Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 22/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
  -  Chuyện Đời và Học mọi nơi mọi lúc
  -  LỚP HỌC TIẾNG VIỆT KIEV
  -  BÀI HỌC CUỘC SỐNG TỪ PHẬT PHÁP
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Tin Cộng Đồng > LỚP HỌC TIẾNG VIỆT KIEV >
  Một số lỗi chính tả thường gặp trong tiếng Việt và hướng dẫn cách viết đúng Một số lỗi chính tả thường gặp trong tiếng Việt và hướng dẫn cách viết đúng , Người xứ Nghệ Kiev
 

Phần 1: Các lỗi về dấu câu và cách trình bày:

 

Các dấu dùng để kết thúc câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu ba chấm) phải viết DÍNH LIỀN với chữ cuối cùng của câu.

Ví dụ cách viết đúng:

Hôm nay là thứ mấy? (dấu chấm hỏi viết sát chữ y)

Ví dụ cách viết sai:

Hôm nay là thứ mấy ? (dấu chấm hỏi viết cách chữ y một khoảng trắng)

 

Các dấu dùng để ngăn cách giữa câu như dấu phẩy, dấu chấm phẩy và dấu hai chấm phải DÍNH LIỀN với vế trước của câu và CÁCH vế sau của câu một khoảng trắng.

Ví dụ cách viết đúng:

Đây là vế trước, còn đây là vế sau.

Ví dụ cách viết sai:

Đây là vế trước , còn đây là vế sau.

 

Dấu ngoặc đơn và dấu ngoặc kép phải DÍNH LIỀN với phần văn bản mà nó bao bọc.

Ví dụ cách viết đúng:

Hắn nhìn tôi và nói “Chuyện này không liên quan đến anh!”

Ví dụ cách viết sai:

Hắn nhìn tôi và nói “ Chuyện này không liên quan đến anh! ”

,chính tả,tiếng Việt,viết đúng

Phần 2: Những từ nhiều người thường viết sai:

 

“Dành” và “giành”:

Dành: động từ mang nghĩa tiết kiệm, cất giữ hoặc xác định quyền sở hữu, chia phần cho ai đó. Ví dụ: để dành, phần này dành cho bạn (tương đương với “phần này thuộc về bạn”).

Giành: động từ chỉ sự tranh đoạt. Ví dụ: giành giật, giành chính quyền.

 

Dữ” và “giữ”:

“Dữ” là tính từ chỉ tính cách. Ví dụ: dữ dằn, giận dữ, dữ tợn, hung dữ, dữ dội…

“Giữ” là động từ chỉ việc sở hữu, bảo vệ. Ví dụ: giữ của, giữ gìn, giữ xe, giữ đồ…

 

Khoảng” và :khoản”:

“Khoảng” để chỉ một vùng không gian, thời gian, độ dài bị giới hạn. Vi dụ: khoảng cách, khoảng không, khoảng thời gian.

“Khoảng” cũng có khi được dùng để chỉ sự ước lượng. Ví dụ: Nhóm người đó có khoảng chục người.

“Khoản” là một mục, một bộ phận. Ví dụ: tài khoản, điều khoản, khoản tiền.

 

Số chẵn, số lẻ:

Chẵn dấu ngã, lẻ dấu hỏi là đúng.

 

Bán sỉ, bán lẻ:

Cách viết đúng: Cả sỉ và lẻ đều là dấu hỏi.

 

“Chẳng lẽ” (một từ thường đặt ở đầu câu, dùng để diễn tả suy đoán về một khả năng mà bản thân không muốn tin hoặc không muốn nó xảy ra):

Chẳng dấu hỏi, lẽ dấu ngã. Cái này ngược lại hoàn toàn với “số chẵn, số lẻ”.

 

“Chuyện” và “truyện”:

“Chuyện” là thứ được kể bằng miệng. “Truyện” là chuyện được viết ra và được đọc.

Ví dụ: “chuyện cổ tích” được kể dựa theo trí nhớ nhưng khi chuyện cổ tích được in vào sách thì nội dung được in đó gọi là “truyện cổ tích”. Và nếu có người đọc cuốn sách đó thì người đó đang đọc “truyện cổ tích”.

 

“Sửa” và “sữa”:

Sửa xe, sửa máy móc, sửa chữa là dấu hỏi.

Sữa bò, sữa mẹ, sữa tươi, sữa chua là dấu ngã.

 

“Chửa” và “chữa”:

Chửa: đồng nghĩa với mang thai, là dấu hỏi.

Chữa: đồng nghĩa với “sửa”, thường ghép với nhau thành từ ghép “sửa chữa” (lưu ý: sửa dấu hỏi, chữa dấu ngã mặc dù hai từ này đồng nghĩa)

 

“Dục” và “giục”:

“Dục” nói về chức năng sinh lý của cơ thể hoặc ham muốn. Ví dụ: thể dục, giáo dục, tình dục, dục vọng.

“Giục” nói về sự hối thúc. Ví dụ: giục giã, xúi giục, thúc giục.

 

“Giả”, “giã” và “dã”:

“Giả”: không phải thật nhưng trông giống thật. Ví dụ: hàng giả, giả dối, giả vờ

“Giả” còn là một từ gốc Hán mang nghĩa “người”. Ví dụ: tác giả (người tạo ra), cường giả (kẻ mạnh), khán giả (người xem), diễn giả (người nói trước công chúng về một chủ đề nào đó).

“Giã”: thường ghép với các từ khác. Ví dụ: giục giã, giã từ.

“Dã”: mang tính chất rừng rú, hoang sơ, chưa thuần hóa. Ví dụ: dã thú, hoang dã,  dã tính, dã man.

 

“Sương” và “xương”:

“Sương”: hơi nước xuất hiện vào buổi sáng sớm hoặc trong những hoàn cảnh thời tiết đặc biệt. Ví dụ: sương mù, giọt sương, hơi sương, sương muối.

“Xương”: phần khung nâng đỡ cơ thể động vật. Ví dụ: bộ xương, xương bò, xương hầm.

 

“Xán lạn”:

“Xán lạn” là cách viết đúng. Cả “xán” và “lạn” đều là những từ gốc Hán. “Xán” là rực rỡ, “lạn” là sáng sủa. Tất cả các cách viết khác như “sáng lạn”, “sáng lạng”, “sán lạn”… đều là những cách viết sai. Đây là một từ khó, khó đến nỗi rất nhiều bài báo cũng dùng sai.

 

“Rốt cuộc”:

“Rốt cuộc” là cách viết đúng. Nhiều người thường hay viết sai từ này thành “rốt cục” hoặc “rút cục”.

“Kết cục”:

“Kết cục” là cách viết đúng. “Kết cuộc” là cách viết sai.

 

“Xuất” và “suất”:

“Xuất” là động từ có nghĩa là ra. Ví dụ: sản xuất, xuất hiện, xuất bản, xuất khẩu, xuất hành, xuất phát, xuất xứ, xuất nhập… “Xuất” còn có nghĩa là vượt trội, siêu việt. Ví dụ: xuất sắc, xuất chúng…

“Suất” là danh từ có nghĩa là phần được chia. Ví dụ: suất ăn, tỉ suất, hiệu suất…


“Yếu điểm” và “điểm yếu”:

“Yếu điểm”: có nghĩa là điểm quan trọng. “Yếu điểm” đồng nghĩa với “trọng điểm”.

“Điểm yếu”: đồng nghĩa với “nhược điểm”.

 

“Tham quan”: 

"Tham quan" nghĩa là xem tận mắt để mở rộng hiểu biết. “Tham quan” là cách viết đúng, “thăm quan” là cách viết sai.

,chính tả,tiếng Việt,viết đúng

Phần 3: Một số quy tắc chính tả:

 

Ch/tr:

Chữ tr không đứng đầu các tiếng có vần có âm đệm như oa, oă, oe, uê. Do đó nếu gặp các vần này, ta dùng ch. Ví dụ: sáng choang, áo choàng, chích chòe, loắt choắt, chuệch choạc, chuếnh choáng…

 

Những từ Hán Việt có thanh nặng hoặc thanh huyền thường có âm đầu tr. Ví dụ: trịnh trọng, trình tự, trừ phi, giá trị, trào lưu...

 

Những từ chỉ vật dụng quen thuộc hoặc các mối quan hệ trong gia đình thường có âm đầu là ch. Những từ mang nghĩa phủ định cũng có âm đầu là ch. Ví dụ: chăn, chiếu, chai, chén, chổi, chum, chạn, chõng, chảo,... chuối, chanh, chôm chôm, cháo, chè, chả, chạy, chặt, chắn, chẻ,... cha, chú, chị, chồng, cháu, chắt,… chẳng, chưa, chớ, chả.

 

R/d/gi:

Chữ r và gi không đứng đầu các tiếng có vần có âm đệm (oa, oe, uê, uy). Do đó gặp các tiếng dạng này thì ta chọn d để viết, không chọn r hoặc gi. Ví dụ: dọa nạt, kinh doanh, duy trì, hậu duệ…


Trong các từ Hán Việt:

+ Các tiếng có thanh ngã hoặc thanh nặng thường viết với âm đầu d.

Ví dụ: diễn viên, hấp dẫn, bình dị, mậu dịch, kì diệu...

+ Các tiếng có thanh sắc hoặc thanh hỏi thường viết gi.

Ví dụ: giải thích, giá cả, giám sát, giới thiệu, tam giác...

+ Các tiếng có thanh huyền hoặc thanh ngang thường viết với âm đầu gi khi vần có âm đầu a và viết với âm đầu d khi vần có âm đầu khác a.

Ví dụ: gian xảo, giao chiến, giai nhân, tăng gia, gia nhân, du dương, do thám, dương liễu, dư dật, ung dung...

Phần 4: Bí quyết viết đúng chính tả:

 

Có những lỗi chính tả chúng ta viết sai mà không biết mình viết sai. Những lỗi này thường do bạn đã quen thuộc với chúng trong thời gian dài nên dù sau khi viết xong đọc lại bạn cũng không phát hiện ra. Tốt nhất hãy để người khác đọc bài viết của bạn và nhờ họ góp ý, sau khi đã biết được lỗi sai thì hãy ghi nhớ chúng để không phạm phải lần sau. 

Tra từ điển tiếng Việt (nếu không có từ điển giấy, có thể tra từ điển online trên mạng) để kiểm tra những từ mà bạn không nhớ rõ cách viết hoặc những từ mà bạn nghi ngờ.

Có một số lỗi không phải do bạn sai chính tả mà là do lỗi đánh máy. Sau khi viết, hãy kiểm tra lại cẩn thận bài viết của bạn để tìm và sửa những lỗi này.


Biên soạn: Woody Übermensch - Ohay TV

Nguồn ohay.tv

https://www.ohay.tv/view/mot-so-loi-chinh-ta-thuong-gap-trong-tieng-viet-va-huong-dan-cach-viet-dung/57110db269



  Các Tin khác
  + Đàn bà thông minh có 4 loại tài sản này, nhờ đó mà cuộc sống trong ấm ngoài êm (20/01/2025)
  + 3 cây cảnh phổ biến, dễ trồng, thu hút tài lộc, may mắn được nhiều gia đình lựa chọn chưng Tết (17/01/2025)
  + Cúng ông Công ông Táo nên dùng cá chép thật hay giấy: Hoá ra 90% không biết đáp án chính xác (17/01/2025)
  + Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ là đúng: Những điều cần lưu ý (17/01/2025)
  + Có 3 cái khổ trong đời, cái nào mà bạn chưa từng trải qua? (11/08/2024)
  + 4 thứ này của đàn bà càng nhỏ thì đàn ông càng mê mệt (11/08/2024)
  + 3 câu nói có thể hủy hoại hôn nhân nhưng rất nhiều chị em hay nói (11/08/2024)
  +   Phật dạy, hãy tránh xa 9 loại người này, họ chỉ mang đến xui xẻo cho chúng ta mà thôi (11/08/2024)
  + Tổ Tiên dạy rằng: ''Trên đời có 3 thứ tuyệt đối không nên đùa giỡn'', đó là gì? (10/08/2024)
  + 3 vị quý nhân bạn đi đến đâu sẽ theo đến đó, nhất định phải quý trọng họ (10/08/2024)
  + Ở đời có 3 thứ tiền này người nào biết tiêu thì càng giàu còn càng tiếc thì càng nghèo (10/08/2024)
  + Nếu có duyên gặp được người có 4 phẩm chất này thì nhất định phải kết giao, trân quý (10/08/2024)
  + Người nghèo thường không coi trọng 3 điều quý giá này, nên mãi vẫn nghèo (10/08/2024)
  +  Bù vào chỗ thiếu (01/08/2024)
  +  Câu chuyện có thật, mang tính "tâm linh". (31/07/2024)
  + Cuộc gọi vào lúc 3 giờ sáng làm chấn động thủ đô Đan Mạch (25/07/2024)
  + Nghệ Thuật Tốt Nhất Của Việc Lấy Những Thứ Dễ Dàng Hơn Trong Cuộc Sống. (25/07/2024)
  +   50 số điện thoại lừa đảo nhìn thấy nên cúp máy ngay kẻo mất sạch tiền trong tài khoản (23/07/2024)
  +  HAI BÀ BÀN CHUYỆN BÁN NHÀ THEO CON (14/07/2024)
  +  ĐÀN ÔNG MỘT KHI ĐÃ THÍCH NGOẠI TÌNH THÌ BẠN CÓ XINH ĐẸP ĐẾN ĐÂU ANH TA VẪN SẼ NGOẠI TÌNH NẾU CÓ CƠ HỘI.!!! (14/07/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 66532766

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July