Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 08/02/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Ăn bún dọc mùng, cô gái 20 tuổi chết không kịp trăng trối Ăn bún dọc mùng, cô gái 20 tuổi chết không kịp trăng trối , Người xứ Nghệ Kiev
 

Thứ Ba ngày 03/05/2016

Cô gái hơn 20 tuổi, lần đầu tiên ăn bún dọc mùng chỉ thấy ngứa ngứa ở miệng. Lần thứ 2, ngay sau khi ăn xong, cô lên cơn khó thở, không kịp nói với bà bán hàng câu nào. Được đưa ngay đến viện nhưng cô đã ngừng tim trên đường đến bệnh viện…

Ảnh minh họa

Những cái chết bất thình lình

Trong một hội thảo về hồi sức cấp cứu và chống độc, các bác sĩ BV Bạch Mai cho biết, hiện số người bị sốc phản vệ ngày càng gia tăng. Nếu như trước đây thi thoảng mới có người bị sốc phản vệ thì hiện tại ngày nào bệnh viện cũng có người bị sốc phản vệ.

Giáo sư Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) kể lại trường hợp một bác sĩ nội trú không may qua đời vì sốc phản vệ. Người bác sĩ này bị lây bệnh lao từ bệnh nhân nên được chỉ định dùng thuốc lao, trong đó có tiêm Streptomycin. Trước khi tiêm mũi Streptomycin đầu tiên bác sĩ xấu số này đã được test thử thuốc. Sau vài phút tiêm, vị bác sĩ này cũng không có biểu hiện gì. Nhân viên điều dưỡng liền đi tiêm cho các bệnh nhân khác. Chỉ vài phút sau, điều dưỡng quay lại thì vị bác sĩ này đã ngừng tim, cấp cứu không kịp.

Tình trạng sốc không phải chỉ xảy ra ở trong bệnh viện (sốc phản vệ với thuốc) mà theo GS Bình có rất nhiều tình huống sốc phản vệ ngoài cộng đồng, trong đó liên quan nhiều đến thức ăn hàng ngày. Những trường hợp này nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ gây nên những cái chết tức tưởi cho người bệnh, cái chết không được báo trước. Thậm chí thường rơi vào những người đang khỏe mạnh bình thường.

“Có người dị ứng với trứng, cua... nhẹ nhàng nhất là đau bụng, đi ngoài nhưng thậm chí cũng có người chết luôn bởi cơ thể phản ứng quá mạnh với tác nhân dị ứng. Hay có người dị ứng, sốc, tử vong dù chỉ ăn một hạt lạc” – GS Bình cho biết.

Gần đây nhất, theo GS Bình, là trường hợp dị ứng dọc mùng rất xót xa. Cô gái hơn 20 tuổi này lần đầu tiên ăn bún dọc mùng chỉ thấy ngứa ngứa ở miệng. Lần thứ 2, ngay sau khi ăn xong, cô gái lên cơn khó thở, kông kịp nói với bà bán hàng câu nào. Thấy vậy, bà bán hàng vội nhờ xe ôm đưa đến bệnh viện. Tuy nhiên, do dị ứng gây co thắt đã khiến cô gái ngạt thở, ngừng tim trên đường đến bệnh viện. Khi vào viện, dù các bác sĩ cấp cứu có nhịp tim trở lại nhưng não đã nhũn.

Giải thích nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốc phản vệ ngày càng tăng, GS Nguyễn Gia Bình cho rằng: "Có rất nhiều nguyên nhân. Có thể là do gen, do sự biến đổi khí hậu, lúc nóng lại nóng quá, lúc lạnh lại lạnh quá… khiến cơ thể con người không kịp thích ứng".

Một nguyên nhân khác theo GS Bình đó là con người đưa nhiều loại thuốc khác nhau vào cơ thể để chữa bệnh, kéo dài cuộc sống. Những loại thuốc này tồn tại lâu trong cơ thể con người, khi gặp môi trường thuận lợi có thể dẫn sốc phản vệ.

“Hoặc do con người lạm dụng mỹ phẩm quá nhiều. Ngay cả thực phẩm hiện nay nhiễm hóa chất, kháng sinh, phẩm màu, chất tăng trưởng… cũng là nguyên nhân dẫn đến việc người bệnh bị sốc phản vệ. Như một trường hợp mà tôi biết, một em bé sơ sinh mới chào đời được vài ngày, bà mẹ lấy khăn ướt để lau mặt cho bé. Kết quả, mặt bé bị sưng phù lên. Em bé đã bị sốc phản vệ do dị ứng với những chất được tẩm vào tờ khăn ướt kia” – GS Bình nhấn mạnh.

Cách nào phòng ngừa?

Theo GS Bình thì nếu bệnh nhân bị sốc phản phản vệ cấp cứu ngay, xử lý trong vòng 10 giây thì 80-90% có thể cứu sống Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cái chết tức tưởi đã xảy ra. Những cái chết đau đớn ấy đã thôi thúc giáo sư Bình cùng đồng nghiệp phổ biến phác đồ mới về cấp cứu sốc phản vệ.

GS Bình cho rằng phác đồ mới này khá đơn giản, dễ áp dụng cho mọi tuyến, bước đầu cho tỷ lệ thành công cao, không có biến chứng. Theo đó, loại thuốc quan trọng nhất khi cấp cứu sốc phản vệ là adrenalin.

“Adrenalin nằm trong danh mục thuốc độc bảng B nên thường chỉ bác sĩ mới được chỉ định để điều dưỡng tiêm loại thuốc này. Tuy nhiên việc này sẽ làm chậm trễ thời gian cứu bệnh nhân. Vì thế chúng tôi đã đưa ra phác đồ điều trị mới trình lên Bộ Y tế để sớm được ban hành.Với phác đồ mới tất cả nhân viên y tế đều được phép tiêm và chỉ cần tập huấn thời gian rất ngắn. Lý do vì người gần gũi với bệnh nhân nhất, có thể phát hiện sớm nhất dấu hiệu nguy hiểm chính là điều dưỡng, kỹ thuật viên trong các phòng chiếu chụp” – GS Bình nhấn mạnh.

Đặc biệt, theo phác đồ mới adrenalin được sử dụng liều thấp, dưới dạng tiêm bắp. Trong trường hợp chẳng may tiêm nhầm, thì GS Bình khẳng định cũng không sao, người bệnh có thể hơi hồi hộp, nhưng ngược lại không biết hoặc bỏ sót thì bệnh nhân có thể tử vong.

Để phòng tránh sốc phản vệ, GS. Bình khuyến cáo người dân nên có ý thức tự cứu mình trước. Cụ thể, người dân không nên lạm dụng mỹ phẩm, dùng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực hiện ăn sạch uống sạch, tìm cách bảo vệ mình trước sự thay đổi đột ngột của khí hậu, không ăn hoặc hạn chế ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, nhộng, dọc mùng… và đặc biệt, nên tìm hiểu những kiến thức liên quan đến sốc phản vệ.
 
"Tiến hành nghiên cứu hơn 150 bệnh nhân được áp dụng phác đồ này cho kết quả khả quan, không có trường hợp nào tử vong. Gần 41% trường hợp hết phản ứng dị ứng, không xuất hiện nặng thành phản vệ. Hơn 59% bệnh nhân khỏi phản vệ.

Theo đó, bệnh nhân cần được cấp cứu sốc phản vệ ngay khi thấy dấu hiệu ở da hoặc niêm mạc kèm một trong các dấu hiệu đa dọa tim mạch như: phù lưỡi, họng, nuốt nuốt; khó thở nhanh, có tiếng rít mệt; mạch nhanh, yếu, da lạnh... " - GS Nguyễn Gia Bình cho biết.
Theo N. Huyền/Infonet
Nguồn hanoimoi.com.vn
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Soc/833239/an-bun-doc-mung-co-gai-20-tuoi-chet-khong-kip-trang-troi



  Các Tin khác
  + 5 loại quả ‘cứu tinh’ cho tim mạch và giải độc gan, người Việt bày mâm ngũ quả từ lâu (27/01/2025)
  + Uống rượu bia, tuyệt đối không nên đụng đũa 3 loại thịt này: Đặc biệt vị trí thứ nhất nhiều người mắc phải (27/01/2025)
  + Có nên ăn cơm vào buổi sáng? Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng (24/01/2025)
  + 6 loại rau củ tốt từ đầu đến chân, mọi người nên tận dụng ăn thường xuyên (24/01/2025)
  + Uống 1 cốc nước chanh quế vào mỗi sáng, bạn sẽ thu được 6 lợi ích tuyệt vời (24/01/2025)
  + 4 lợi ích tốt của việc ăn toàn đồ luộc đối với sức khỏe (24/01/2025)
  + 4 loại nước uống đẹp da, giảm rụng tóc, loại số 1 nhiều người yêu thích (20/01/2025)
  + Nam giời từ tuổi 45-55 là ngưỡng "sinh tử", hãy bảo vệ sức khỏe với 5 điều này (20/01/2025)
  + 3 loại đau đầu có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm, bất kỳ ai cũng không nên chủ quan bỏ qua (20/01/2025)
  + Sống khoẻ sau tuổi 60: Tập thể dục hàng ngày hay cách nhật tốt hơn (17/01/2025)
  + Đi chợ thấy 5 loại cá này: Ngon - Bổ - Rẻ, tốt ngang nhân sâm, tổ yến (17/01/2025)
  + 3 phần thịt lợn cực bẩn, chứa đầy mầm bệnh, ra chợ thấy rẻ cũng đừng ham (17/01/2025)
  + Top 5 loại quả sạch, ít hoá chất: An tâm cho sức khoẻ gia đình (17/01/2025)
  + Ai không nên ăn rau cải cúc? (17/01/2025)
  + Uống 1 cốc nước chanh quế vào mỗi sáng, bạn sẽ thu được 6 lợi ích tuyệt vời (17/01/2025)
  + Loại quả có hương vị ‘đệ nhất thế giới’, mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ (17/01/2025)
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 67001711

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July