Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 05/02/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Sức khỏe & Đời sống >
  Những điều nên biết về chủng vi rút chết người H7N9 Những điều nên biết về chủng vi rút chết người H7N9 , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

Trước khi xuất hiện các trường hợp nhiễm bệnh ở Trung Quốc, chủng cúm H7N9 không được biết tới là nguyên nhân gây bệnh ở người. Chúng chủ yếu được tìm thấy ở gia cầm. Vì vậy, chưa từng xuất hiện ổ dịch H7N9 trong quá khứ.

Những điều nên biết về chủng vi rút chết người H7N9 1
Đã từng có một ổ dịch H7N9 trong quá khứ?

Trước khi xuất hiện các trường hợp nhiễm bệnh ở Trung Quốc, chủng cúm H7N9 không được biết tới là nguyên nhân gây bệnh ở người. Chúng chủ yếu được tìm thấy ở gia cầm. Vì vậy, chưa từng xuất hiện ổ dịch H7N9 trong quá khứ.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, mặc dù chủng cúm H5N1 đã gây bệnh cho hơn 600 người tại 15 quốc gia từ năm 2003 nhưng hầu hết các chủng cúm gia cầm không truyền nhiễm sang người.

Đã từng có các chủng cúm tương tự lây nhiễm sang người?

Theo một nghiên cứu gần đây đăng trên Tạp chí Virology, các chủng vi-rút cúm trong nhóm H7 đã từng gây bệnh cho hơn 100 người trong thập kỷ qua. Theo CNN, một ổ dịch của chủng cúm H7N7 tại Hà Lan vào năm 2003 đã khiến 89 người mắc bệnh và có một ca tử vong.

Tiến sĩ Richard Webby, một chuyên gia về cúm gia cầm, đồng thời là một nhà nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm đến từ Bệnh viện Nghiên cứu St. Jude cho biết chữ “H” và “N” trong tên của vi-rút chính là nói đến các protein trên bề mặt của vi-rút được gọi là hemagglutinin và neuraminidase. Có 16 loại hemagglutinin và 9 loại neuraminidase có thể kết hợp với nhau trong khá nhiều dạng.

Những triệu chứng của người nhiễm cúm H7 là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ba trong số những người nhiễm bệnh tại Trung Quốc đã bị nhiễm trùng đường hô hấp, sau đó phát triển thành viêm phổi và các vấn đề về hô hấp.

TS Webby nói rằng nhiều ca nhiễm vi-rút cúm H7 trước đây gây viêm màng kết (hoặc nhiễm trùng mắt), không lây truyền giữa người với người.

Vi-rút H7N9 có lây từ người sang người không?

WHO cho biết tại thời điểm này không có bằng chứng cho thấy H7N9 lây truyền giữa người với người. Ba ca nhiễm bệnh đầu tiên ở Thượng Hải và tỉnh An Huy của Trung Quốc (cả hai nơi đều gần bờ biển phía đông) không có mối liên hệ nào, những người tiếp xúc gần họ cũng không phát hiện bị lây bệnh. Một cuộc điều tra về nguồn gốc của các ca nhiễm bệnh đang được tiến hành.

Theo CNN, một phụ nữ bị nhiễm bệnh được báo cáo đã tiếp xúc với gia cầm.

TS Webby cho biết một đặc tính liên quan của loại vi-rút này là chúng có một gen đánh dấu được cho là tăng khả năng có thể lây nhiễm sang người. Có thể gen đánh dấu này chỉ xuất hiện khi vi-rút lây sang người. Nhưng nếu vi-rút ở động vật có gen này thì có thể sẽ có thêm nhiều ca mắc bệnh. Tuy nhiên, gen đánh dấu này có lẽ không đủ khả năng để cho phép vi-rút lây truyền giữa người với người.

Vi-rút lây nhiễm như thế nào nếu nó không truyền từ người sang người?

Có khả năng H7N9 có một nguồn gây bệnh, nhưng liệu nguồn bệnh đó là gia cầm hay sinh vật khác. Nguồn gốc của chủng cúm này vẫn đang được tiếp tục điều tra.

Các cán bộ y tế sẽ làm gì trong thời gian tới?

TS Webby cho biết bên cạnh việc cố gắng xác định nguồn gốc của vi-rút, các cán bộ y tế sẽ tìm thêm các trường hợp mắc bệnh. Các ca nhiễm vi-rút H7N9 mà chúng ta đang thấy hiện nay có lẽ là các ca nặng với triệu chứng nghiêm trọng và có thể có thêm nhiều người mắc bệnh nhưng ít nghiêm trọng hơn.
 
Theo Dân trí

  Các Tin khác
  + 5 loại quả ‘cứu tinh’ cho tim mạch và giải độc gan, người Việt bày mâm ngũ quả từ lâu (27/01/2025)
  + Uống rượu bia, tuyệt đối không nên đụng đũa 3 loại thịt này: Đặc biệt vị trí thứ nhất nhiều người mắc phải (27/01/2025)
  + Có nên ăn cơm vào buổi sáng? Lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng (24/01/2025)
  + 6 loại rau củ tốt từ đầu đến chân, mọi người nên tận dụng ăn thường xuyên (24/01/2025)
  + Uống 1 cốc nước chanh quế vào mỗi sáng, bạn sẽ thu được 6 lợi ích tuyệt vời (24/01/2025)
  + 4 lợi ích tốt của việc ăn toàn đồ luộc đối với sức khỏe (24/01/2025)
  + 4 loại nước uống đẹp da, giảm rụng tóc, loại số 1 nhiều người yêu thích (20/01/2025)
  + Nam giời từ tuổi 45-55 là ngưỡng "sinh tử", hãy bảo vệ sức khỏe với 5 điều này (20/01/2025)
  + 3 loại đau đầu có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm, bất kỳ ai cũng không nên chủ quan bỏ qua (20/01/2025)
  + Sống khoẻ sau tuổi 60: Tập thể dục hàng ngày hay cách nhật tốt hơn (17/01/2025)
  + Đi chợ thấy 5 loại cá này: Ngon - Bổ - Rẻ, tốt ngang nhân sâm, tổ yến (17/01/2025)
  + 3 phần thịt lợn cực bẩn, chứa đầy mầm bệnh, ra chợ thấy rẻ cũng đừng ham (17/01/2025)
  + Top 5 loại quả sạch, ít hoá chất: An tâm cho sức khoẻ gia đình (17/01/2025)
  + Ai không nên ăn rau cải cúc? (17/01/2025)
  + Uống 1 cốc nước chanh quế vào mỗi sáng, bạn sẽ thu được 6 lợi ích tuyệt vời (17/01/2025)
  + Loại quả có hương vị ‘đệ nhất thế giới’, mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ (17/01/2025)
  + Khung giờ ăn sáng, ăn trưa tốt cho sức khỏe: Ai cũng nên biết sớm (17/09/2024)
  + Thêm thứ này khi hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng, cơm thơm dẻo như vừa mới nấu (11/08/2024)
  + 5 loại hạt được xem như "thuốc bổ trời ban" khi ngâm thành nước uống (10/08/2024)
  + Trào lưu uống nước muối thải độc cơ thể, bạn có tham gia không? Chuyên gia nhận định gì về trào lưu này? (10/08/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 66892812

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July