Khổng Tử nói: “Người làm điều thiện thì Trời lấy phúc mà bồi hoàn, kẻ làm điều bất thiện thì Trời lấy họa mà trả lại”.
Trong Tăng Quảng Hiền Văn cũng viết: “Kẻ ác người sợ nhưng Trời không sợ, người hiền người khinh nhưng Trời chẳng khinh”.

Phúc báo không ở đâu xa mà ở sự tu dưỡng nội tâm và hành vi của chúng ta mà thôi. (Ảnh minh họa)
Người đang làm, Trời đang nhìn
Người tốt thường phải chịu thiệt thòi nhưng đạo Trời vốn công bình, lẽ đời tự có trả có vay. Người khác thiếu nợ bạn, Trời sẽ hoàn trả cho bạn. Người khác xử tệ với bạn, Trời sẽ bồi thường cho bạn.
Tăng Tử từng nói: “Người làm điều thiện, phúc tuy chưa đến mà họa đã rời xa”. Thiện lương của mỗi người là lá bùa hộ thân cho chính mình. Từ bỏ ác tâm chính là không kích động điều bất thiện, trừ bỏ ham muốn bản thân và rời xa thị phi.
Phẩm đức của quân tử giống như mặt trời, chiếu sáng những nơi tối tăm trên thế gian, không chỉ chiếu sáng người khác mà còn sưởi ấm bản thân mình.
Kẻ ác người sợ, Trời không sợ
Tiểu nhân cũng được sinh ra trong trời đất, sao có thể khiến họ biến mất đây? Điều ấy là không thể.
Vậy thì liều mình đấu với tiểu nhân đến cùng, hoặc dùng cái ác để ‘một mất một còn’ với họ, đó có phải là hành động sáng suốt hay không? Hiển nhiên không phải!
Đối đãi với tiểu nhân thì cách tốt nhất là: Không chấp nhặt với họ.
Có người nói vui rằng: “Bị chó cắn cũng không thể cắn lại”. Đạo lý cũng tương tự như thế: Khi bị tiểu nhân tính kế, nếu chúng ta cũng mưu tính lại thì sao có thể phân biệt mình với tiểu nhân đây?
Tục ngữ có câu: “Quân tử không đấu với tiểu nhân, ác nhân tự có ác nhân trị”. Nếu tiểu nhân nham hiểm mưu mô, thì trời đất rộng lớn này tất yếu cũng luôn có người trừng trị họ.