nước ấm lau người cũng có lợi tản nhiệt giảm sốt. Nhiệt độ nước tắm tốt nhất thấp hơn nhiệt độ cơ thể 1-2 độ C. Nếu dùng nước ấm lau người một lúc nhưng nhiệt độ có thể vẫn cao, thì sau đó làm lại lần nữa. Cách này có hiệu quả và tiết kiệm hơn uống thuốc.

5 sai lầm của cha mẹ khi chăm sóc trẻ sốt cao

3. Sốt cao cũng không nên uống thuốc giảm sốt, có thể ảnh hưởng đến sự chẩn đoán của bác sỹ

Một số phụ huynh cho rằng cho trẻ uống thuốc giảm sốt, khi trẻ giảm sốt mới đến bác sỹ sẽ ảnh hưởng đến sự chẩn đoán của bác sỹ. Thực tế cách nghĩ này không đúng.

Chuyên gia khuyến nghị, ngay trong khi di chuyển trẻ đi viện hay đi khám, trong túi đã nên chuẩn bị một nhiệt kế đo nhiệt độ và thuốc giảm sốt để giúp trẻ đo nhiệt độ bất cứ lúc nào. Nếu trẻ sốt vượt quá 38.5 độ C có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt và chờ bác sỹ khám. Nếu trẻ có tiền sử sốt co giật, nên tích cực giảm sốt, có thể khi nhiệt độ vừa đến 38 độ C thì uống thuốc giảm sốt luôn. Như vậy sẽ giúp trẻ tránh được nhiệt độ cơ thể tăng quá cao và tránh phát sinh khả năng động kinh.

4. Sốt ở nhiệt độ nào cũng lập tức cho uống thuốc giảm sốt

Một số phụ huynh cho rằng, sốt sẽ “phá hỏng não” hoặc “sốt đến phổi”, khi biết trẻ sốt rất lo lắng, thậm chí chưa kịp đo nhiệt độ liền lập tức cho trẻ uống thuốc.

Trên thực tế sốt ở dưới 38 độ C rất ít khi gây ra các trường hợp nghiêm trọng và không cần uống thuốc giảm sốt, bởi vì uống lúc này không có lợi cho bệnh tình khôi phục, ngược lại còn tăng thêm “gánh nặng” không cần thiết cho gan, thận.

Trẻ dưới 3 tháng uống thuốc giảm sốt càng phải thận trọng. Trước khi cho trẻ uống nên tư vấn ý kiến của bác sỹ.

Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 3 tuổi khi sốt nên chọn cách giảm sốt sinh lý là chính, nên tắm, rửa nước ấm, dán miếng giảm sốt, thận trọng khi dùng thuốc giảm sốt. Trọng lượng cơ thể của trẻ nhẹ, uống thuốc giảm sốt không dễ khống chế, dễ xuất hiện mất nước hoặc tổn thương cho dạ dày, đường ruột. Làm mát vật lý giảm thấp nhiệt độ vừa đơn giản, hiệu quả và an toàn.

5. Truyền hoặc tiêm thuốc giảm sốt hiệu quả sẽ nhanh hơn

Khi trẻ sốt có phụ huynh chủ động yêu cầu truyền hoặc tiêm thuốc giảm sốt cho trẻ. Tuy nhiên, những trường hợp trẻ khi sốt phải truyển, tiêm chiếm số lượng rất ít.

Đa phần cảm là do nhiễm virut. Bản thân virut cảm có tính “tự giới hạn”, tức là phát sinh, phát triển, giảm sốt đều có một quá trình, không tiêm cũng sẽ khỏi. Tiêm chưa chắc đã làm sốt giảm nhanh, cũng không có hiệu quả đặc biệt đối với virut. Truyền/ tiêm là bắt trẻ chịu một mũi tiêm không cần thiết, tăng thêm đau đớn và lãng phí tiền đồng thời hao phí quãng thời gian dài, ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của trẻ, không đáng làm như thế.

Vậy trong trường hợp nào thực sự cần truyền/tiêm?

Nếu trẻ sốt cao trong thời gian dài, ăn uống kém, uống ít nước hoặc khi cho uống thuốc khó khăn, có thể nghĩ đến tiêm/truyền. Tiêm/truyền trong trường hợp này mục đích là bổ sung nước, phòng ngừa mất nước, cải thiện sự cân bằng điện giải. Trẻ ăn ít, tinh thần mệt mỏi, khi bổ sung đủ chất lỏng, đường và chất điện giải xong càng dễ giảm sốt và cảm thấy thoải mái hơn.


  Các Tin khác
  + 5 loại quả ‘cứu tinh’ cho tim mạch và giải độc gan, người Việt bày mâm ngũ quả từ lâu (27/01/2025)
  + Uống rượu bia, tuyệt đối không nên đụng đũa 3 loại thịt này: Đặc biệt vị trí thứ nhất nhiều người mắc phải (27/01/2025)
  + Có nên ăn cơm vào buổi sáng? Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng (24/01/2025)
  + 6 loại rau củ tốt từ đầu đến chân, mọi người nên tận dụng ăn thường xuyên (24/01/2025)
  + Uống 1 cốc nước chanh quế vào mỗi sáng, bạn sẽ thu được 6 lợi ích tuyệt vời (24/01/2025)
  + 4 lợi ích tốt của việc ăn toàn đồ luộc đối với sức khỏe (24/01/2025)
  + 4 loại nước uống đẹp da, giảm rụng tóc, loại số 1 nhiều người yêu thích (20/01/2025)
  + Nam giời từ tuổi 45-55 là ngưỡng "sinh tử", hãy bảo vệ sức khỏe với 5 điều này (20/01/2025)
  + 3 loại đau đầu có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm, bất kỳ ai cũng không nên chủ quan bỏ qua (20/01/2025)
  + Sống khoẻ sau tuổi 60: Tập thể dục hàng ngày hay cách nhật tốt hơn (17/01/2025)
  + Đi chợ thấy 5 loại cá này: Ngon - Bổ - Rẻ, tốt ngang nhân sâm, tổ yến (17/01/2025)
  + 3 phần thịt lợn cực bẩn, chứa đầy mầm bệnh, ra chợ thấy rẻ cũng đừng ham (17/01/2025)
  + Top 5 loại quả sạch, ít hoá chất: An tâm cho sức khoẻ gia đình (17/01/2025)
  + Ai không nên ăn rau cải cúc? (17/01/2025)
  + Uống 1 cốc nước chanh quế vào mỗi sáng, bạn sẽ thu được 6 lợi ích tuyệt vời (17/01/2025)
  + Loại quả có hương vị ‘đệ nhất thế giới’, mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ (17/01/2025)
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 14
Total: 66951119

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July