Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 09/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Can thiệp khi ‘trúng gió’ Can thiệp khi ‘trúng gió’ , Người xứ Nghệ Kiev
 

Cơ thể đang khỏe mạnh bỗng thấy mỏi mệt, đau nhức, khó chịu, nôn ói… Các triệu chứng này được nhiều người gọi là “trúng gió”… Điều trị “trúng gió” thế nào là đúng?


Can thiệp khi ‘trúng gió’
ảnh minh họa
 

Các loại “trúng gió”

Theo Lương y Đinh Công Bảy - Hội Dược liệu TP.HCM, trong Đông y phân loại về “trúng gió” như sau:

- Cảm phong: cảm lạnh, cảm nhẹ.

- Thương phong: bệnh đã vào da, cơ, ví dụ: cảm nặng (thương thử, thương thấp…).

- Trúng phong: bệnh đã vào nội tạng, gây méo miệng, bán thân bất toại. Méo miệng do trúng phong hàn vùng kinh dương minh (kinh này chi phối vùng mặt). Tây y gọi là liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên để phân biệt với méo mặt do liệt dây thần kinh số 7 trung ương (thường do tai biến mạch máu não, tai nạn hay u não...).

Thực tế, kinh nghiệm chữa trị các loại "trúng gió" được truyền miệng từ người này người khác: "trúng gió" do nhiễm nước (đi mưa, đi bơi, thời tiết đang nắng chuyển sang mưa) khi cạo gió sẽ có một đường đỏ hằn lên những hạt đỏ đậm; khi "trúng gió" nhẹ thì vết cạo gió chỉ có màu đỏ bình thường còn "trúng gió" “độc” thì đỏ bầm. Công cụ “hành nghề” cạo gió thường là muỗng (thìa) bằng bạc.

Đông Tây y kết hợp

Tây y thường chỉ dùng thuốc cảm và sinh tố C để hỗ trợ sức khỏe người bị “trúng gió”. BS Lê Thiện Anh Tuấn - Hội Y học TP.HCM cho biết: “Nên cẩn trọng khi cạo gió vì có nhiều nguy cơ. Thứ nhất, da bị trầy xước, dễ bị viêm nhiễm; thứ hai, cạo gió gây tổn thương, vỡ mạch máu dưới da, biểu hiện là những vết đỏ, bầm…".

Trị cảm, "trúng gió" theo Đông y chủ yếu giúp cơ thể lấy lại sự cân bằng. Cụ thể: xông lá thuốc, ăn uống thức ăn dễ tiêu với nhiều gia vị ấm nóng (gừng, nghệ, sả…); cháo giải cảm… Người bệnh nên uống nước gừng nóng; sữa, nước cam... Nếu cảm kèm sốt cần dùng thuốc hạ nhiệt.

Theo các bác sĩ, không được cạo gió cho những người bị bệnh tim mạch, huyết áp, dễ bị xuất huyết (dễ bị bầm khi va chạm nhẹ). BS Trần Văn Năm - Viện Y học dân tộc TP.HCM hướng dẫn: “Nên hạn chế cạo gió mà chỉ nên “đánh gió” - dùng đầu ngón tay vuốt, cuộn, chà trên da người bệnh.” Cũng có thể dùng gừng hoặc giã gừng nhuyễn bọc trong túi vải để đánh gió cho bệnh nhân. Sự ấm nóng từ dầu gió, thức ăn kết hợp xoa bóp, sẽ giúp máu huyết bệnh nhân lưu thông tốt, sớm khỏi bệnh.

Khi bị méo mặt do “trúng gió”, cần giữ ấm vùng cổ - mặt. Tây y sẽ dùng kháng sinh, kháng viêm, tập vật lý trị liệu song song với châm cứu và tập các động tác ở mặt, trán, môi miệng giúp bệnh nhân mau hồi phục. Điều trị càng sớm kết quả hồi phục càng cao, vì thế nên đi đến bệnh viện ngay sau khi phát hiện bị méo mặt.



Tin tức nguồn: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=727622#ixzz2h3UC5Yoz 
doc tin tuc www.xaluan.com


  Các Tin khác
  + Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy (08/05/2024)
  + Nên làm gì khi lỗ chân lông to? (08/05/2024)
  + Suy giáp: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị và cách phòng bệnh (08/05/2024)
  + 3 loại trà giúp giảm cholesterol xấu (08/05/2024)
  + Lời khuyên uống nước cho người chạy bộ trong mùa nắng nóng (05/05/2024)
  + Đi bộ sau bữa ăn có tốt không? (19/04/2024)
  + 8 loại trái cây tốt cho người bị tiểu đường (19/04/2024)
  + 3 loại cây này đặt trong nhà bếp, vừa hút khói dầu, khử khí độc, vừa kích hoạt tài lộc, mang may mắn đến (19/04/2024)
  + Trồng 6 cây gia vị này trong nhà vừa có rau ăn, vừa đuổi muỗi hiệu quả, thư giãn, giảm căng thẳng (19/04/2024)
  + 5 loại lá trong vườn, có thể ăn sống, lại có nhiều lợi ích cho sức khỏe (19/04/2024)
  + Cách ngâm nước dâu tằm không lo mốc hỏng hay nổi váng, chỉ 5 phút là có cốc nước chua chua ngọt ngọt (10/04/2024)
  + Nước ép hoa quả và 6 điều kiêng kỵ không nên làm (10/04/2024)
  + Muỗi sợ nhất thứ này, lấy nó cắm vào quả chanh rồi để trong phòng là muỗi chạy sạch (07/04/2024)
  + Loại lá là ẩm thực núi rừng, nay lên phố thành đặc sản bán với giá 180.000 đồng/kg (04/04/2024)
  + Loại quả ‘cháy hàng’ mùa hè, chị em thành phố săn lùng với giá 70.000 đồng/kg (04/04/2024)
  + 5 loại cá ngọt thịt, ít xương: Bảo bối cho bữa cơm gia đình (30/03/2024)
  + Sáng dậy uống cốc nước này còn hơn nhân sâm tổ yến, là "thần dược" kiểm soát mỡ máu, huyết áp, lại cực rẻ (30/03/2024)
  + 3 loại rau giàu Protein hơn thịt, nhiều canxi gấp 2 lần xương: Không bị nuôi hóa chất, bổ như nhân sâm, tổ yến (30/03/2024)
  + Trong máy giặt có "chiếc hộp nhỏ" công dụng vô cùng lợi hại: Không biết dùng quá phí (29/03/2024)
  + Loại trái cây ngon ngọt giúp kiểm soát đường huyết, đẩy lùi ung thư, giá chỉ vài chục nghìn đồng (23/03/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 9
Total: 60763448

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July