Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 06/02/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Những nguy hại không ngờ khi dùng nồi nhôm rẻ tiền đun nấu Những nguy hại không ngờ khi dùng nồi nhôm rẻ tiền đun nấu , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Với giá từ 10.000 - 30.000 đồng/sản phẩm, nồi nhôm “siêu rẻ” được bày bán trên các vỉa hè, tại các chợ và được chuyển về phục vụ nhu cầu của người dân nông thôn, miền núi. Nhiều người đã chọn nồi nhôm “siêu rẻ” là vật dụng để nấu nướng mà không hề biết rằng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Nhiều người mua vì rẻ

Với tâm lý thích đồ rẻ, nồi nhôm "siêu rẻ" bán tại các chợ trên địa bàn Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác hiện được nhiều người, nhất là đối tượng sinh viên và người có thu nhập thấp chọn là vật dụng để nấu nướng. Không chỉ được bày bán tại các chợ, những vật dụng bằng nhôm không nguồn gốc còn theo những gánh hàng rong len lỏi vào tận những làng, thôn ngoại thành. Vật dụng bằng nhôm được bán trôi nổi trên thị trường có giá chỉ bằng 1/5, thậm chí thấp hơn hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Nhìn bằng mắt thường, nồi nhôm "siêu rẻ" có hình thức khá đẹp, nhìn bên ngoài rất sáng và sạch song đều có nguồn gốc từ nhôm tái chế. Những mặt hàng này chủ yếu được sản xuất từ những làng nghề thủ công mà nguồn nguyên liệu từ phế thải được thu gom ở khắp nơi. Do vậy, chỉ sau vài lần sử dụng, những đồ dùng này có thể bị xám đen lại và nổ lỗ chỗ. Nếu cọ rửa mạnh, nước thôi ra có màu đen. Tuy vậy, hiện vẫn có không ít người mua các dụng cụ đun nấu như nồi, xoong, ấm… bằng vật liệu nhôm, với giá rất rẻ tại các chợ cóc, thậm chí còn mua bát, đĩa, thìa… làm từ nhôm tái chế cho trẻ em sử dụng.

Những nguy hại không ngờ khi dùng nồi nhôm rẻ tiền đun nấu 1
Nồi nhôm tái chế có thể gây ngộ độc, suy thoái não. Ảnh: TL

Sản phẩm từ nhôm tái chế gây nguy hiểm

Theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Y tế, hàm lượng chì có trong sản phẩm nhôm tái chế là 7mg/kg, nếu hàm lượng chì vượt quá sẽ là nguyên nhân làm loãng máu, da xanh, hủy hoại hồng cầu. Ở mức độ nhiều hơn chúng sẽ tích tụ trong gan, thận gây ung thư, giảm chức năng gan và nặng nữa thì gây ngộ độc cấp tính... Trong quá trình tái chế, do nhôm bẩn còn được độn thêm nhiều loại hóa chất, phụ gia nên các tạp chất này rất dễ bị bung ra trong quá trình đun nấu hay cọ rửa, chà xát mạnh, để lại các vết rỗ trên thành xoong, nồi, ấm đun nước… thôi ra làm nước cọ rửa có màu đen bẩn. Việc lưu trữ thức ăn trong nồi nhôm kém chất lượng sẽ rất độc hại vì các hóa chất, tạp chất bẩn sẽ hòa tan vào thức ăn. Sau một thời gian phơi nhiễm, lượng nhôm tích tụ trong các mô cơ thể có thể gây nhiễm độc nặng như suy thoái não, hay dị hình xương.

Đặc biệt, có thể gây ra tổn hại cho hệ thần kinh như: mất ngủ, căng thẳng, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của con người, ngăn cản sự phát triển của xương và làm giảm mật độ xương, gây thiếu máu, giảm chức năng gan... Các thức ăn mặn, chua sẽ khiến cho quá trình ăn mòn kim loại càng xảy ra nhanh hơn, khiến cho bề mặt nhôm dễ chuyển màu và bị rỗ nhanh chóng.

Để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân, người tiêu dùng không nên sử dụng đồ nhôm để đựng thức ăn qua đêm hay để muối dưa, nấu canh chua, nấu đồ ăn mặn, nóng; Không dùng đồ nhôm gia công không đảm bảo chất lượng, hạn chế dùng đồ nhôm để chế biến, chứa đựng thực phẩm. Bên cạnh đó, để tránh mua phải đồ nhôm kém chất lượng, người tiêu dùng cần lưu ý chọn lựa đồ có lớp phủ của ôxit nhôm đồng nhất, ánh sáng phản quang tốt, nên chọn những sản phẩm đã được kiểm định về chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng…

Theo SKĐS


  Các Tin khác
  + 5 loại quả ‘cứu tinh’ cho tim mạch và giải độc gan, người Việt bày mâm ngũ quả từ lâu (27/01/2025)
  + Uống rượu bia, tuyệt đối không nên đụng đũa 3 loại thịt này: Đặc biệt vị trí thứ nhất nhiều người mắc phải (27/01/2025)
  + Có nên ăn cơm vào buổi sáng? Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng (24/01/2025)
  + 6 loại rau củ tốt từ đầu đến chân, mọi người nên tận dụng ăn thường xuyên (24/01/2025)
  + Uống 1 cốc nước chanh quế vào mỗi sáng, bạn sẽ thu được 6 lợi ích tuyệt vời (24/01/2025)
  + 4 lợi ích tốt của việc ăn toàn đồ luộc đối với sức khỏe (24/01/2025)
  + 4 loại nước uống đẹp da, giảm rụng tóc, loại số 1 nhiều người yêu thích (20/01/2025)
  + Nam giời từ tuổi 45-55 là ngưỡng "sinh tử", hãy bảo vệ sức khỏe với 5 điều này (20/01/2025)
  + 3 loại đau đầu có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm, bất kỳ ai cũng không nên chủ quan bỏ qua (20/01/2025)
  + Sống khoẻ sau tuổi 60: Tập thể dục hàng ngày hay cách nhật tốt hơn (17/01/2025)
  + Đi chợ thấy 5 loại cá này: Ngon - Bổ - Rẻ, tốt ngang nhân sâm, tổ yến (17/01/2025)
  + 3 phần thịt lợn cực bẩn, chứa đầy mầm bệnh, ra chợ thấy rẻ cũng đừng ham (17/01/2025)
  + Top 5 loại quả sạch, ít hoá chất: An tâm cho sức khoẻ gia đình (17/01/2025)
  + Ai không nên ăn rau cải cúc? (17/01/2025)
  + Uống 1 cốc nước chanh quế vào mỗi sáng, bạn sẽ thu được 6 lợi ích tuyệt vời (17/01/2025)
  + Loại quả có hương vị ‘đệ nhất thế giới’, mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ (17/01/2025)
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66919231

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July