Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 05/02/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  SỨC KHỎE 11 dấu hiệu F0 điều trị tại nhà cần chuyển viện cấp cứu SỨC KHỎE 11 dấu hiệu F0 điều trị tại nhà cần chuyển viện cấp cứu , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Hà An

(Dân trí) - Khi SpO2 xuống < 94%, người bệnh cần thật bình tĩnh, nằm nghỉ và hít thở thật sâu, đồng thời báo nhân viên y tế để được hỗ trợ.

Hiện nay, TP Hà Nội có hơn 36.000 F0 đang điều trị tại nhà, còn lại hơn 4.000 trường hợp đang được điều trị bệnh viện. Có 3 thông số quan trọng mà các F0 điều trị tại nhà cần theo dõi thường xuyên là độ bão hòa oxy trong máu- SpO2, nhịp thở và nhiệt độ cơ thể. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế SpO2 < 94% là một trong những dấu hiệu bệnh trở nặng bệnh nhân cần báo ngay cho cán bộ y tế.

Ths.Bs Nguyễn Thị Phương Anh, Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết hầu hết người dân TP đã được tiêm vaccine phòng Covid-19 từ một đến 3 mũi. Vì thế, đa số không có triệu chứng hoặc chỉ sốt, ngạt mũi, mất mùi, một số húng hắng ho, sau 5 ngày dùng thuốc Molnupiravir bệnh sẽ thoái lui và rất hiếm trường hợp chuyển nặng. Các F0 đủ điều kiện điều trị tại nhà, chỉ cần tuân thủ dinh dưỡng, tập luyện, giữ tinh thần lạc quan thoải mái. Những trường hợp bị mất mùi có thể kích thích khứu giác bằng cách ngửi các tinh dầu nếu cơ địa không bị dị ứng.

11 dấu hiệu F0 điều trị tại nhà cần chuyển viện cấp cứu - 1

Khi SpO2 xuống thấp, bệnh nhân cần được hỗ trợ thở oxy (Ảnh minh họa: Hữu Khoa).

Ngoài ra, Hà Nội đã thực hiện phân luồng bệnh nhân, những ca nguy cơ diễn biến nặng, bệnh nền đã được chuyển đến cơ sở thu dung điều trị. Những trường hợp điều trị tại nhà là những ca không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.

Vì thế, bệnh nhân không cần quá lo lắng. Quan trọng nhất là tư vấn F0 theo dõi sức khỏe tại nhà. Nếu có tình trạng đau tức ngực, khó thở hoặc kiểm tra SpO2 xuống thấp thì cần báo ngay cho cán bộ y tế để được hỗ trợ.

Theo bác sĩ, khi thấy chỉ số SpO2 xuống thấp, người bệnh cần kiểm tra xem máy đo và cách đo có chính xác không. Cụ thể, nếu đo trên người bình thường chỉ số này là 98-100%. Cách đo: xoa ấm bàn tay trước khi kẹp máy đo, để cố định bàn tay lên mặt bàn, khi đo giữ yên bàn tay trong một phút rồi đọc kết quả.

Nếu SpO2 xuống thấp dưới 94%, người bệnh cần phải giữ bình tĩnh, nằm nghỉ để tránh cơ thể tăng nhu cầu hô hấp, nên nằm tư thế nằm sấp hít thở sâu. Điều quan trọng là tinh thần thật thoải mái, không hoang mang lo lắng, trong khi đó người nhà lập tức báo cho cán bộ y tế để được hỗ trợ.

11 dấu hiệu F0 điều trị tại nhà cần chuyển viện cấp cứu - 2

Hà An

(Dân trí) - Khi SpO2 xuống < 94%, người bệnh cần thật bình tĩnh, nằm nghỉ và hít thở thật sâu, đồng thời báo nhân viên y tế để được hỗ trợ.

Với F0 không triệu chứng hoặc thể nhẹ có thể tập các bài phục hồi chức năng bao gồm tập các kiểu thở là chính (tập thở chúm môi, tập thở cơ hoành), tập yoga hay dưỡng sinh, các kỹ thuật tập vận động là cần thiết tuy nhiên cần tăng dần cường độ và thời gian tùy khả năng của mỗi người. Nếu người nhiễm Covid-19 có tiết nhiều đờm thì bổ sung các kỹ thuật thở chu kỳ chủ động và kỹ thuật ho hữu hiệu.

Theo Bs Phương Anh, bài tập thở này rất tốt cho hô hấp của bệnh nhân Covid-19. Virus SARS-CoV-2 tấn công chính vào phổi vì thế việc chú trọng phục hồi chức năng hô hấp là rất quan trọng, không chỉ giai đoạn mắc bệnh và cả giai đoạn "hậu Covid-19".

Vì thế, bác sĩ khuyên dù sốt, mệt, F0 cũng nên duy trì các bài tập thở này, ít nhất 15 phút mỗi ngày.

11 dấu hiệu người bệnh cần được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời

Khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần phải báo cáo ngay với cơ sở quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu…

Cụ thể:

1. Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

2. Nhịp thở

+ Người lớn: nhịp thở ≥ 21 lần/phút.

+ Trẻ từ một đến dưới 5 tuổi: nhịp thở: ≥ 40 lần/phút.

+ Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút.

Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong một phút khi trẻ nằm yên không khóc.

3. SpO2 ≤ 95% (nếu có thể đo), khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến một phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo.

4. Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.

5. Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo)

6. Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

7. Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

8. Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

9. Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban...

10. Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng...

11. Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người nhiễm Covid-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.

https://dantri.com.vn/suc-khoe/11-dau-hieu-f0-dieu-tri-tai-nha-can-chuyen-vien-cap-cuu-20220110191554609.htm


  Các Tin khác
  + 5 loại quả ‘cứu tinh’ cho tim mạch và giải độc gan, người Việt bày mâm ngũ quả từ lâu (27/01/2025)
  + Uống rượu bia, tuyệt đối không nên đụng đũa 3 loại thịt này: Đặc biệt vị trí thứ nhất nhiều người mắc phải (27/01/2025)
  + Có nên ăn cơm vào buổi sáng? Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng (24/01/2025)
  + 6 loại rau củ tốt từ đầu đến chân, mọi người nên tận dụng ăn thường xuyên (24/01/2025)
  + Uống 1 cốc nước chanh quế vào mỗi sáng, bạn sẽ thu được 6 lợi ích tuyệt vời (24/01/2025)
  + 4 lợi ích tốt của việc ăn toàn đồ luộc đối với sức khỏe (24/01/2025)
  + 4 loại nước uống đẹp da, giảm rụng tóc, loại số 1 nhiều người yêu thích (20/01/2025)
  + Nam giời từ tuổi 45-55 là ngưỡng "sinh tử", hãy bảo vệ sức khỏe với 5 điều này (20/01/2025)
  + 3 loại đau đầu có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm, bất kỳ ai cũng không nên chủ quan bỏ qua (20/01/2025)
  + Sống khoẻ sau tuổi 60: Tập thể dục hàng ngày hay cách nhật tốt hơn (17/01/2025)
  + Đi chợ thấy 5 loại cá này: Ngon - Bổ - Rẻ, tốt ngang nhân sâm, tổ yến (17/01/2025)
  + 3 phần thịt lợn cực bẩn, chứa đầy mầm bệnh, ra chợ thấy rẻ cũng đừng ham (17/01/2025)
  + Top 5 loại quả sạch, ít hoá chất: An tâm cho sức khoẻ gia đình (17/01/2025)
  + Ai không nên ăn rau cải cúc? (17/01/2025)
  + Uống 1 cốc nước chanh quế vào mỗi sáng, bạn sẽ thu được 6 lợi ích tuyệt vời (17/01/2025)
  + Loại quả có hương vị ‘đệ nhất thế giới’, mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ (17/01/2025)
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 6
Total: 66901138

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July