Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 09/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Chết oan vì truyền dịch bừa bãi Chết oan vì truyền dịch bừa bãi , Người xứ Nghệ Kiev
 

Ngày 11 Tháng 1, 2016

Trong nhiều trường hợp cấp cứu thì truyền dịch là một kỹ thuật cần thiết nhằm bổ sung nước, chất điện giải, máu cho cơ thể và phòng trụy tim mạch.

Trong nhiều trường hợp cấp cứu thì truyền dịch là một kỹ thuật cần thiết nhằm bổ sung nước, chất điện giải, máu cho cơ thể và phòng trụy tim mạch. Tuy vậy, truyền dịch có thể xảy ra một số tai biến không mong muốn, đôi khi là nguy kịch. Và thực tế, đã có những ca tử vong oan uổng vì truyền dịch bừa bãi, không đúng chuyên môn...

Nhiều người gặp tai biến khi truyền dịch

Với kỹ thuật tiêm truyền tĩnh mạch không quá phức tạp dẫn đến tình trạng sử dụng dịch truyền đặc biệt phổ biến ở nông thôn, thị trấn... nơi kiến thức về chăm sóc sức khỏe của người dân còn hạn chế. Hơn nữa, việc giám sát hành nghề y dược tư nhân ở những nơi này cũng chưa được chặt chẽ. Những người đòi hỏi được truyền dịch chỉ hiểu một cách sơ sài rằng dịch truyền là chất “bổ” nên cứ thấy mệt là muốn bổ sung, họ không biết rằng các loại dịch truyền đều là thuốc dạng đặc biệt, chỉ được dùng khi bác sĩ khám và kê đơn. Rất nhiều loại bệnh chống chỉ định với việc truyền dịch.

Chị T.T.H. (xã Ea Noul, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk) bị cảm cúm, nhức đầu nên người mệt mỏi, chán ăn, khó chịu. Sau khi uống thuốc cảm, chị H. đã đỡ đau đầu hơn... nhưng khi thấy trong người vẫn chưa khỏe hẳn, lại có người mách truyền nước sẽ rất tốt nên chị đến quầy dược để truyền nước hoa quả cho nhanh khỏe. Truyền hết 1 chai, chị thấy bình thường, chị truyền tiếp chai thứ hai. Nhưng khi truyền được gần nửa chai dịch thứ hai, chị cảm thấy đầu choáng váng, nôn ói, rồi lên cơn rét run, tay chân cứng đờ, không nói được nữa. Cô dược tá vội vàng gọi xe đưa chị vào viện để cấp cứu. Bác sĩ cho biết chị bị sốc phản vệ do truyền dịch, nếu chậm trong giây lát có thể sẽ không giữ được tính mạng.

Bà N.T.H. (72 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) đã ở cái tuổi xưa nay hiếm nên khi thay đổi thời tiết lại bị: hắt hơi, sổ mũi, đau mình mẩy, người mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên... Mỗi lần như vậy, bà lại mời bác sĩ về nhà để “truyền đạm”. Khi gặp bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn khuyên bà nên vào viện khám, làm các xét nghiệm rồi sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ vì bà tuổi đã cao... thì bà H. tỏ ý không bằng lòng... Chỉ đến khi người hàng xóm bằng tuổi bà bị “sốc” khi truyền dịch tại nhà bà mới biết “sợ” vì hậu quả của nó quá nguy hiểm.

Năm 2012, trên thông tin đại chúng cho biết có một học sinh học lớp 4 ở huyện Đức Trọng, Lâm Đồng đã tử vong trong lúc đang truyền dịch tại một đại lý thuốc tư nhân. Cũng trong năm 2012, cái chết của chị Hoàng Thị Yến (sinh năm 1991, quê ở An Lão, Hải Phòng) tạm trú ở Cẩm Phả đã tìm đến nhà riêng của bà y tá Hương xin truyền dịch với lý do thấy mệt mỏi. Bà Hương đã truyền dịch cho chị Yến và hậu quả là xảy ra tai biến nặng nề dẫn đến tử vong.

Và rất nhiều những ca tai biến đã xảy ra do truyền dịch. Vì vậy, truyền dịch phải đúng theo yêu cầu và chỉ định của bác sĩ khám, chữa bệnh cho từng người bệnh cụ thể, không có chỉ định chung chung.

Bệnh nhân có thể gặp tai biến khi truyền dịch.
Bệnh nhân có thể gặp tai biến khi truyền dịch.

Vì sao khi truyền dịch có thể xảy ra tai biến?

Dịch truyền có nhiều loại với các thành phần, hoạt chất và có nồng độ khác nhau nhằm sử dụng cho từng trường hợp bệnh khác nhau. Dịch truyền có thể đưa nhanh các chất cần thiết (nước, chất điện giải, vitamin, đạm, hóa chất, kháng sinh, máu) vào mạch máu với số lượng lớn, có khả năng giữ lâu trong lòng mạch và lượng dư thừa sẽ được đào thải nhanh qua thận. Tùy theo thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ điều trị sẽ quyết định truyền loại dịch gì cho phù hợp (tình trạng bệnh, lứa tuổi). Ngoài bác sĩ khám, chữa bệnh, không một ai (y tá diều dưỡng, kỹ thuật viên, dược sĩ...) được ra chỉ định truyền dịch.

Trong khi truyền dịch có thể có một số tai biến không mong muốn xảy ra, trước hết có thể gây đau, phù nề (chệch ven làm dịch chảy ra ngoài, nếu dịch truyền có canxi thì gây loét), vỡ tĩnh mạch làm bầm tím tại nơi chọc tĩnh mạch. Nếu dùng dịch truyền một cách bừa bãi (không nắm được tình trạng bệnh để biết chỉ định và chống chỉ định) thì có thể gây rối loạn điện giải, phù toàn thân, tràn dịch màng bụng, phù phổi, suy hô hấp, suy tim (nhất là đối với người vốn có bệnh tim mạch), tăng huyết áp đột ngột (với bệnh nhân đang mắc bệnh tăng huyết áp), thậm chí có thể gây tử vong.

Một nguy cơ hay gặp nhất trong truyền dịch là sốc. Sốc do truyền dịch có thể xảy ra khi bắt đầu hoặc trong khi truyền, thậm chí cả ngay sau khi truyền xong. Nguyên nhân gây sốc có thể do nhiều lý do khác nhau, đáng lo ngại nhất là do cơ địa dị ứng hoặc người bệnh bị dị ứng với kháng sinh mà trong dịch truyền có pha lẫn kháng sinh thì sốc xảy ra nhanh, rất khó khăn cho việc xử trí. Sốc do truyền dịch cũng có thể do chất lượng thuốc hoặc do dụng cụ tiêm truyền không đảm bảo vô trùng hoặc do tốc độ truyền quá nhanh do điều dưỡng viên không thực hiện đúng y lệnh hoặc tốc độ chảy của dịch truyền.

Thực tế đã có bệnh nhân tử vong do không được xử lý sốc kịp thời, đặc biệt là truyền dịch tại gia đình hoặc ở các cơ sở không đủ điều kiện cơ sở vật chất và phương tiện cấp cứu khi tai biến xảy ra. Nếu truyền dịch không đúng chỉ định, không tuân thủ các nguyên tắc vô trùng tuyệt đối thì có thể gây ra nhiều nguy cơ viêm nhiễm (viêm nhiễm tại nơi tiêm, viêm tĩnh mạch...), đặc biệt là gây nhiễm trùng huyết - một căn bệnh rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh hoặc lây các bệnh qua đường máu như HIV/AIDS, viêm gan virut B, C...

Ngoài ra, nếu truyền dịch kéo dài (cả số lượng dịch truyền, cả về thời gian) sẽ làm cơ thể rối loạn hấp thu chất dinh dưỡng hoặc bị biến chứng teo tế bào não. Vì vậy, nếu người bệnh bị mất nước, chất điện giải (tiêu chảy, sốt) ở mức độ trung bình mà vẫn ăn uống được thì không nên truyền dịch, tốt nhất nên bổ sung bằng đường ăn, uống (súp, cháo, sữa, nước hoa quả, uống dung dịch ORS).

Theo PGS.TS.Bùi Khắc Hậu

Báo Sức Khỏe Đời Sống

Nguồn giadinh.net.vn

http://giadinh.net.vn/song-khoe/chet-oan-vi-truyen-dich-bua-bai-20160111162632302.htm



  Các Tin khác
  + Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy (08/05/2024)
  + Nên làm gì khi lỗ chân lông to? (08/05/2024)
  + Suy giáp: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị và cách phòng bệnh (08/05/2024)
  + 3 loại trà giúp giảm cholesterol xấu (08/05/2024)
  + Lời khuyên uống nước cho người chạy bộ trong mùa nắng nóng (05/05/2024)
  + Đi bộ sau bữa ăn có tốt không? (19/04/2024)
  + 8 loại trái cây tốt cho người bị tiểu đường (19/04/2024)
  + 3 loại cây này đặt trong nhà bếp, vừa hút khói dầu, khử khí độc, vừa kích hoạt tài lộc, mang may mắn đến (19/04/2024)
  + Trồng 6 cây gia vị này trong nhà vừa có rau ăn, vừa đuổi muỗi hiệu quả, thư giãn, giảm căng thẳng (19/04/2024)
  + 5 loại lá trong vườn, có thể ăn sống, lại có nhiều lợi ích cho sức khỏe (19/04/2024)
  + Cách ngâm nước dâu tằm không lo mốc hỏng hay nổi váng, chỉ 5 phút là có cốc nước chua chua ngọt ngọt (10/04/2024)
  + Nước ép hoa quả và 6 điều kiêng kỵ không nên làm (10/04/2024)
  + Muỗi sợ nhất thứ này, lấy nó cắm vào quả chanh rồi để trong phòng là muỗi chạy sạch (07/04/2024)
  + Loại lá là ẩm thực núi rừng, nay lên phố thành đặc sản bán với giá 180.000 đồng/kg (04/04/2024)
  + Loại quả ‘cháy hàng’ mùa hè, chị em thành phố săn lùng với giá 70.000 đồng/kg (04/04/2024)
  + 5 loại cá ngọt thịt, ít xương: Bảo bối cho bữa cơm gia đình (30/03/2024)
  + Sáng dậy uống cốc nước này còn hơn nhân sâm tổ yến, là "thần dược" kiểm soát mỡ máu, huyết áp, lại cực rẻ (30/03/2024)
  + 3 loại rau giàu Protein hơn thịt, nhiều canxi gấp 2 lần xương: Không bị nuôi hóa chất, bổ như nhân sâm, tổ yến (30/03/2024)
  + Trong máy giặt có "chiếc hộp nhỏ" công dụng vô cùng lợi hại: Không biết dùng quá phí (29/03/2024)
  + Loại trái cây ngon ngọt giúp kiểm soát đường huyết, đẩy lùi ung thư, giá chỉ vài chục nghìn đồng (23/03/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 12
Total: 60762696

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July