Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 05/02/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Biến thể Covid-19 đang phổ biến ở Trung Quốc nguy hiểm thế nào? Biến thể Covid-19 đang phổ biến ở Trung Quốc nguy hiểm thế nào? , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Biến thể phụ BF.7 của Omicron đã xuất hiện từ lâu ở nhiều nước với số ca mắc ít nhưng lại chiếm ưu thế ở Trung Quốc.

Biến thể Covid-19 đang phổ biến ở Trung Quốc nguy hiểm thế nào?
 Các biến thể mới có xu hướng giảm nhẹ triệu chứng nhưng vẫn gây nguy hiểm cho người cao tuổi, có bệnh nền. Ảnh minh họa: Livescience

Sau cuộc họp với các nhà khoa học Trung Quốc, nhóm cố vấn kỹ thuật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về sự tiến hóa của virus đã xác nhận các ca Covid-19 ở Trung Quốc do biến thể phụ BF.7 và BA.5.2 của Omicron gây ra.

Theo Indian Express, tuyên bố dựa trên phân tích hai nguồn dữ liệu: 2.000 bộ gene được giải trình tự từ ngày 1/12/2022 trở đi và 773 bộ gene trên cơ sở dữ liệu toàn cầu GISAID. Hai biến thể này chiếm hơn 95% số bộ gene được giải trình tự.

Biến thể phụ BA.5.2 của Omicron đã được phát hiện trong một số mẫu từ tháng 6/2020. Chỉ tới tháng 7/2022, BA.5.2 và BA.5 mới bắt đầu lan rộng và chiếm ưu thế ở một số quốc gia. Tuy nhiên, BA.5.2 ít có nguy cơ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

BF.7 đã xuất hiện từ lâu

Biến thể trên có tên đầy đủ BA.5.2.1.7, là nhánh phụ của BA.5 thuộc Omicron. Đây là một trong hơn 500 biến thể phụ của Omicron đang lưu hành.

BF.7 không phải là một biến thể mới xuất hiện ở Trung Quốc. Theo WHO, hiện không có biến thể mới hoặc đột biến đáng lo ngại nào xuất hiện từ Trung Quốc. BF.7 đã được ghi nhận ở các quốc gia khác trước khi gia tăng số ca mắc ở Trung Quốc. BF.7 chiếm hơn 5% số trường hợp ở Mỹ và 7% số ca ở Vương quốc Anh vào tháng 10.

Các nhà khoa học chú ý đến BF.7 vì biến thể này né tránh tốt hơn phản ứng miễn dịch do tiêm vắc xin hoặc từng nhiễm bệnh. Tuy nhiên, các quốc gia (ngoài Trung Quốc) không có sự gia tăng đáng kể các ca mắc và nhập viện do BF.7.

Trong khi đó, theo Conversation, vào tháng 12/2022, BF.7 được xác định là biến thể chính lây lan ở Bắc Kinh và góp phần làm gia tăng số ca nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc.

Các chuyên gia tin rằng sự gia tăng ở Trung Quốc do phần lớn dân số chưa có miễn dịch với các biến thể phụ của Omicron.

Triệu chứng, khả năng lây nhiễm của BF.7

BF.7 có đột biến R346T cũng có trong biến thể BA.5 "mẹ" của BF.7, liên quan đến khả năng virus vượt qua miễn dịch của c‌ơ th‌ể dù đã tiêm vắc xin hoặc từng nhiễm bệnh.

Các báo cáo từ Trung Quốc ghi nhận BF.7 có khả năng lây nhiễm mạnh nhất trong số các biến thể phụ Omicron ở quốc gia này, có thời gian ủ bệnh ngắn hơn. Một người nhiễm sẽ truyền virus cho từ 10 đến 18 người khác. Trong khi đó, người mắc Omicron trung bình lây cho 5 người.

Tốc độ lây cao của BF.7 cùng với nguy cơ tiềm ẩn của nhiều người mang mầm bệnh không có triệu chứng đang gây khó khăn đáng kể trong việc kiểm soát dịch bệnh ở Trung Quốc.

Các triệu chứng của người nhiễm BF.7 tương tự các biến thể phụ Omicron khác, chủ yếu liên quan đường hô hấp trên. bệnh nhân có thể bị sốt, ho, đau họng, sổ mũi và mệt mỏi. Một số ít người gặp các triệu chứng tiêu hóa như nôn mửa và tiêu chảy. BF.7 có thể gây bệnh nghiêm trọng hơn ở những người có hệ miễn dịch yếu.

Khi Omicron phát triển, chúng ta chứng kiến sự xuất hiện của các biến thể phụ mới có khả năng thoát khỏi khả năng miễn dịch tốt hơn, trong đó BF.7 cũng vậy.

Nguồn Tin:  baomoi

  Các Tin khác
  + 5 loại quả ‘cứu tinh’ cho tim mạch và giải độc gan, người Việt bày mâm ngũ quả từ lâu (27/01/2025)
  + Uống rượu bia, tuyệt đối không nên đụng đũa 3 loại thịt này: Đặc biệt vị trí thứ nhất nhiều người mắc phải (27/01/2025)
  + Có nên ăn cơm vào buổi sáng? Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng (24/01/2025)
  + 6 loại rau củ tốt từ đầu đến chân, mọi người nên tận dụng ăn thường xuyên (24/01/2025)
  + Uống 1 cốc nước chanh quế vào mỗi sáng, bạn sẽ thu được 6 lợi ích tuyệt vời (24/01/2025)
  + 4 lợi ích tốt của việc ăn toàn đồ luộc đối với sức khỏe (24/01/2025)
  + 4 loại nước uống đẹp da, giảm rụng tóc, loại số 1 nhiều người yêu thích (20/01/2025)
  + Nam giời từ tuổi 45-55 là ngưỡng "sinh tử", hãy bảo vệ sức khỏe với 5 điều này (20/01/2025)
  + 3 loại đau đầu có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm, bất kỳ ai cũng không nên chủ quan bỏ qua (20/01/2025)
  + Sống khoẻ sau tuổi 60: Tập thể dục hàng ngày hay cách nhật tốt hơn (17/01/2025)
  + Đi chợ thấy 5 loại cá này: Ngon - Bổ - Rẻ, tốt ngang nhân sâm, tổ yến (17/01/2025)
  + 3 phần thịt lợn cực bẩn, chứa đầy mầm bệnh, ra chợ thấy rẻ cũng đừng ham (17/01/2025)
  + Top 5 loại quả sạch, ít hoá chất: An tâm cho sức khoẻ gia đình (17/01/2025)
  + Ai không nên ăn rau cải cúc? (17/01/2025)
  + Uống 1 cốc nước chanh quế vào mỗi sáng, bạn sẽ thu được 6 lợi ích tuyệt vời (17/01/2025)
  + Loại quả có hương vị ‘đệ nhất thế giới’, mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ (17/01/2025)
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66897670

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July