Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 05/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Cảnh báo nguy cơ dịch sởi quay trở lại Cảnh báo nguy cơ dịch sởi quay trở lại , Người xứ Nghệ Kiev
 

Sau hơn 3 năm không có ca bệnh, thời gian qua có thời điểm mỗi ngày BV Nhi Đồng 1, TP.HCM tiếp nhận 5-6 trẻ mắc bệnh sởi bị biến chứng. Tương tự, khoa Nội A, BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cũng tiếp nhận nhiều bệnh nhi mắc bệnh sởi. Tại khoa Truyền Nhiễm, BV Nhi Trung Ương trong 1 tháng gần đây cũng tiếp nhận hơn 10 ca sởi, kèm biến chứng nặng của sởi, như viêm phổi do suy giảm miễn dịch

sau mắc sởi, số lượng ca bệnh nhiều hơn hẳn số lượng mắc sởi điều trị tại khoa những năm trước…

Mặt khác, triệu chứng của bệnh cũng có nhiều điểm không còn điển hình về ban sởi, thời gian sốt cũng như có cả những trường hợp trẻ mắc sởi dù đã tiêm phòng từ khi 9 tháng tuổi vì vậy gây khó khăn ít nhiều cho chẩn đoán ban đầu. Do sởi vẫn là 1 bệnh có nguy cơ gây tử vong cao cho trẻ và có tính lây lan thành dịch rất nhanh, việc nhận biết sớm trẻ mắc bệnh sởi là rất cần thiết.

Sởi hiện vẫn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em trên toàn cầu mặc dù đã có một loại vaccine an toàn và hiệu quả. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới khoảng 158.000 người chết vì bệnh sởi vào năm 2011 - chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. Hoạt động tiêm chủng đã có một tác động lớn đến việc giảm tử vong do bệnh sởi. Từ năm 2000, hơn 1 tỷ trẻ em ở các nước có nguy cơ cao được tiêm vaccine phòng bệnh thông qua các chiến dịch tiêm phòng hàng loạt, nhờ vậy tử vong do sởi trên toàn cầu đã giảm 71% từ năm 2000 đến 2011.

Ở Việt Nam, tính đến năm 2012, đã có 96% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng vaccine phòng sởi, chúng ta đang tiến tới loại trừ bệnh sởi. Năm 1984, cả nước 87.796 ca mắc đến năm 2012 chỉ còn 578 ca sởi lâm sàng.

Biến chứng nghiêm trọng, dễ gây sảy thai

Sởi dễ xảy ra khi nhiệt độ thay đổi đột ngột (từ nắng nóng sang lạnh hoặc ngược lại). Thể điển hình gồm giai đoạn ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và hồi phục.

Giai đoạn ủ bệnh: 10-14 ngày, sau phơi nhiễm với virus

Giai đoạn khởi phát: 2-4 ngày.

Dấu hiệu đầu tiên của trẻ thường là sốt cao (có thể kéo dài 4-7 ngày). Ngoài ra có thể có viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc. Đôi khi có viêm thanh quản cấp , đây là 1 triệu chứng rất thường thấy trong sởi, có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ 0,5-1 mm màu trắng có quầng ban đỏ ở trên niêm mạc miệng.

Cảnh báo nguy cơ dịch sởi quay trở lại
 

Giai đoạn toàn phát: Kéo dài 2-5 ngày.

Thường sau khi sốt cao 3-4 ngày bệnh nhân bắt đầu phát ban (Trung bình, phát ban xảy ra 14 ngày sau khi phơi nhiễm với virus ), xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân, ban hồng dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất. Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.

Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi. Có thể có ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.

Sởi nặng có nhiều khả năng ở trẻ em được nuôi dưỡng kém, đặc biệt là những người không có đủ vitamin A, hoặc hệ thống miễn dịch của họ đã bị suy yếu bởi HIV/AIDS hoặc các bệnh khác .

Hầu hết các trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi là do biến chứng liên quan với căn bệnh này. Các biến chứng phổ biến hơn ở trẻ em dưới 5 tuổi, hoặc người lớn trên 20 tuổi. Các biến chứng nghiêm trọng nhất gồm mù mắt, viêm não, tiêu chảy nặng và mất nước liên quan, nhiễm trùng tai, hoặc nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp như viêm phổi .

Vì vậy, khi trẻ có các dấu hiệu như trên (nhất là sốt phát ban dạng sởi), cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra.

Khoảng 10% các trường hợp bị sởi dẫn đến tử vong trong các quần thể với mức độ cao của suy dinh dưỡng và thiếu sự chăm sóc y tế đầy đủ. Phụ nữ bị nhiễm trong khi mang thai cũng có nguy cơ bị biến chứng nghiêm trọng và mang thai có thể kết thúc trong sẩy thai hoặc sinh non. Người phục hồi từ bệnh sởi có miễn dịch cho phần còn lại của cuộc đời họ.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi rút sởi gây nên. Trước đây bệnh sởi chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, hay xảy ra vào mùa đông xuân. Hiện nay bệnh có thể xuất hiện ở người lớn do chưa được tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng chưa được tiêm nhắc lại. Đường lây truyền chủ yếu là đường hô hấp như: nước bọt , hắt hơi, sổ mũi hoặc do hít phải mầm bệnh từ môi trường bên ngoài của bệnh (do mầm bệnh có thể tồn tại ngoài môi trường hơn một giờ). Sởi là bệnh truyền nhiễm có tính lây truyền cao nhất và tính miễn dịch quần thể trong nhân dân cần phải đạt tới  94% mới có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng.

Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long và phát ban, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như tiêu chảy, viêm phổi, viêm giác mạc, thậm chí có thể viêm não dễ dẫn đến tử vong.

Điều trị bệnh sởi, cách nào?

Không có thuốc điều trị kháng virus đặc hiệu hiện có cho virus sởi, mà chủ yếu là điều trị hỗ trợ bao gồm vệ sinh da, mắt, miệng họng. đảm bảo dinh dưỡng tốt, uống nước đầy đủ và điều trị mất nước với giải pháp bù nước đường uống theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) có thể góp phần giảm các biến chứng. Giải pháp này thay thế các dịch và các yếu tố thiết yếu khác bị mất thông qua tiêu chảy hoặc nôn mửa. Thuốc kháng sinh nên được kê đơn để điều trị nhiễm trùng mắt, nhiễm trùng tai và viêm phổi.

Tất cả trẻ em ở các nước đang phát triển được chẩn đoán với bệnh sởi phải nhận được hai liều bổ sung vitamin A, cách nhau 24 giờ. Điều trị này nhằm khôi phục mức thấp vitamin A trong bệnh sởi xảy ra ngay cả ở trẻ em có dinh dưỡng tốt và có thể giúp ngăn ngừa tổn thương mắt và mù lòa. Bổ sung vitamin A đã được chứng minh là làm giảm số ca tử vong do bệnh sởi khoảng 50%.

Bệnh nhân sởi phải được cách ly tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị theo nguyên tắc cách ly đối với bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Thời gian cách ly trong suốt giai đoạn viêm long cho đến ít nhất 4 ngày sau khi bắt đầu phát ban.

Chủ động phòng bệnh bằng vaccine

Thực hiện tiêm chủng 2 mũi vaccine cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định của Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Vaccine sởi là vaccine sống, giảm độc lực. Điều đó tức là trong vaccine có chứa virus sởi sống, đã được làm yếu đi. Khi tiêm vaccine, một lượng tương đối nhỏ virus được đưa vào cơ thể, sau đó nhân lên trong cơ thể và tăng lên tới mức đủ lớn để kích thích gây đáp ứng miễn dịch.

Các nghiên cứu cho thấy nếu chỉ tiêm một mũi vaccine sởi vào lúc trẻ 9 tháng tuổi thì chỉ có tối đa 85% số trẻ được bảo vệ. Như vậy còn khoảng 15% số trẻ hằng năm được tiêm một mũi hoặc chưa được tiêm vaccine sởi sẽ có nguy cơ mắc sởi. Sự tích lũy của nhóm đối tượng này sau nhiều năm sẽ tạo điều kiện cho dịch sởi bùng phát. Trước đây, tiêm vaccine sởi chỉ một mũi duy nhất từ lúc trẻ 9 tháng tuổi, cho nên những người đã tiêm cách đây 15 năm, 20 năm thì đã bị suy giảm đáng kể độ miễn dịch, góp phần đáng kể vào lỗ hổng miễn dịch với sởi trong cộng đồng. Vì thế khi mà số người thuộc lỗ hổng miễn dịch sởi tích lũy qua thời gian 4 - 5 năm sẽ dẫn đến xuất hiện dịch. Điều đó giải thích vì sao trong vụ dịch năm 2009 có nhiều người mắc ở lứa tuổi từ 18-26.

Chính vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến nghị nên đưa mũi 2 vaccine sởi vào trong tiêm chủng thường xuyên để tiến tới loại trừ sởi. Hướng tới chiến lược loại trừ sởi ở Việt Nam vào năm 2010, tại nước ta hiện nay, mũi 1 vaccine sởi được chỉ định tiêm cho trẻ từ 9 - 11 tháng tuổi. Tiêm mũi 2 cho trẻ 6 tuổi là độ tuổi vào lớp 1. Ngoài ra, vaccine sởi còn được tiêm trong các chiến dịch tiêm đồng loạt trong những năm trước đây và tiêm chống dịch tại vùng nguy cơ cao.

Vaccine sởi là một vaccine an toàn và có hiệu quả cao. Sau khi tiêm một mũi vaccine, miễn dịch chủ động sẽ được tạo ra cho trên 95% số người được tiêm nếu tiêm mũi 1 lúc trên 1 tháng tuổi, có thể có tác dụng bảo vệ kéo dài suốt đời. Tiêm thêm mũi vaccine sởi thứ 2 có tác dụng chủ yếu để bảo vệ những người tiêm lần một bị thất bại, nâng mức độ bảo vệ lên trên 99%. Hiện tại đã có loại vaccine phối hợp 3 bệnh: Sởi, Quai bị và Rubella (MMR hay Trimovax).

Phản ứng phụ sau tiêm vaccine sởi thường nhẹ. Chúng thường xảy ra từ 5-12 ngày sau khi tiêm vaccine và xảy ra ở những người nhạy cảm với nhiễm trùng. Khoảng 5%-15% số trẻ nhạy cảm đó bị mệt mỏi, sốt tới 39,5 độ C sau khi tiêm vaccine từ 7-12 ngày và các triệu chứng này kéo dài 1-2 ngày, nhưng không đáng ngại. Đôi khi xuất hiện phát ban, vào khoảng 5% số người được tiêm vaccine phối hợp sởi - quai bị - rubella. Viêm sổ mũi, ho nhẹ có thể gặp.

Trong vòng 6 ngày từ khi tiếp xúc nguồn lây, việc sử dụng globuline miễn dịch có thể phòng ngừa bệnh hoặc làm giảm mức độ nặng của sởi. Đây là phương thức phòng ngừa đắt tiền và cũng không phổ biến ở Việt Nam. Ngay cả tại các nước phát triển thì cũng chỉ một số đối tượng được khuyến cáo sử dụng phương pháp này. Đó là phụ nữ có thai chưa được miễn dịch với sởi, trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi sinh ra từ mẹ không có miễn dịch chống sởi... Do vậy biện pháp đơn giản và hữu hiệu nhất vẫn là tiêm chủng ngừa bệnh theo chương trình quốc gia.

Khi nào không nên tiêm vaccine sởi?

Vì vaccine sởi là loại vaccine sống giảm độc lực nên có 1 số chống chỉ định, hoãn tiêm vaccine sởi trong những trường hợp sau:

- Không tiêm vaccine sởi cho những trẻ đang bị dị ứng hoặc có tiền sử bị dị ứng với vaccine sởi hoặc có tiền sử dị ứng với neomycin, kanamycin, erythromycine, gelatin, trứng.

- Không tiêm vaccine sởi cho những trẻ đang được điều trị bằng các globumin miễn dịch (Ig) trong vòng 3 tháng trước khi tiêm.

- Không tiêm vaccine sởi cho những trẻ đang bị các bệnh thiếu hụt miễn dịch như ung thư bạch cầu, u lympho, những biểu hiện ác tính nói chung, AIDS hoặc đang được điều trị bằng corticoid, thuốc phiện, phóng xạ.

- Không tiêm vaccine sởi cho trẻ nếu thấy trẻ đang bi sốt hay bị bệnh nhiễm khuẩn đang tiến triển.

BS. Đại Nhân

Báo Sức khoẻ và Đời sống


  Các Tin khác
  + Đi bộ sau bữa ăn có tốt không? (19/04/2024)
  + 8 loại trái cây tốt cho người bị tiểu đường (19/04/2024)
  + 3 loại cây này đặt trong nhà bếp, vừa hút khói dầu, khử khí độc, vừa kích hoạt tài lộc, mang may mắn đến (19/04/2024)
  + Trồng 6 cây gia vị này trong nhà vừa có rau ăn, vừa đuổi muỗi hiệu quả, thư giãn, giảm căng thẳng (19/04/2024)
  + 5 loại lá trong vườn, có thể ăn sống, lại có nhiều lợi ích cho sức khỏe (19/04/2024)
  + Cách ngâm nước dâu tằm không lo mốc hỏng hay nổi váng, chỉ 5 phút là có cốc nước chua chua ngọt ngọt (10/04/2024)
  + Nước ép hoa quả và 6 điều kiêng kỵ không nên làm (10/04/2024)
  + Muỗi sợ nhất thứ này, lấy nó cắm vào quả chanh rồi để trong phòng là muỗi chạy sạch (07/04/2024)
  + Loại lá là ẩm thực núi rừng, nay lên phố thành đặc sản bán với giá 180.000 đồng/kg (04/04/2024)
  + Loại quả ‘cháy hàng’ mùa hè, chị em thành phố săn lùng với giá 70.000 đồng/kg (04/04/2024)
  + 5 loại cá ngọt thịt, ít xương: Bảo bối cho bữa cơm gia đình (30/03/2024)
  + Sáng dậy uống cốc nước này còn hơn nhân sâm tổ yến, là "thần dược" kiểm soát mỡ máu, huyết áp, lại cực rẻ (30/03/2024)
  + 3 loại rau giàu Protein hơn thịt, nhiều canxi gấp 2 lần xương: Không bị nuôi hóa chất, bổ như nhân sâm, tổ yến (30/03/2024)
  + Trong máy giặt có "chiếc hộp nhỏ" công dụng vô cùng lợi hại: Không biết dùng quá phí (29/03/2024)
  + Loại trái cây ngon ngọt giúp kiểm soát đường huyết, đẩy lùi ung thư, giá chỉ vài chục nghìn đồng (23/03/2024)
  + Nước luộc rau muống chuyển màu xanh đậm có phải rau nhiễm chì không? (23/03/2024)
  + Hoa chuối có nhiều công dụng bất ngờ với sức khỏe mà cả nam nữ đều cần nhưng nhiều người chưa biết dùng (23/03/2024)
  + Chảo mất hết lớp chống dính đừng vứt đi: Nhỏ vài giọt này vào, chảo phục hồi như mới, không còn lo dính (23/03/2024)
  + Rã đông thịt đừng ngâm nước: Đầu bếp khách sạn mách mẹo nhỏ rã đông sau 5 phút và trông như thịt mới mua (23/03/2024)
  + 4 loại dầu ăn không tốt cho sức khỏe nên hạn chế (12/03/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 60668503

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July