Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 08/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Vì sao Hà Nội bùng phát sởi, TP.HCM thì không? Vì sao Hà Nội bùng phát sởi, TP.HCM thì không? , Người xứ Nghệ Kiev
 

“Dù các bệnh viện Nhi ở TP.HCM số trẻ mắc sởi cũng đang quá tải, nhưng vẫn còn nằm trong khả năng điều trị của bác sĩ”, một bác sĩ nói.

Hồi hộp, lo lắng

Nhiều bậc phụ huynh ở TP.HCM trước đây lo sợ biến chứng của vắc xin, sợ con mình cứ mỗi lần tiêm vắc xin là nóng sốt, đổ bệnh… nên không dám đưa con đi tiêm vắc xin. Nhưng những ngày qua, rất nhiều người đưa con đi mình đi tiêm vắc xin sởi, hay tiêm vắc xin 3 trong 1 (sởi, rubella, quai bị) một cách vội vã mà không biết con mình đã tiêm đủ vắc xin sởi hay chưa.

Theo thông tin của các cơ quan chức năng, tình hình dịch sởi ở TP.HCM không đáng lo ngại như các tỉnh phía Bắc, chưa có trường hợp nào tử vong do sởi. Nhưng từ nhiều ngày qua, các bậc phụ huynh như ngồi trên “đống lửa”, khi thấy số trẻ mắc sởi ngày một tăng, số ca tử vong cũng tỉ lệ thuận theo, phụ huynh đổ xô đưa con đi tiêm vắc xin sởi.

Ngày 18.4, ông Hùng (ngụ ở đường Quang Trung, phường 11, quận Gò Vấp), đưa đứa con trai 14 tháng tuổi đến Trạm y tế phường 11 để chích vét ngừa sởi.

Sau khi xem cuốn sổ sức khỏe của anh con Hùng, bác sĩ Phạm Thị Long, Trạm trưởng Trạm y tế phường 11 giật mình, vì con anh đã 14 tháng tuổi, nhưng các ô tiêm chủng trong cuốn sổ sức khỏe đều bỏ trống, chưa tiêm mũi vắc xin nào (ngoại trừ mũi vắc xin lao được tiêm ở bệnh viện phụ sản lúc con anh mới sinh).

Ông Hùng lý giải cho việc từ trước tới giờ anh không đưa con đi tiêm vắc xin là vì nhiều trẻ tiêm vắc xin bị biến chứng, nhất là một số tiêm quinvaxem bị tử vong.

“Thế sao lần này, anh đưa con đi tiêm vắc xin sởi?” “Không tiêm không được, bệnh sởi bùng phát dữ dội, khiến cả trăm trẻ tử vong vì sởi. Không tiêm sởi, nguy cơ cháu mắc sởi và tử vong thì sao đây”, ông Hùng trả lời với vẻ lo lắng.

“Nếu lần này tui sợ không tiêm vắc xin cho cháu thì e rằng con tui không biết có qua khỏi mùa sởi này không. Sởi bao vây, biến chứng và tử vong nhiều quá. Tui không biết ở TP.HCM có trẻ nào chết vì sởi không, nhưng tui nghĩ đã là virút sởi mà ở Hà Nội có nhiều trẻ chết, nhưng TP.HCM lại không thì có điều gì đó không hợp lý. Tui cũng đang rất lo”, ông Hùng nói.

Đến gần 11 giờ trưa ngày 18.4 vẫn còn rất đông phụ huynh chờ đợi ở Viện Pasteur TP.HCM để con mình được tiêm vắc xin sởi .

Ngồi chờ chực lấy số từ sáng sớm tại Viện Pasteur TP.HCM, nhưng đến tận trưa, đứa con trai 17 tháng tuổi của anh Tài (ngụ ở phương Tân Thuận Tây, quận 7) mới được tiêm xong mũi vắc xin 3 trong 1 (sởi, rubella, quai bị).

Lách qua dòng người ngồi chờ đợi đến lượt con mình vào tiêm ngừa vắc xin sởi để bước ra ngoài, anh Tài thở dốc.

Anh phân trần: “Từ nhiều tháng qua, tui đâu dám tiêm vắc xin gì cho con đâu, chỉ một lần tiêm vắc xin ngừa viêm gan B, nhưng thấy cháu bị sốt, từ đó không dám tiêm vắc xin gì hết. Nhưng giờ, nghe thấy sởi bùng phát và chết nhiều quá, không tiêm là không được. Tui đang rất lo lắng, không biết ở TP.HCM sởi có nhiều và đáng lo ngại như ở Hà Nội không. Nếu không, sởi lây lan từ ngoài Bắc vào thì cũng nguy hiểm”.

Tiêm thừa còn hơn thiếu

Qua theo dõi của chúng tôi, trong vòng 1 tiếng đồng hồ tại trạm y tế phường 12, quận Gò Vấp có gần 30 trẻ đến tiêm, thì có gần con số ấy trẻ quá tuổi chưa tiêm mũi 1 hoặc chưa tiêm mũi 2.

Ông Lê Khắc Thức, Trạm trưởng Trạm y tế phường 12 cho biết, trước đây khi thấy nhiều trẻ bị tử vong do tiêm vắc xin, các phụ huynh lo sợ không dám đưa con đi tiêm, có người thì di chuyển đi nhiều nơi, quên tiêm nhắc lại nên để trẻ quá độ tuổi tiêm. Nhưng bây giờ thấy sởi bùng phát và tử vong nhiều quá, các bậc phụ huynh giật mình, đưa con đi tiêm.

“Nhiều phụ huynh còn hỏi đi hỏi lại, chừng nào tiêm nhắc lại mũi sởi 2, tôi trả lời phải đủ 18 tháng. Nhiều huynh giật mình hỏi lại: tiêm chưa đủ liều, để thời gian lâu quá có bị mắc sởi không? Tôi chỉ biết khuyên họ phải tiêm đúng thời gian, để đảm bảo hiệu quả của vắc xin”, ông Thức nói.

“Với vắc xin sởi, việc tiêm dư cũng không sao, nhiều khi lâu ngày tiêm nhắc lại cũng tốt; nhưng phải sau 1 tháng mới tiêm trở lại. Vì vậy trong trường hợp, không thể có thông tin để biết được cháu bé đó đã tiêm vắc xin sởi thiếu, đủ hay chưa tiêm thì chúng tôi vẫn cho tiêm”, bác sĩ Nguyễn Văn Liêm, Trạm trưởng Trạm y tế phường Đông Hưng Thuận, cho biết.

Vì sao TP.HCM không có trẻ tử vong vì sởi?

Đề cập đến vấn đề, tại sao cùng là virút sởi, nhưng ở Hà Nội trẻ mắc sởi tử vong hàng loạt trong khi đó TP.HCM, không có trẻ mắc sởi nào bị tử vong, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho rằng, đó do sự quá tải của các bệnh viện ở Hà Nội mà bác sĩ không đủ sức.

“Dù các bệnh viện nhi ở TP.HCM số trẻ mắc sởi cũng đang quá tải, nhưng vẫn còn nằm trong khả năng điều trị của bác sĩ. Điều này, một phần cũng nhờ các bệnh nhân mắc sởi nằm rải rác ở các bệnh viện quận, huyện, làm giảm đáng kể sức ép bệnh nhi mắc sởi nhập vào các bệnh viện tuyến trên.

Trong khi đó, ở Hà Nội, các bậc phụ huynh, vì quá hoang mang, lo lắng đưa trẻ tập trung vào các bệnh viện nhi tuyến trên, khiến cho những nơi này quá tải nặng, lực lượng bác sĩ không đủ sức. Đây là điều khác biệt lớn nhất giữa TP.HCM so với Hà Nội”, ông Khanh giải thích.

Trong thời điểm dịch sởi bùng phát như hiện nay, ngoài việc tiêm ngừa vắc xin sởi, bác sĩ Khanh khuyên, các bậc phụ huynh khi đưa trẻ ra ngoài nên mang khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người lớn, phải vệ sinh cá nhân thật kỹ trước khi gần trẻ.

Theo bác sĩ Khanh, với những trẻ mới tiêm ngừa sởi mũi 1, không nhất thiết phải chờ đến 9 tháng sau mới tiêm sởi mũi 2, mà chỉ cần 3 tháng là có thể tiêm lại được. Tuy nhiên, trong thời điểm này, tốt nhất nên tiêm vắc xin 3 trong 1 (sởi, rubella, quai bị), chỉ cần sau 1 tháng là có tiêm trở lại để tránh lây nhiễm sởi.

“Song, đối với những trẻ mới tiêm mũi sởi 1, việc lây nhiễm sởi là rất thấp, nếu có lây nhiễm sởi thì chỉ ở mức độ nhẹ, chứ không nặng. Vào thời điểm dịch đang nở rộ như lúc này, các trẻ bị sởi nhẹ, tốt nhất các bậc phụ huynh không nên đưa trẻ vào bệnh viện mà tự chăm sóc ở nhà, bằng cách lau nước ấm để hạ sốt. Nếu trẻ có dấu hiệu thở nhanh thì nên đưa đến bệnh viện để kiểm tra”, ông Khanh nói.

Theo Hồ Quang/Một thế giới


  Các Tin khác
  + Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy (08/05/2024)
  + Nên làm gì khi lỗ chân lông to? (08/05/2024)
  + Suy giáp: Nguyên nhân, biểu hiện, điều trị và cách phòng bệnh (08/05/2024)
  + 3 loại trà giúp giảm cholesterol xấu (08/05/2024)
  + Lời khuyên uống nước cho người chạy bộ trong mùa nắng nóng (05/05/2024)
  + Đi bộ sau bữa ăn có tốt không? (19/04/2024)
  + 8 loại trái cây tốt cho người bị tiểu đường (19/04/2024)
  + 3 loại cây này đặt trong nhà bếp, vừa hút khói dầu, khử khí độc, vừa kích hoạt tài lộc, mang may mắn đến (19/04/2024)
  + Trồng 6 cây gia vị này trong nhà vừa có rau ăn, vừa đuổi muỗi hiệu quả, thư giãn, giảm căng thẳng (19/04/2024)
  + 5 loại lá trong vườn, có thể ăn sống, lại có nhiều lợi ích cho sức khỏe (19/04/2024)
  + Cách ngâm nước dâu tằm không lo mốc hỏng hay nổi váng, chỉ 5 phút là có cốc nước chua chua ngọt ngọt (10/04/2024)
  + Nước ép hoa quả và 6 điều kiêng kỵ không nên làm (10/04/2024)
  + Muỗi sợ nhất thứ này, lấy nó cắm vào quả chanh rồi để trong phòng là muỗi chạy sạch (07/04/2024)
  + Loại lá là ẩm thực núi rừng, nay lên phố thành đặc sản bán với giá 180.000 đồng/kg (04/04/2024)
  + Loại quả ‘cháy hàng’ mùa hè, chị em thành phố săn lùng với giá 70.000 đồng/kg (04/04/2024)
  + 5 loại cá ngọt thịt, ít xương: Bảo bối cho bữa cơm gia đình (30/03/2024)
  + Sáng dậy uống cốc nước này còn hơn nhân sâm tổ yến, là "thần dược" kiểm soát mỡ máu, huyết áp, lại cực rẻ (30/03/2024)
  + 3 loại rau giàu Protein hơn thịt, nhiều canxi gấp 2 lần xương: Không bị nuôi hóa chất, bổ như nhân sâm, tổ yến (30/03/2024)
  + Trong máy giặt có "chiếc hộp nhỏ" công dụng vô cùng lợi hại: Không biết dùng quá phí (29/03/2024)
  + Loại trái cây ngon ngọt giúp kiểm soát đường huyết, đẩy lùi ung thư, giá chỉ vài chục nghìn đồng (23/03/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60742372

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July