Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 20/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  4 điều về Covid-19 phụ nữ mang thai cần biết 4 điều về Covid-19 phụ nữ mang thai cần biết , Người xứ Nghệ Kiev
 

Chưa có dữ liệu nào cho thấy tiêm vaccine phòng Covid-19 làm ảnh hưởng đến thai kỳ, vaccine giúp cả mẹ và thai nhi giảm nguy cơ biến chứng nếu mắc bệnh.

Thai phụ tiêm vaccine phòng Covid-19 tại TP HCM. Ảnh: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC)

Phụ nữ mang thai mắc Covid-19 đối mặt với những nguy cơ nào?

Phụ nữ mang thai khi mắc bệnh có nguy cơ diễn tiến nặng, như suy hô hấp nặng, phải hồi sức, thậm chí cần sử dụng ECMO (hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể). Ngoài ra, họ còn có thể bị biến chứng lên thai kỳ, như tiền sản giật, sinh non, thai chậm tăng trưởng trong tử cung hoặc phải sanh mổ thay vì đẻ thường qua ngả âm đạo.

Do đó, phụ nữ mang thai là đối tượng nên ưu tiên tiêm vaccine để bảo vệ sức khoẻ người mẹ, thai nhi và cộng đồng. Phụ nữ cho con bú cũng có thể tiêm vaccine phòng Covid-19, kháng thể sinh ra có thể qua sữa mẹ, từ đó bảo vệ cho bé.

Tiêm vaccine ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và thai kỳ thế nào?

Vaccine phòng Covid-19 bắt đầu sử dụng trên thế giới từ tháng 12/2020, cho đến nay chưa tới một năm nên chưa có đủ các dữ liệu để đánh giá mức độ an toàn về lâu dài của vaccine.

Tuy nhiên, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, phụ nữ mang thai có thể tiêm vaccine như người bình thường. Hiện, chưa ghi nhận các nguy cơ, vấn đề bất thường nào đối với phụ nữ và thai nhi sau khi tiêm vaccine so với người phụ nữ không mang thai.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) Mỹ liên tục cập nhật dữ liệu về phụ nữ mang thai tiêm ngừa Covid-19 ở nước này (với số liệu nghiên cứu trên hơn 130.000 phụ nữ có thai tại thời điểm tiêm vaccine Covid-19) để đánh giá ảnh hưởng của vaccine lên thai kỳ. Dựa trên số liệu liệu cập nhật mới nhất, ngày 11/8, CDC Mỹ kết luận vaccine Covid-19 an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Các nước trên thế giới hiện đều khuyến cáo tiêm vaccine phòng Covid-19 cho phụ nữ mang thai, đặc biệt tại các khu vực dịch đang bùng phát mạnh. Phụ nữ mang thai cần được tư vấn đầy đủ, đánh giá các lợi ích và nguy cơ để quyết định tiêm vaccine.

Bộ Y tế cho phép phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên cần được tiêm vaccine phòng Covid-19 tại cơ sở y tế có điều kiện cấp cứu Sản khoa, đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. Ngoài việc đánh giá và theo dõi thai, phụ nữ mang thai tiêm vaccine cũng được theo dõi sau tiêm như các trường hợp khác.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế ngày 10/8, tiêm ngừa vaccine phòng Covid-19 được thực hiện cho phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên. Phụ nữ mang thai và cho con bú chống chỉ định tiêm vaccine Sputnik V. Khi đến tiêm, họ sẽ được khám sàng lọc trước để đảm bảo an toàn tiêm chủng.

Covid-19 có lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai?

Trong gần hai năm qua, chỉ vài trường hợp được báo cáo cho thấy virus có khả năng đi qua nhau thai, tuy nhiên rất hiếm gặp, nên chưa thể kết luận là virus gây Covid-19 có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Ngoài ra, chưa có bằng chứng nào cho thấy mẹ nhiễm virus trong thời gian mang thai có thể gây ra tình trạng dị tật bẩm sinh hay sự liên quan giữa mắc Covid-19 và tình trạng sảy thai.

Hiện các nhà khoa cũng không tìm thấy bằng chứng virus hoạt động trong nước ối hay trong sữa mẹ.

Làm gì để đảm bảo sức khỏe thai kỳ khi Covid-19 diễn biến phức tạp?

Thai phụ cần duy trì tất cả các buổi hẹn thăm khám sức khỏe trong và sau thai kỳ. Nếu thai phụ thấy có những dấu hiệu nguy hiểm cần báo ngay cho bác sĩ sản khoa, hoặc đến cơ sở y tế có chức năng chăm sóc thai sản. Khi đi, cần tuân thủ các biện pháp 5K để tránh nguy cơ lây bệnh.

Bà bầu nên trao đổi với bác sĩ sản khoa về các mong muốn khi đi sinh, như cơ sở y tế và bệnh viện phù hợp, phương pháp sinh phù hợp, giảm đau sản khoa...

Đồng thời, thai phụ nên tiêm vaccine phòng Covid-19 theo quy định hiện hành của Bộ Y tế Việt Nam.

Trường hợp xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở, tức ngực thai phụ cần báo ngay cho cơ sở y tế địa phương để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Cần giữ tâm lý bình tĩnh, thoải mái, không hoảng loạn khi có các triệu chứng này. Lưu ý rằng có nhiều bệnh cũng gây các triệu chứng tương tự, ví dụ như viêm họng, cúm...

Không may mắc Covid-19, thai phụ không nên hoảng sợ và tuân thủ điều trị Covid-19 theo phác đồ của bác sĩ. Đa số trường hợp thai kỳ vẫn có thể tiến triển bình thường và em bé sinh ra khỏe mạnh. Nếu có các triệu chứng nhiễm Covid-19 nặng trong thai kỳ, thai phụ cần được điều trị ở các cơ sở y tế phù hợp.

Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Vương Thị Ngọc Lan
Trưởng khoa Y, Trưởng bộ môn Phụ sản, Đại học Y Dược TP HCM
Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/song-dep-song-khoe/4-dieu-ve-covid19-phu-nu-mang-thai-can-biet-20210901160500172.htm

 

 


  Các Tin khác
  + Đi bộ sau bữa ăn có tốt không? (19/04/2024)
  + 8 loại trái cây tốt cho người bị tiểu đường (19/04/2024)
  + 3 loại cây này đặt trong nhà bếp, vừa hút khói dầu, khử khí độc, vừa kích hoạt tài lộc, mang may mắn đến (19/04/2024)
  + Trồng 6 cây gia vị này trong nhà vừa có rau ăn, vừa đuổi muỗi hiệu quả, thư giãn, giảm căng thẳng (19/04/2024)
  + 5 loại lá trong vườn, có thể ăn sống, lại có nhiều lợi ích cho sức khỏe (19/04/2024)
  + Cách ngâm nước dâu tằm không lo mốc hỏng hay nổi váng, chỉ 5 phút là có cốc nước chua chua ngọt ngọt (10/04/2024)
  + Nước ép hoa quả và 6 điều kiêng kỵ không nên làm (10/04/2024)
  + Muỗi sợ nhất thứ này, lấy nó cắm vào quả chanh rồi để trong phòng là muỗi chạy sạch (07/04/2024)
  + Loại lá là ẩm thực núi rừng, nay lên phố thành đặc sản bán với giá 180.000 đồng/kg (04/04/2024)
  + Loại quả ‘cháy hàng’ mùa hè, chị em thành phố săn lùng với giá 70.000 đồng/kg (04/04/2024)
  + 5 loại cá ngọt thịt, ít xương: Bảo bối cho bữa cơm gia đình (30/03/2024)
  + Sáng dậy uống cốc nước này còn hơn nhân sâm tổ yến, là "thần dược" kiểm soát mỡ máu, huyết áp, lại cực rẻ (30/03/2024)
  + 3 loại rau giàu Protein hơn thịt, nhiều canxi gấp 2 lần xương: Không bị nuôi hóa chất, bổ như nhân sâm, tổ yến (30/03/2024)
  + Trong máy giặt có "chiếc hộp nhỏ" công dụng vô cùng lợi hại: Không biết dùng quá phí (29/03/2024)
  + Loại trái cây ngon ngọt giúp kiểm soát đường huyết, đẩy lùi ung thư, giá chỉ vài chục nghìn đồng (23/03/2024)
  + Nước luộc rau muống chuyển màu xanh đậm có phải rau nhiễm chì không? (23/03/2024)
  + Hoa chuối có nhiều công dụng bất ngờ với sức khỏe mà cả nam nữ đều cần nhưng nhiều người chưa biết dùng (23/03/2024)
  + Chảo mất hết lớp chống dính đừng vứt đi: Nhỏ vài giọt này vào, chảo phục hồi như mới, không còn lo dính (23/03/2024)
  + Rã đông thịt đừng ngâm nước: Đầu bếp khách sạn mách mẹo nhỏ rã đông sau 5 phút và trông như thịt mới mua (23/03/2024)
  + 4 loại dầu ăn không tốt cho sức khỏe nên hạn chế (12/03/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 60212993

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July