Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 05/02/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Bác sĩ cảnh báo cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ nhỏ mắc Covid-19 sử dụng loại thuốc này Bác sĩ cảnh báo cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ nhỏ mắc Covid-19 sử dụng loại thuốc này , Người xứ Nghệ Kiev
 
Gia Khiêm Thứ bảy, ngày 19/02/2022
Những ngày gần đây, nhiều trẻ nhỏ tại Hà Nội mắc Covid-19. Trước thắc mắc của không ít phụ huynh liệu có thể cho trẻ sử dụng các loại thuốc kháng virus để nhanh âm tính hay không, bác sĩ đã lên tiếng cảnh báo.
 

Như chia sẻ của chị Đỗ Thị Trang (32 tuổi, quận Hà Đông, Hà Nội): "Tôi có con trai 7 tuổi mắc Covid-19 ngày thứ ba, gia đình tôi hơi lo không biết có nên dùng thuốc kháng virus để con nhanh âm tính hay không?". 

Trả lời vấn đề này, trao đổi với PV Dân Việt, bác sĩ Lê Văn Thiệu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, Hà Nội, và cũng là người trực tiếp tham gia nhóm bác sĩ quân y hỗ trợ online chăm sóc điều trị tại nhà nhấn mạnh, cha mẹ tuyệt đối không dùng thuốc kháng virus cho trẻ bởi 2 lý do. 

Bác sĩ cảnh báo cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ nhỏ nhiễm Covid-19 sử dụng loại thuốc này? - Ảnh 1.

Trẻ nhỏ mắc Covid-19 được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, Hà Nội hồi tháng 1 vừa qua. Ảnh: Gia Khiêm

Cụ thể, trẻ nhỏ mắc Covid-19 tỉ lệ rất nhẹ, ít có trường hợp diễn biến nặng. Nhiều trẻ tự khỏi nên không dùng thuốc kháng virus. Bên cạnh vấn đề tự khỏi, nếu dùng thuốc kháng virus có nguy cơ diễn biến nặng, đối mặt với nguy cơ biến chứng.

"Như liên quan đến phụ nữ có thai và cho con bú không dùng được bởi sẽ liên quan đến các vấn đề đột biến gen. Hiện chưa có nghiên cứu gì về tác hại của thuốc kháng virus cho trẻ nhỏ nên không dùng cho trẻ", bác sĩ Thiệu nhấn mạnh.

Bác sĩ cảnh báo cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ nhỏ nhiễm Covid-19 sử dụng loại thuốc này? - Ảnh 2.

Bác sĩ cảnh báo cha mẹ không dùng thuốc kháng virus cho trẻ em. Ảnh: Gia Khiêm

Cùng quan điểm trên, bác sĩ Nhi khoa Mạnh Cường, tình nguyện viên điều trị mẹ và bé F0 tại nhà cảnh báo cha mẹ không dùng thuốc kháng virus cho trẻ em.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trẻ em không có chỉ định dùng thuốc kháng virus SARS-CoV-2, trừ duy nhất một loại là Remdesivir. Đây là thuốc đường tĩnh mạch, phụ huynh không thể mua vì có nguy cơ tai biến nặng. Vài nghiên cứu cho rằng Remdesivir có tác dụng với trẻ mức độ nặng và nguy kịch (các trường hợp này đều nhập viện) và phải sử dụng dưới sự giám sát của chuyên gia Nhi khoa.

Bác sĩ Cường cho biết, trẻ em không nên dùng thuốc kháng virus vì lợi tích của thuốc kháng virus không rõ ràng và chưa có bằng chứng thuốc này giúp trẻ mau khỏi bệnh và hiệu quả.

Tác hại của thuốc kháng virus đối với trẻ em còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như phản vệ hoặc nặng hơn là sốc phản vệ do quá mẫn với thuốc; Buồn nôn, nôn; Tiêu chảy; Tổn thương gan, tăng men gan; Phải đánh giá chức năng thận trước khi dùng (mức lọc cầu thận > 30 ml/ph). Nếu thận không tốt có thể gây tổn thương thận; Phát ban ngoài da.

Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh không nên tốn tiền tìm mua các loại thuốc kháng virus cho con, thay vào đó hãy chăm sóc trẻ một cách khoa theo hướng dẫn của bác sĩ Nhi khoa.

Theo bác sĩ, cha mẹ nên thường xuyên theo dõi SPO2 (chỉ số oxy trong máu), nhịp thở. Nếu trẻ vẫn chơi, không bỏ ăn bỏ uống không đáng lo ngại. 

Khi chăm sóc trẻ tại nhà, gia đình cần chú ý những triệu chứng bất thường của trẻ để báo nhân viên y tế gồm: Sốt > 38 độ C; đau rát họng, ho; tiêu chảy; mệt mỏi không chịu chơi; đau ngực; SpO2 < 96%; khó thở; ăn bú kém. Rút lõm lồng ngực; Li bì, lờ đờ, bỏ bú; Tím môi, đầu chi; Chi lạnh tái, nổi vân tím. 

Nếu thấy trẻ có dấu hiệu chuyển nặng sau, người chăm sóc cần báo ngay nhân viên y tế để cấp cứu kịp thời: Thở nhanh; Khó thở; Cánh mũi phập phồng.

Hiện nay, hai loại thuốc kháng virus SARS-CoV-2 được Bộ Y tế đưa vào danh mục thuốc điều trị cho F0, gồm: Favipiravir 200 mg, 400 mg (viên); Molnupiravir 200 mg, 400 mg (viên). 

Chiều 17/2, Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ký quyết định cấp phép cho 3 loại thuốc điều trị Covid-19 sản xuất trong nước, trong đó có loại Molnupiravir Stella 400 dạng viên nang cứng do Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm - chi nhánh 1 (Stellapharm J.V. Co., Ltd. - Branch 1) đăng ký và sản xuất.

Cục Quản lý Dược yêu cầu cơ sở sản xuất và cơ sở đăng ký thuốc có trách nhiệm sản xuất thuốc theo đúng các hồ sơ, tài liệu đã đăng ký với Bộ Y tế và phải in số đăng ký được Bộ Y tế cấp lên nhãn thuốc.

Cục cũng đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thông báo cho các cơ sở khám chữa bệnh, các cán bộ y tế, các cơ sở cung ứng thuốc trên địa bàn quản lý thông báo cho bệnh nhân về các lợi ích, rủi ro khi sử dụng thuốc, các phương pháp điều trị, các thuốc khác có thể thay thế thuốc Molnupiravir trong điều trị Covid-19.

https://danviet.vn/bac-si-canh-bao-cha-me-tuyet-doi-khong-cho-tre-nho-mac-covid-19-su-dung-loai-thuoc-nay-20220219093857426.htm

 


  Các Tin khác
  + 5 loại quả ‘cứu tinh’ cho tim mạch và giải độc gan, người Việt bày mâm ngũ quả từ lâu (27/01/2025)
  + Uống rượu bia, tuyệt đối không nên đụng đũa 3 loại thịt này: Đặc biệt vị trí thứ nhất nhiều người mắc phải (27/01/2025)
  + Có nên ăn cơm vào buổi sáng? Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng (24/01/2025)
  + 6 loại rau củ tốt từ đầu đến chân, mọi người nên tận dụng ăn thường xuyên (24/01/2025)
  + Uống 1 cốc nước chanh quế vào mỗi sáng, bạn sẽ thu được 6 lợi ích tuyệt vời (24/01/2025)
  + 4 lợi ích tốt của việc ăn toàn đồ luộc đối với sức khỏe (24/01/2025)
  + 4 loại nước uống đẹp da, giảm rụng tóc, loại số 1 nhiều người yêu thích (20/01/2025)
  + Nam giời từ tuổi 45-55 là ngưỡng "sinh tử", hãy bảo vệ sức khỏe với 5 điều này (20/01/2025)
  + 3 loại đau đầu có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm, bất kỳ ai cũng không nên chủ quan bỏ qua (20/01/2025)
  + Sống khoẻ sau tuổi 60: Tập thể dục hàng ngày hay cách nhật tốt hơn (17/01/2025)
  + Đi chợ thấy 5 loại cá này: Ngon - Bổ - Rẻ, tốt ngang nhân sâm, tổ yến (17/01/2025)
  + 3 phần thịt lợn cực bẩn, chứa đầy mầm bệnh, ra chợ thấy rẻ cũng đừng ham (17/01/2025)
  + Top 5 loại quả sạch, ít hoá chất: An tâm cho sức khoẻ gia đình (17/01/2025)
  + Ai không nên ăn rau cải cúc? (17/01/2025)
  + Uống 1 cốc nước chanh quế vào mỗi sáng, bạn sẽ thu được 6 lợi ích tuyệt vời (17/01/2025)
  + Loại quả có hương vị ‘đệ nhất thế giới’, mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ (17/01/2025)
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 6
Total: 66901211

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July