Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 06/02/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
  -  Pháp luật và cuộc sống
  -  Giáo dục
  -  Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn hóa - Xã hội >
  Vì sao sau 30 năm mới đưa sự kiện Gạc Ma vào sách giáo khoa? 13/03/2018 18:26 GMT+7 Vì sao sau 30 năm mới đưa sự kiện Gạc Ma vào sách giáo khoa? 13/03/2018 18:26 GMT+7 , Người xứ Nghệ Kiev
 

Sự kiện Gạc Ma sẽ được đưa vào chương trình môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới - GS Phạm Hồng Tung, Chủ biên chương trình môn Lịch sử của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cho biết.

Cụ thể, thứ nhất là hợp phần lịch sử của môn Lịch sử và Địa lý cấp THCS.

Ở học phần này, chương trình sẽ giúp học sinh tìm hiểu thông sử Việt Nam, khu vực Đông Nam Á.

Sự kiện Gạc Ma sẽ được đưa vào nội dung lịch sử Việt Nam và Đông Nam Á từ 1986 đến nay và đặt trong bối cảnh lịch sử dân tộc và lịch sử khu vực, lịch sử thế giới để xem xét, trình bày.

 
 
 
 
 

Clip: Biển Cẩm Nhượng chiều ngày 12 tháng 3 năm 2018, chuẩn bị thả hoa đăng tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh khi làm nhiệm vụ tại đảo Gạc Ma 30 năm trước.


Thứ hai, ở THCS có một chủ đề tích hợp, dự kiến đặt tên là Biển đảo Việt Nam. Nội dung này có các nội dung là Địa lý tự nhiên, Kinh tế biển, Tài nguyên biển, Lịch sử chủ quyền biển đảo của Việt Nam, bao gồm lịch sử quá trình khẳng định và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Trong đó có sự kiện Gạc Ma 1988, hải chiến Trường Sa 1988 và nói đến tình hình hiện nay.

"Điều này để nói lên việc chúng ta khẳng định Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam với những bằng chứng lịch sử và pháp lý quốc tế thật sự thuyết phục, chẳng hạn như quyết nghị của Hội nghị hòa bình San Francisco. Tại đây, Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu, là đại diện chính thức của Việt Nam, đã tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và được tuyệt đại đa số các quốc gia (48/51) tham dự hội nghị thừa nhận"- GS Tung khẳng định.

Theo ông Tung, như vậy cuộc đấu tranh bảo vệ và thực hiện chủ quyền quốc gia đối với Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là chính nghĩa, do đó việc Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, đặc biệt dùng vũ lực để thảm sát 64 chiến sĩ ở đảo Gạc Ma năm 1988 là hành động trái với chính nghĩa thông thường, trái với công ước và luật pháp quốc tế, chà đạp lên căn cứ lịch sử và pháp lý hiển nhiên. Đồng thời, chúng ta phải bác bỏ một số lập luận của Trung Quốc, rằng nước này làm chủ Biển Đông từ thời Tây Hán.

Ở phần thứ 3 Gạc Ma sẽ được dạy trong cấp THPT với hai chủ đề là Lịch sử các cuộc chiến tranh giải phóng bảo vệ Tổ quốc và chủ đề Biển Đảo Việt Nam. Học sinh THPT được tìm hiểu về sự kiện Gạc Ma 1988 trong cái nhìn xuyên suốt của truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc để giữ từng tấc đất của Tổ quốc, rút ra bài học xuyên suốt lịch sử. Đất nước ta là một quốc gia đất không rộng, người không đông, kinh tế chưa phải là mạnh, nhưng thường xuyên phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm hung hãn. Vì vậy phải bảo vệ Tổ quốc bằng sức mạnh đoàn kết của toàn dân, của sự kết hợp với sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại.

Vì sao 30 năm Gạc Ma mới được đưa vào sách Lịch sử?

Giải thích về lý do này, GS Phạm Hồng Tung cho rằng, tất cả sự kiện lịch sử khác của Việt Nam và thế giới cần có thời gian để nghiên cứu, thậm chí là cần “độ lùi lịch sử” nhất định để sưu tập, kiểm chứng tư liệu; chiêm nghiệm, đánh giá đúng bản chất vai trò, vị trí của sự kiện trong tiến trình lịch sử dân tộc và khu vực, thế giới.

 

"Gạc Ma cũng là một sự kiện như vậy, và vì đây là một sự kiện tương đối phức tạp, phải nghiên cứu rất cẩn trọng. Hơn nữa, việc công bố kết quả nghiên cứu sẽ ảnh hưởng đến quá trình nhận thức lịch sử của toàn xã hội. Việc 30 năm sau mới công bố sự kiện Gạc Ma trong SGK và giảng dạy trong Chương trình giáo dục phổ thông mới càng phải cần trọng hơn" - GS Tung lý giải.

Theo ông Tung, việc đưa Gạc Ma vào SGK Lịch sử là một điểm mới.

Vì vậy, khi dạy về Gạc Ma hay cuộc chiến của An Dương Vương chống quân Triệu Đà, kháng chiến chống Nguyên Mông, chống quân xâm lược nhà Minh, rồi quân Mãn Thanh… Hải chiến Hoàng Sa năm 1974, đến các cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, các sự kiện Vị Xuyên, Gạc Ma năm 1988, đều phải tôn trọng sự thật lịch sử khách quan. Tránh tình trạng viết sai sự thật để sau này khi các em tìm thấy sự thật sẽ cho rằng chúng ta nói dối, và mất lòng tin vào lịch sử.

"Tất cả cuộc chiến tranh đều là là nỗi đau, mất mát của nhân loại. Chúng ta cần hướng nhân loại đến khát vọng yêu hòa bình, tránh xung đột trong tương lai, để tìm đến giải pháp khác ngoài chiến tranh, để giải quyết mâu thuẫn bất đồng giữa các dân tộc nếu có.

Việc nghiên cứu và giảng dạy về những sự kiện lịch sử để khép lại quá khứ, hóa giải hận thù, hóa giải mâu thuẫn, hướng đến tương lai hòa hợp, hòa bình, hợp tác, hữu nghị để cùng phát triển.

Chúng ta phải giáo dục thế hệ tương lai hướng đến hòa giải lịch sử. Nhân dân, thế hệ trẻ Việt Nam và Trung Quốc không mong muốn gì hơn ngoài việc hướng đến tương lai phát triển bền vững trong hòa bình hữu nghị và hợp tác" - GS Tung nhấn mạnh

Lê Huyền

http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/gac-ma-se-xuat-hien-3-lan-trong-chuong-trinh-lich-su-moi-435549.html


  Các Tin khác
  + Sân bay Tân Sơn Nhất nhộn nhịp khách mùng 1 Tết Ất Tỵ (30/01/2025)
  + Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (30/01/2025)
  + Táo quân 2025: Khán giả khen "đỉnh nóc", nói Ngọc Hoàng "gánh team" (29/01/2025)
  + Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày đầu xuân mới (29/01/2025)
  + TikToker nổi tiếng có hơn 1 triệu người theo dõi bị khởi tố (24/01/2025)
  + Thủ tướng triệu tập lãnh đạo Vingroup, Sungroup, Novaland… dự hội nghị quan trọng dự kiến cuối tháng 1 (24/01/2025)
  + Chủ tịch nước Lương Cường: Tết là sum vầy, đoàn viên và Tết là để trở về (20/01/2025)
  + Đi xe máy đèo theo chó sẽ bị xử phạt (20/01/2025)
  + Tin vui: Trước Tết Nguyên Đán 2025, người hưu trí sẽ nhận khoản tiền, là khoản gì? (17/01/2025)
  + Cà Mau: Chồng chém vợ rồi tự sát trên đường ra tòa ly hôn về (17/01/2025)
  + Triệt phá vụ cho vay nặng lãi với số tiền lên đến 300 tỷ đồng (17/01/2025)
  + Thủ đoạn lừa hàng loạt người đi xuất khẩu lao động, chiếm đoạt trên 3 tỷ đồng của nam thanh niên Cần Thơ (17/01/2025)
  + TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Đâm chết người tại cây xăng; tuyên án vụ cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục (17/01/2025)
  + Cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng được đề nghị cho hưởng án treo, cựu Vụ trưởng đề nghị án bằng thời gian tạm giam (17/01/2025)
  + Cựu Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến nói rất buồn và cay đắng (17/01/2025)
  + Hai vụ án oan sai: Kỷ luật phó giám đốc công an và viện phó VKS tỉnh (14/01/2025)
  + Ông Uông Việt Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (02/01/2025)
  + 8 sĩ quan Việt Nam lên đường nhận nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (02/01/2025)
  + Thống nhất phương án hợp nhất, sáp nhập các cơ quan thuộc Chính phủ (02/01/2025)
  + Bán vé tàu Tết và tổ chức chạy thêm chặng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66920421

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July