Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 05/02/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Cách cứu chữa bệnh nhân kẹt van tim do huyết khối Cách cứu chữa bệnh nhân kẹt van tim do huyết khối , Người xứ Nghệ Kiev
 

Kẹt van do máu cục (huyết khối) là một trong những biến cố của người mang van tim nhân tạo. Người mang van tim nhân tạo sẽ phải sử dụng thuốc chống đông, nhất là đối với van cơ học.


ThS.BS Đinh Xuân Huy thăm bệnh nhân Anh sau mổ.
ThS.BS Đinh Xuân Huy thăm bệnh nhân Anh sau mổ.
 

Khi sử dụng thuốc chống đông, bệnh nhân có thể gặp trường hợp quá liều thuốc sẽ dẫn tới chảy máu, xuất huyết nội tạng và trường hợp những người không uống thuốc, hoặc uống không đủ liều làm tăng nguy cơ đông máu, giảm mất hoạt động của van nhân tạo (kẹt van). Trường hợp này, bệnh nhân cần cấp cứu gấp, nếu không có thể nguy hiểm tính mạng.

Bệnh nhân Nguyễn Tuấn Anh (Hải Dương), vốn là người mang van tim nhân tạo cơ học, nhưng mấy ngày Tết ăn uống, sinh hoạt khác ngày thường nên bệnh nhân nhiều lúc quên không dùng thuốc chống đông theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khi bệnh nhân có biểu hiện khó thở, mệt, giống như tình trạng suy tim mà chưa được mổ trước đó thì gia đình đưa tới Bệnh viện Tim Hà Nội để cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị kẹt van do máu cục có liên quan đến sử dụng thuốc chống đông.
ThS.BS Đinh Xuân Huy, Phó trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết, tắc van đối với người mang van tim nhân tạo sinh học thì cực hiếm, nhưng đối với người mang van tim nhân tạo cơ học trong những năm gần đây ngày càng gia tăng. Nếu để muộn, bệnh nhân có thể bị phù phổi cấp, thậm chí tử vong. Khi bác sĩ nghe tim, thấy tiếng vang của bệnh nhân mờ, không rõ, siêu âm tim thấy các cánh van nhân tạo kẹt cứng, đóng mở không hoàn toàn, xét nghiệm đông máu tăng bất thường cần mổ cấp cứu ngay. 

Thời điểm xuất hiện triệu chứng dưới 48 tiếng đầu, bệnh nhân có thể điều trị bảo tồn bằng thuốc tiêu sợi huyết, còn muộn hơn, bệnh nhân phải mổ cấp cứu thay van tim nhân tạo. Bệnh nhân sử dụng thuốc tiêu sợi huyết chỉ tiêu được lượng máu đông mới, nhưng do lượng máu đông bám vào ngày càng nhiều, chồng chất lên nhau nên dùng thuốc lúc này không điều trị khỏi. Bác sĩ đã lấy máu cục và thay van tim nhân tạo mới cho bệnh nhân. 
Vậy là chỉ những sơ xuất nhỏ của việc không dùng thuốc chống đông theo chỉ dẫn của bác sĩ mà bệnh nhân đã phải tốn kém một ca mổ, mặt khác lại có nguy cơ đe dọa tới tính mạng nếu không được xử lý nhanh. Vì vậy, ThS.BS Đinh Xuân Huy khuyến cáo người bệnh đang mang van tim nhân tạo cần uống thuốc chống đông đúng liều, đúng chỉ dẫn của cán bộ y tế, thăm khám định kỳ.



Nguồn đọc thêm: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=555826#ixzz2NGBXUqYw 
http://www.xaluan.com/


  Các Tin khác
  + 5 loại quả ‘cứu tinh’ cho tim mạch và giải độc gan, người Việt bày mâm ngũ quả từ lâu (27/01/2025)
  + Uống rượu bia, tuyệt đối không nên đụng đũa 3 loại thịt này: Đặc biệt vị trí thứ nhất nhiều người mắc phải (27/01/2025)
  + Có nên ăn cơm vào buổi sáng? Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng (24/01/2025)
  + 6 loại rau củ tốt từ đầu đến chân, mọi người nên tận dụng ăn thường xuyên (24/01/2025)
  + Uống 1 cốc nước chanh quế vào mỗi sáng, bạn sẽ thu được 6 lợi ích tuyệt vời (24/01/2025)
  + 4 lợi ích tốt của việc ăn toàn đồ luộc đối với sức khỏe (24/01/2025)
  + 4 loại nước uống đẹp da, giảm rụng tóc, loại số 1 nhiều người yêu thích (20/01/2025)
  + Nam giời từ tuổi 45-55 là ngưỡng "sinh tử", hãy bảo vệ sức khỏe với 5 điều này (20/01/2025)
  + 3 loại đau đầu có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm, bất kỳ ai cũng không nên chủ quan bỏ qua (20/01/2025)
  + Sống khoẻ sau tuổi 60: Tập thể dục hàng ngày hay cách nhật tốt hơn (17/01/2025)
  + Đi chợ thấy 5 loại cá này: Ngon - Bổ - Rẻ, tốt ngang nhân sâm, tổ yến (17/01/2025)
  + 3 phần thịt lợn cực bẩn, chứa đầy mầm bệnh, ra chợ thấy rẻ cũng đừng ham (17/01/2025)
  + Top 5 loại quả sạch, ít hoá chất: An tâm cho sức khoẻ gia đình (17/01/2025)
  + Ai không nên ăn rau cải cúc? (17/01/2025)
  + Uống 1 cốc nước chanh quế vào mỗi sáng, bạn sẽ thu được 6 lợi ích tuyệt vời (17/01/2025)
  + Loại quả có hương vị ‘đệ nhất thế giới’, mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ (17/01/2025)
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66892458

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July