Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 20/04/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Cần biết điều này khi uống nước để không hại sức khỏe Cần biết điều này khi uống nước để không hại sức khỏe , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Dân trí

 Chuyên gia dinh dưỡng khuyên không uống nước đun đi đun lại nhiều lần, không đợi khát mới uống, nên uống từng ngụm nhỏ 30-50ml, thậm chí ngay cả khi đang khát.

Theo Ths. Bs Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cơ thể chúng ta, nước chiếm từ 60 đến 70%, điều đó chứng tỏ nước rất cần thiết đối với sức khỏe con người, thiếu nước ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cơ thể, tất cả các phản ứng, các quá trình chuyển hóa trong cơ thể đều cần nước, nước còn giúp đào thải các chất độc hại ra ngoài cơ thể qua nước tiểu, mồ hôi. 

5 phút sau khi uống là nước đã rời khỏi dạ dày, vì vậy chỉ nên uống nước 10 phút trước khi ăn hoặc một giờ sau khi ăn chứ không nên uống ngay sau hoặc trong khi ăn. Lý do vì uống trong khi ăn sẽ hòa loãng và mau đưa dịch vị dạ dày xuống ruột, khiến cho sự tiêu hóa khó khăn. Hơn nữa vừa uống vừa ăn, ta sẽ nuốt món ăn chưa được nhai kỹ không tốt cho tiêu hóa và hấp thu, Ths Hải cho biết. 

Cần biết điều này khi uống nước để không hại sức khỏe - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Ngoài ra, uống nước nên chia làm nhiều lần trong ngày chứ không nên uống một lần quá nhiều. Ngay cả khi khát nước cũng không nên uống quá nhiều một lúc, tốt nhất là nên uống từ từ từng ngụm một để cho nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu và thỏa mãn nhu cầu khát của một cơ thể bị thiếu nước.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng nhấn mạnh 3 cần điều lưu ý khi uống nước. 

Thứ nhất là không đợi khát mới uống nước.

Thứ hai là phải cung cấp nước từ từ, không phải uống một lúc một cốc 150-200ml mà uống ngụm nhỏ 20-30ml

Thứ ba là thời điểm uống nước. Bạn có thể uống vào thời điểm sáng dậy trước khi ăn sáng, uống giữa 2 bữa ăn để không ảnh hưởng đến bữa ăn, trước khi tập luyện, đi làm. Trước khi đi ngủ cũng nên uống cốc nước để cơ thể không thiếu nước về đêm.

Ngoài ra, trước khi đi tắm nên uống nước giúp điều nhiệt độ cơ thể, để không bị lạnh quá khi đi tắm. 

Những người lao động nặng, bị sốt nên uống nước nhiều hơn.

Cần biết điều này khi uống nước để không hại sức khỏe - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Uống bao nhiêu nước là đủ?

Cơ thể hàng ngày cần khoảng 2 - 2,5 lít nước từ thực phẩm và đồ uống để bù lại lượng nước mất qua các con đường khác nhau. Tỷ lệ hai phần ba lượng nước do đồ uống cung cấp, phần còn lại do thực phẩm khác cung cấp.  Nhu cầu này phụ thuộc vào trọng lượng cơ thể, hoạt động thể lực. 

Cụ thể: 

Nhóm tuổi và cân nặng Nhu cầu nước/dịch (ml/kg)
 Theo nhóm tuổi Vị thành niên (10 - 18 tuổi)  40
Từ 19 đến 30 tuổi, hoạt động thể lực nặng.  40
Từ 19 đến 55 tuổi hoạt động thể lực trung bình.  35 
Người trưởng thành ≥ 55 tuổi.  30
Theo cân nặng Trẻ em 1 - 10 kg. 100
Trẻ em 11 - 20 kg. 1000 ml + 50 ml/kg cho mỗi 10kg cân nặng tăng thêm
Từ 21 kg trở lên. 1500 ml + 20 ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng thêm

 Ví dụ, một người 50 tuổi có cân nặng 63 kg, nhu cầu nước là: 63x35 = 2.200 ml/ngày, tương đương từ 10 đến 12 cốc nước/ngày. 

Ngoài ra, không uống nước bị đun đi đun lại nhiều lần, không uống nước nhiều trước khi đi ngủ, không nên uống nước ngọt thay cho nước lọc. Những đồ uống chứa cồn, trà, cà phê có tác dụng lợi tiểu, nên làm tăng tốc độ mất nước qua thận do vậy cần hạn chế.

Hà An

https://dantri.com.vn/suc-khoe/can-biet-dieu-nay-khi-uong-nuoc-de-khong-hai-suc-khoe-20201213091052011.htm


  Các Tin khác
  + Chuyên gia: Sau 50 tuổi, thà không đánh răng còn hơn giữ 4 thói quen đánh răng này (30/03/2025)
  + Ho, cảm cúm... kéo dài. Cảnh báo 4 dấu hiệu của ung thư phổi thường bị ngó lơ vì tưởng "ốm vặt" (28/02/2025)
  + 4 loại nước uống quen thuộc này chống lão hóa cực hiệu quả (28/02/2025)
  + Ăn sữa chua vào buổi tối sẽ thu được 6 lợi ích thiết thực cực tốt này (28/02/2025)
  + 5 tác dụng bất ngờ khi uống nước đậu đen rang gạo lứt mỗi ngày (28/02/2025)
  + Mẹo bảo quản gừng không cần tủ lạnh, để cả năm không sợ mọc mầm, thối hỏng (28/02/2025)
  + Loại quả một thời bị lãng quên, nay thành đặc sản hot khiến dân thành phố săn lùng: 55.000 đồng/kg vẫn đắt hàng (28/02/2025)
  + 10 điều đơn giản giúp tăng tuổi thọ, bạn nên làm ngay (23/02/2025)
  + Ho, cảm cúm... kéo dài. Cảnh báo 4 dấu hiệu của ung thư phổi thường bị ngó lơ vì tưởng "ốm vặt" (20/02/2025)
  + 8 dấu hiệu ''tố cáo'' cơ thể thiếu vitamin D: Đừng chủ quan kẻo hối hận (20/02/2025)
  + 2 loại rau ít ''ngậm'' thuốc trừ sâu nhất, đi chợ gặp được nên mua ngay (20/02/2025)
  + Ăn tối vào khoảng 18h30 hàng ngày có thể mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe (20/02/2025)
  + Tỏi sống và tỏi chín, loại nào tốt hơn? Lợi ích khác biệt giữa hay loại (18/02/2025)
  + Loại rau tràn đầy "hơi thở và hương vị" của mùa xuân, ít người biết, rất bổ dưỡng, chế biến cách gì cũng ngon (18/02/2025)
  + 4 thực phẩm là “ngân hàng tạo máu” tự nhiên, số 1 bổ nhất (18/02/2025)
  + Uống nước chanh gừng đúng cách mỗi ngày: Bí quyết sống khỏe, đẹp từ bên trong (18/02/2025)
  + Có 1 loại rau được ca ngợi là "món ăn của hoàng đế", thơm ngon, bổ dưỡng, có giá trị dược liệu cao (18/02/2025)
  + 5 loại quả ‘cứu tinh’ cho tim mạch và giải độc gan, người Việt bày mâm ngũ quả từ lâu (27/01/2025)
  + Uống rượu bia, tuyệt đối không nên đụng đũa 3 loại thịt này: Đặc biệt vị trí thứ nhất nhiều người mắc phải (27/01/2025)
  + Có nên ăn cơm vào buổi sáng? Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng (24/01/2025)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 18
Total: 69283297

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July