Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 07/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Hội chứng người hóa đá Hội chứng người hóa đá , Người xứ Nghệ Kiev
 

Hội chứng SMS (Stone Man Syndrome) hay Người hóa đá hoặc gọi theo chuyên môn FOP (Fibrodisplasia ossificans progressiva) là căn bệnh di truyền hiếm gặp.


 Hội chứng người quái dị.
Hội chứng người quái dị.
 

Xếp thứ nhất danh sách top 10 bệnh quái dị ít được nhắc đến, hiện trên thế giới có khoảng 800 người đã được xác nhận là mắc bệnh.

Vì sao FOP lại là bệnh quái dị?

Theo Từ điển y học trực tuyến thì FOP là căn bệnh mang tính di truyền cực hiếm, lần đầu tiên được bác sĩ người Pháp, Guy Patin phát hiện ra năm 1692, được ông mô tả là "cứng như gỗ". FOP thường xuất hiện ở trước tuổi dậy thì, trong đó các mô liên kết bị xơ cứng triệt để và phát sinh tình trạng tạo xương các bộ phận như dây chằng, cơ mô liên kết, gân và da. Sự phát triển bất thường của xương có thể dẫn đến tình trạng cứng hóa, hạn chế việc chuyển động của các khớp như đầu gối, cổ tay, vai, cột sống và cổ. Nếu nặng có thể làm tê liệt, biến cơ thể thành khối giống như một bức tượng, như nhân vật trong phim Clash of the Titans (Cuộc chiến giữa các vị thần). Nghĩa là FOP tạo ra thêm nhiều xương mới ngay trong các mô liên kết của cơ thể, vì vậy, FOP mới được dịch là "các mô liên kết mềm dần dần biến thành xương", một dạng bệnh cực lạ, trong đó một bộ phận thường là mô mềm chuyển hóa thành một bộ phận hoàn toàn khác, đó là xương. Theo số liệu thống kê, trung bình cứ 2 triệu người thì có 1 mắc bệnh, tức khoảng trên 3.300 người lâm bệnh nhưng nay mới chỉ có 700 - 800 ca được khám và chữa bệnh.

Hai trường hợp mắc bệnh FOP mới nhất vừa được dư luận nhắc đến là một bé gái 6 tuổi ở Bellevue, bang Ohio, Mỹ tên là Ali McKean. Căn bệnh này làm cho cơ thể Ali căng cứng, không di chuyển hay cử động được, giống như một bức tượng. "Ali đang dần cứng hóa và đóng băng hoàn toàn", chị Angela, mẹ của Ali cho biết. Trường hợp thứ hai là một thiếu nữ Seanie Nammock, 17 tuổi, ở vùng Tây Luân Đôn, Anh. Do mắc bệnh FOP di truyền nên cổ tay Seanie bị co cứng và bất động, xương hai bên bả vai bị tê liệt hoàn toàn. Bất kỳ va chạm nhỏ nào cũng có thể gây đau đớn, bởi vậy, mọi sinh hoạt của Seanie đều phải nhờ vào bố mẹ và những người xung quanh.

Triệu chứng ban đầu của bệnh FOP

Thông thường, ở nhóm trẻ mắc bệnh FOP thì có tới 50% tự kế thừa, đây là căn bệnh bẩm sinh phát triển ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Dấu hiệu dễ nhận biết như biến dạng ngón chân, đặc biệt ngón chân cái bị ngắn, co quắp vào trong (khoảng 50% số ca mắc bệnh), cột sống bị cứng. Ngoài ra, những đứa trẻ mắc bệnh này thường có các dị tật ở khuỷu khớp nối các xương sườn với cột sống, hạn chế phát triển vòng ngực làm cho việc hô hấp gặp nhiều khó khăn. Nếu xuất hiện sớm, trẻ không thể bò được mà thường phải kéo lê người.

Theo năm tháng, bệnh FOP phát triển, xuất hiện các khối u mềm hoặc các khối u ở cổ, lưng và vai, từ đây, nó tạo ra những xương mới tại các bộ phận này. Một bộ phận xương mới phải mất khoảng 8 tuần để phát triển, người bệnh xuất hiện tình trạng sốt nhẹ và đau, viêm nhiễm, sưng tấy khó chịu. Khi lên 10 tuổi, những đứa trẻ mắc bệnh thường nhận thức được căn bệnh và cố gắng để tồn tại. Do chứa đựng nhiều bí ẩn nên khoa học vẫn chưa hiểu hết nguyên nhân gây bệnh. Người ta mới chỉ tình nghi đến những nguy cơ như do tiêm bắp, do các thủ thuật về răng lợi, do virut cúm, do té ngã... Căn bệnh phát triển thêm xương mới này thường diễn ra từ đầu đến chân, từ phía trước cho đến phía sau, nghĩa là ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Bệnh ngày càng phát triển nên đến khoảng 20 - 30 tuổi, người bệnh mất dần khả năng đi lại, thậm chí còn gặp khó khăn khi cử động nên thường phải nằm liệt và trông chờ vào sự giúp đỡ của người thân. Ngoài ra, có tới 50% số người mắc bệnh FOP bị điếc, bất động và ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, 95% bệnh nhân FOP bị ảnh hưởng chức năng tim mạch.

Năm 2006, nhóm chuyên gia ở ĐH Pennsylvania Mỹ do tiến sĩ F. Kaplan đứng đầu đã nghiên cứu và tìm ra một đột biến trong thụ thể A của gen ACVR1 týp 1 hay còn gọi là ALK2 (activin receptor-like kinase 2), thành viên thuộc nhóm protein có tên BMP týp 1 (Bone morphogenetic protein type I receptors). Theo đó, những ai có cả hai copy gen ACVR1/ALK2 trong các tế bào cơ thể thì rủi ro mắc bệnh FOP càng lớn.

Chẩn đoán, chữa trị

Theo Hiệp hội FOP quốc tế, có tới 87% số ca mắc bệnh là bị chẩn đoán nhầm, chỉ có 8% là chẩn đoán chính xác, 10% bác sĩ mới được nghe qua về căn bệnh này, 68% điều trị không thích hợp, thậm chí có tới 49% bị thiểu năng do điều trị không đúng cách gây ra.

Với lý do trên nên bệnh FOP hiện chưa có tiêu chuẩn chẩn đoán và phác đồ điều trị đặc hiệu, không có thuốc điều trị, thậm chí ngày càng trở nên tồi tệ. Một số phương pháp điều trị như phẫu thuật cắt bỏ xương mới phát triển nhưng cũng ít mang hiệu quả, thậm chí cắt chỗ này thì chỗ kia lại phát triển. Một số phương pháp điều trị đã và đang thử nghiệm nhưng hiệu quả còn hạn chế như dùng hormon ACTH (adrenocorticotropic hormon), thuốc uống etidronate, các tác nhân kháng viêm phi steroidal.



Tin tức nguồn: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=709102#ixzz2ewlEXHGr 
doc tin tuc www.xaluan.com


  Các Tin khác
  + Lời khuyên uống nước cho người chạy bộ trong mùa nắng nóng (05/05/2024)
  + Đi bộ sau bữa ăn có tốt không? (19/04/2024)
  + 8 loại trái cây tốt cho người bị tiểu đường (19/04/2024)
  + 3 loại cây này đặt trong nhà bếp, vừa hút khói dầu, khử khí độc, vừa kích hoạt tài lộc, mang may mắn đến (19/04/2024)
  + Trồng 6 cây gia vị này trong nhà vừa có rau ăn, vừa đuổi muỗi hiệu quả, thư giãn, giảm căng thẳng (19/04/2024)
  + 5 loại lá trong vườn, có thể ăn sống, lại có nhiều lợi ích cho sức khỏe (19/04/2024)
  + Cách ngâm nước dâu tằm không lo mốc hỏng hay nổi váng, chỉ 5 phút là có cốc nước chua chua ngọt ngọt (10/04/2024)
  + Nước ép hoa quả và 6 điều kiêng kỵ không nên làm (10/04/2024)
  + Muỗi sợ nhất thứ này, lấy nó cắm vào quả chanh rồi để trong phòng là muỗi chạy sạch (07/04/2024)
  + Loại lá là ẩm thực núi rừng, nay lên phố thành đặc sản bán với giá 180.000 đồng/kg (04/04/2024)
  + Loại quả ‘cháy hàng’ mùa hè, chị em thành phố săn lùng với giá 70.000 đồng/kg (04/04/2024)
  + 5 loại cá ngọt thịt, ít xương: Bảo bối cho bữa cơm gia đình (30/03/2024)
  + Sáng dậy uống cốc nước này còn hơn nhân sâm tổ yến, là "thần dược" kiểm soát mỡ máu, huyết áp, lại cực rẻ (30/03/2024)
  + 3 loại rau giàu Protein hơn thịt, nhiều canxi gấp 2 lần xương: Không bị nuôi hóa chất, bổ như nhân sâm, tổ yến (30/03/2024)
  + Trong máy giặt có "chiếc hộp nhỏ" công dụng vô cùng lợi hại: Không biết dùng quá phí (29/03/2024)
  + Loại trái cây ngon ngọt giúp kiểm soát đường huyết, đẩy lùi ung thư, giá chỉ vài chục nghìn đồng (23/03/2024)
  + Nước luộc rau muống chuyển màu xanh đậm có phải rau nhiễm chì không? (23/03/2024)
  + Hoa chuối có nhiều công dụng bất ngờ với sức khỏe mà cả nam nữ đều cần nhưng nhiều người chưa biết dùng (23/03/2024)
  + Chảo mất hết lớp chống dính đừng vứt đi: Nhỏ vài giọt này vào, chảo phục hồi như mới, không còn lo dính (23/03/2024)
  + Rã đông thịt đừng ngâm nước: Đầu bếp khách sạn mách mẹo nhỏ rã đông sau 5 phút và trông như thịt mới mua (23/03/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 60730445

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July