Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 25/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
  -  Văn Thơ Sưu Tầm
  -  Sáng Tác Cộng Đồng
  -  Văn thơ của bạn
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn Nghệ > Văn thơ của bạn >
  VẠN LÝ TRƯỜNG SƠN: Chương 3 - NHỮNG NGƯỜI LÍNH MẶC ÁO BÀ BA - (Thơ Nguyễn Hữu Quý) VẠN LÝ TRƯỜNG SƠN: Chương 3 - NHỮNG NGƯỜI LÍNH MẶC ÁO BÀ BA - (Thơ Nguyễn Hữu Quý) , Người xứ Nghệ Kiev
 

               1

Thăm thẳm những cánh rừng nguyên sinh

mọc lên từ nghìn năm trước.

         Ảnh minh họa - Internet

 

Ngọn gió hồng hoang lướt qua dấu cọp

voi tắm mưa bên thác đầu nguồn...

 

Trong bí ẩn đại ngàn

thế kỷ 20 trôi ngược về tiền sử

con người ít hơn thú dữ

đêm lấn ngày

bóng tối phủ triền miên.

Những bàn chân Điện Biên

đặt xuống Trường Sơn

soi mở con đường chiến lược

trong hoang vu dằng dặc

họ tự xóa đi dấu vết của mình.

 

Cuộc chiến cần lặng im

lặng – im – để – tồn – tại

lặng im

đường dây sơ khai

dưới những tầng cây không lọt ánh mặt trời.

 

Nén vào sâu tiếng nói, tiếng cười

người lính âm thầm xuyên mưa, xuyên nắng

Tiểu đoàn đầu tiên gùi công văn, súng đạn

lặng lẽ đi trong ẩm ướt rừng già

Bếp lửa gầy rưng rưng ém khói

từng bữa ăn giấc ngủ cũng giữ gìn

họ – đội quân vô hình

hòa nhập trong Trường Sơn trùng điệp.

 

 

Những người lính không mang quân phục

mặc áo bà ba

đi dép lốp thường dân

lòng rừng sâu ngỡ như vô tận

lưới hoang vu vây bủa chập chùng...

 

Tránh mắt giặc

và phải tránh xa dân

họ tách khỏi cuộc đời thường thương mến

đổi họ, thay tên

không địa chỉ

bao nhiêu thương nhớ

dằn lòng!

Bè chuối vượt sông

dây mây qua suối

trèo dốc ao, cây buộc thành thang.

 

Dốc

   4 thang –

          dốc

             6 thang –

                 cao vút

 

                  mồ hôi

                     thấm ướt

                           mây trời...

những vùng rừng xa xôi

                                      heo hút

Khe Hó

Chăng Hin

Voi Mẹp

La Rừng

Cà Lư

A So

Pa Lin

Tà Riệp...

người lính đi qua mưa dầm, nắng gắt

ai đếm được bao nhiêu cơn sốt rét

cơn lũ cắt rừng

trận hạn kiệt khô...

 

Nhưng thử thách lớn nhất chưa phải là đói khát

gương mặt người thân trong nỗi nhớ cồn cào

sau tấm bà ba là vầng ngực cháy

trái tim – mặt trời tỏa yêu dấu khôn nguôi.

 

Yêu cuộc đời nhưng phải tránh cuộc đời

thử thách ấy mới là lớn nhất

lấy Trường Sơn gánh hai đầu Nam – Bắc

vai sần chai kẽo kẹt những thôn miền...

                2

Áo bà ba nhuộm nâu, đen

mặc vào mặc cả thân quen quê nhà

nẻo khuất hun hút rừng già

vạt thương, vạt nhớ đậm đà chở che.

 

Gió đồng cọt kẹt trúc tre

tựa gốc cây ngủ vẫn nghe chiêm mùa

ướt mồ hôi, ướt giông mưa

thương người ở phía phèn chua bạc màu!

Yêu nhau cởi áo cho nhau

áo quê gói lại mưa ngâu đôi bờ

bên sông ai vẫn đợi chờ

người xuyên rừng thẳm mịt mờ bặt tin

 

Thời gian khâu chỉ lặng im

lặng im tóc rụng

lặng im gầy mòn

lặng im vá áo rách sờn

lặng im sống chết, mất còn, mòn phai

 

Núi sông nghìn dặm rộng dài

rú rừng lấp một thời trai ít lời

ở đâu chan chứa mặt trời

nơi đây một thuở chỉ người với cây...

Cầm trên tay tấm áo này

còn nghe xao xác hao gầy mùa rơi

gì như nỗi gió đầy vơi

hồn nương trăng khuyết cuối trời oà sương

 

Người về lại nẻo quê hương

linh ngan ngát khói, cốt Trường Sơn xa

chẳng còn mặc áo bà ba

ảnh thờ – quân phục trông ra cuộc đời

 

Người không thêm tuổi, nụ cười

vẫn như cái thuở đôi mươi ở rừng

già không tới, trẻ rưng rưng

lặng yên mà sống tận cùng thế gian

Chiến trang nhập khẩu đại ngàn

hoà bình theo gió về làng ru nhau

vá lành những nẻo thương đau

cho bao cơn bão rừng sâu tan dần

 

Bao nhiêu đời lính âm thầm

ngấm sâu vào đất, chảy ngầm vào sông

xưa trận mạc, giờ hư không

vẫn hồn chiến sĩ ở trong đất trời

 

         Ảnh minh họa - Internet

 

Mong manh áo vải một thời

chưa đi qua hết cuộc đời thanh xuân

bây giờ lấy cỏ làm xanh

âm – dương hai vạt ấm lành nỗi quê...

(Hết chương 3 - Chương4: Hồi ức của lửa)

               Tin liên quan: 

VẠN LÝ TRƯỜNG SƠN: Chương 2 - KHAI SINH (Thơ Nguyễn Hữu Quý)

http://nguoixunghekiev.vn/serviceView_323_361_14180.html

VẠN LÝ TRƯỜNG SƠN - Thơ Nguyễn Hữu Quý

http://nguoixunghekiev.vn/serviceView_323_361_14110.html

TÂM SỰ - Thơ Nguyễn Hữu Quý

http://nguoixunghekiev.vn/serviceView_323_333_13831.html

 

 


  Các Tin khác
  + Tháng giêng non thương mùa nắng hạ (19/09/2024)
  + Những hàng thông lặng im (19/09/2024)
  + MẮT TRĂNG (19/09/2024)
  + LÒNG TỰ TÔN (01/08/2024)
  +  CHUYỆN O NẬY (31/07/2024)
  + THÁNG BẢY VỀ.. (25/07/2024)
  + MÙA HOA GẠO (25/07/2024)
  +  TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN (25/07/2024)
  +  NHẶT MẸ VỀ NUÔI (25/07/2024)
  + HÀNG THẢI (31/05/2024)
  + NỖI ĐAU BỊ LỪA DỐI. (31/05/2024)
  + VÙNG KÍ ỨC TRẮNG (30/05/2024)
  + Dưới ánh sương mai (26/05/2024)
  + VẰNG VẶC CHỮ TÂM (Thơ BÙI NGỌC BÍCH) (19/02/2024)
  + ĐẾN VỚI BÀI THƠ HAY Thơ Trần Huy Liệu Lời bình Bùi Ngọc Bích (19/02/2024)
  + GIÓ MÙA (02/11/2023)
  + TẢN MẠN CUỐI THU (02/11/2023)
  + Truyện ngắn. MỘT KIẾP NGƯỜI. (02/11/2023)
  + DỊU DÀNG MÙA THU (04/09/2023)
  + Thơ Nguyễn Hữu Quý - ĐÃ TỚI MÙA ĐÔNG (11/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66077933

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July