Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 08/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Dịch sởi "giảm nhiệt" nhờ phân luồng, phân tuyến và cách ly tốt Dịch sởi "giảm nhiệt" nhờ phân luồng, phân tuyến và cách ly tốt , Người xứ Nghệ Kiev
 

›› Dịch sởi "giảm nhiệt" nhờ phân luồng, phân tuyến và cách ly tốt›› Quá tải vì phụ huynh chuộng dịch vụ tiêm phòng sởi›› Cơn bão bệnh sởi và trách nhiệm của truyền thông›› Thông báo cho gia đình ngay nếu nghi trẻ nhiễm sởi›› Lập thêm chốt tiêm vaccine sởi miễn phí ›› Từ 20/4, Hà Nội mở điểm tiêm cố định miễn phí văcxin sởi

GiadinhNet - Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Thanh Nhàn phân loại bệnh ngay từ phòng khám; Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Thanh Nhàn phối hợp bọc lót cho nhau; Bệnh viện Xanh Pôn được bố trí thêm 50 giường bệnh v.v... là những nỗ lực quyết liệt của ngành y tế trong những ngày qua để chặn đứng dịch sởi.

Hôm nay 21/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên cùng các Vụ cục liên quan của Bộ Y tế đã thăm và làm việc tại một số bệnh viện có Khoa Nhi và Khoa Lây trên địa bàn Hà Nội. Đó là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Thanh Nhàn và Bệnh viện Đống Đa. Các biện pháp quyết liệt đã được triển khai tại các bệnh viện này trong những ngày qua.

Phân loại bệnh và cách ly từ đầu hết sức quan trọng

Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai hiện có gần 50 ca bệnh nặng đang điều trị. Khoa đã huy động tối đa nhân lực cũng như kê thêm giường bệnh cho bệnh nhân. Là một bệnh viện tuyến cuối,  các bệnh nhân hầu hết đều ở tình trạng nặng, từ đầu vụ dịch đến nay Bệnh viện Bạch Mai đã có 8 ca tử vong do sởi và và liên quan đến sởi. Tuy nhiên tập thể thầy thuốc Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cũng đã cứu sống rất nhiều bệnh nhân sởi biến chứng nặng.

 

Tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương,  số bệnh nhân cũng đã giảm đáng kể. Hôm nay bệnh viện chỉ còn điều trị hơn 60 ca sởi, chủ yếu là người lớn. Do có nhiều kinh nghiệm trong phòng chống dịch nên bệnh viện có khu cách ly bệnh sởi và hô hấp riêng, hạn chế tối đa lây nhiễm chéo.

Dịch sởi "giảm nhiệt" nhờ phân luồng, phân tuyến và cách ly tốt 1

Khu cách ly khám sởi  tại BV Nhiệt đới Trung ương

Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương  có vệ tinh là Bệnh viện Đống Đa Hà Nội. Hai cơ sở này đều có kinh nghiệm trong phòng chống các bệnh truyền nhiễm, nên việc phân loại bệnh ở hai bệnh viện này rất tốt, được thực hiện ngay từ phòng khám nên hạn chế được lây nhiễm chéo cũng như tử vong. 

Tại Bệnh viện Đống Đa, bệnh nhân đến khám nhận được tư vấn ngay từ đầu: nếu nặng mới nhập viện, không nặng được điều trị ngoại trú, bệnh nhân được cung cấp số điện thoại của bác sĩ  để tham vấn khi có nhu cầu. Ở đây không có tình trạng bệnh nhân nằm ghép.

Theo báo cáo của Bệnh viện Đống Đa, tổng số bệnh nhân sởi và nghi sởi ghi nhận từ đầu tháng 1/2014 đến nay là 529 ca, không có ca tử vong, chỉ có 4 bệnh nhân nặng được chỉ định chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương.

Trong tuần vừa qua, do chỉ đạo quyết liệt của Bộ Y tế cũng như hệ thống truyền thông vào cuộc, số bệnh nhân khám vượt tuyến tại Viện Nhi Trung ương đã giảm. Số trẻ được bố mẹ đưa con em đi tiêm chủng tăng cao. Nếu như trước đó mỗi ngày có từ 30-40 ca sởi nhập viện,  thì trong mấy ngày qua số nhập viện chỉ còn 3 ca.

Nguyên nhân trẻ tử vong cao tại Hà Nội

Dịch sởi "giảm nhiệt" nhờ phân luồng, phân tuyến và cách ly tốt 2

Bộ trưởng Bộ Y tế thăm hỏi bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đống Đa

Số tử vong do sởi và liên quan đến sởi ghi nhận tại các bệnh viện lớn như Bệnh viện Nhi Trung ương (105 trường hợp), Bệnh viện Bạch Mai: 8 trường hợp, BV Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: 1 trường hợp, còn các bệnh viện, tỉnh khác hầu như không ghi nhận.  

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nguyên nhân đầu tiên khiến dịch sởi quay trở lại là do người dân không tiêm vaccine phòng sởi. Nguyên nhân thứ hai  phải kể đến là do người bệnh đổ dồn lên tuyến trên, tập trung vào một vị trí dẫn đến bội nhiễm lây chéo. Nguyên nhân thứ ba là lực lượng chăm sóc không đủ. Khi quá tải thì chất lượng sẽ giảm, trẻ dễ lây chéo, nhiễm trùng bệnh viện, khiến số tử vong tại bệnh viện tuyến trên cao. 

Ngoài ra, do trong những tháng vừa qua, khí hậu miền Bắc ẩm liên tục khiến cho các vi rút gây bệnh hô hấp phát triển mạnh. Vì vậy, nhiều trường hợp trẻ ban đầu vào viện là do viêm phổi, sau đó mới lây bệnh sởi. Khi trẻ bị bệnh hô hấp nặng, phổi đã trắng xóa lại nhiễm thêm bệnh sởi nữa, bệnh chồng bệnh nên nguy cơ tử vong rất cao.

Những điều đó lý giải tại sao Hà Nội (cùng với TP Hồ Chí Minh) là những địa phương có điều kiện sinh hoạt tốt nhất, các cơ sở khám chữa bệnh cũng thuộc loại tốt nhất, đều không phải là địa phương xuất hiện ca sởi đầu tiên, nhưng dịch sởi lại bùng phát mạnh nhất.

Chỉ đạo quyết liện và phối hợp tốt giữa các tuyến

Trong buổi làm việc sáng nay, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo Bệnh viện Bạch Mai phối hợp với Bệnh viện Thanh Nhàn kê  thêm giường bệnh, giãn bệnh nhân nằm ghép;  chuyển bệnh nhân gần khỏi về Bệnh viện Thanh Nhàn và tiếp nhận bệnh nhân nặng từ bệnh viện này. Bệnh viện Thanh Nhàn đã cử cán bộ y tế lên học để mở một phòng Hồi sức cấp cứu, kịp thời tiếp nhận, cấp cứu bệnh nhân sởi nặng.

Trong hai ngày cuối tuần vừa qua, lãnh đạo Bộ Y tế  đã đi thị sát một số bệnh viện ở Hà Nội và các quận huyện để có những chỉ đạo kịp thời. Nhận thấy tình trạng quá tải bệnh nhân tại Bệnh viện Xanh Pôn,  Bộ Y tế đã chỉ đạo kê 50 giường tại khu điều trị nội mới xây chưa đưa vào sử dụng. Các bệnh viện đều được Bộ Y tế yêu cầu giãn giường bệnh, ưu tiên cho bệnh nhân nhi.

Cũng trong chiều nay, Bộ trưởng Bộ Y tế có buổi làm việc nóng với UBND TP Hà Nội về tình hình dịch sởi và những diễn biến phức tạp trên địa bàn. Bộ trưởng cho rằng, để đẩy lùi dịch bệnh, trước mắt có mấy vấn đề phải tập trung và quyết liệt đó là chỉ đạo điều hành, dự phòng, điều trị, truyền thông, hậu cần. Trong lĩnh vực y tế dự phòng cần rà soát vấn đề tiêm chủng. Hiện nay dịch sởi tại Hà Nội đã có dấu hiệu “hạ nhiệt”, nhưng không được chủ quan. 

Lãnh đạo Bộ Y tế và UBND TP Hà Nội thống nhất: Việc UBND TP Hà Nội chưa công bố dịch trong thời gian qua là đúng, vì công bố dịch sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới kinh tế, du lịch, giao thông vận tải, các trường học phải đóng cửa.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cho biết sẽ tiếp thu ý kiến của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến và sẽ chỉ đạo sát sao  Sở Y tế cũng như các đơn vị liên quan trong công tác dự phòng, điều trị và truyền thông... 

UBND Thành phố Hà Nội đề nghị  Bộ Y tế cử cán bộ tuyến trên về hỗ trợ tập huấn cho tuyến dưới trong công tác điều trị, phối hợp cùng phòng chống dịch bệnh cũng như cung cấp vaccine đủ cung ứng cho nhu cầu tiêm chủng hiện nay…

Thiện Ân - Giadinh.net.vn

 


  Các Tin khác
  + Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy (08/05/2024)
  + Nên làm gì khi lỗ chân lông to? (08/05/2024)
  + Suy giáp: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị và cách phòng bệnh (08/05/2024)
  + 3 loại trà giúp giảm cholesterol xấu (08/05/2024)
  + Lời khuyên uống nước cho người chạy bộ trong mùa nắng nóng (05/05/2024)
  + Đi bộ sau bữa ăn có tốt không? (19/04/2024)
  + 8 loại trái cây tốt cho người bị tiểu đường (19/04/2024)
  + 3 loại cây này đặt trong nhà bếp, vừa hút khói dầu, khử khí độc, vừa kích hoạt tài lộc, mang may mắn đến (19/04/2024)
  + Trồng 6 cây gia vị này trong nhà vừa có rau ăn, vừa đuổi muỗi hiệu quả, thư giãn, giảm căng thẳng (19/04/2024)
  + 5 loại lá trong vườn, có thể ăn sống, lại có nhiều lợi ích cho sức khỏe (19/04/2024)
  + Cách ngâm nước dâu tằm không lo mốc hỏng hay nổi váng, chỉ 5 phút là có cốc nước chua chua ngọt ngọt (10/04/2024)
  + Nước ép hoa quả và 6 điều kiêng kỵ không nên làm (10/04/2024)
  + Muỗi sợ nhất thứ này, lấy nó cắm vào quả chanh rồi để trong phòng là muỗi chạy sạch (07/04/2024)
  + Loại lá là ẩm thực núi rừng, nay lên phố thành đặc sản bán với giá 180.000 đồng/kg (04/04/2024)
  + Loại quả ‘cháy hàng’ mùa hè, chị em thành phố săn lùng với giá 70.000 đồng/kg (04/04/2024)
  + 5 loại cá ngọt thịt, ít xương: Bảo bối cho bữa cơm gia đình (30/03/2024)
  + Sáng dậy uống cốc nước này còn hơn nhân sâm tổ yến, là "thần dược" kiểm soát mỡ máu, huyết áp, lại cực rẻ (30/03/2024)
  + 3 loại rau giàu Protein hơn thịt, nhiều canxi gấp 2 lần xương: Không bị nuôi hóa chất, bổ như nhân sâm, tổ yến (30/03/2024)
  + Trong máy giặt có "chiếc hộp nhỏ" công dụng vô cùng lợi hại: Không biết dùng quá phí (29/03/2024)
  + Loại trái cây ngon ngọt giúp kiểm soát đường huyết, đẩy lùi ung thư, giá chỉ vài chục nghìn đồng (23/03/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 60747253

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July