Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 23/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
  -  Pháp luật và cuộc sống
  -  Giáo dục
  -  Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn hóa - Xã hội >
  Bệnh viện xuống cấp giữa lòng thành phố (bài 1): Suốt 12 năm, bệnh viện mới vẫn nằm trên giấy Bệnh viện xuống cấp giữa lòng thành phố (bài 1): Suốt 12 năm, bệnh viện mới vẫn nằm trên giấy , Người xứ Nghệ Kiev
 
Bạch Dương Thứ năm, ngày 10/11/2022 
LTS: Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng chia sẻ, TP.HCM có 3 bệnh viện chuyên khoa xuống cấp, cũ kỹ mà chưa có đất, chưa được đầu tư xây mới. Đó là Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Bệnh viện Tâm thần. Chuyện đã kéo dài nhiều năm khiến người bệnh và nhân viên y tế đều thiệt thòi.
Bệnh viện xuống cấp giữa lòng thành phố (bài 1): Suốt 12 năm, bệnh viện mới vẫn nằm trên giấy - Ảnh 1.

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình luôn trong tình trạng đông nghẹt bệnh nhân. Ảnh: G.L

Bệnh viện xuống cấp giữa lòng thành phố: Tận dụng mọi không gian để khám bệnh

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM ban đầu là một bệnh viện của người Hoa, được xây dựng năm 1968 với diện tích khuôn viên 5.051m2, đến nay đã thay đổi qua nhiều tên khác nhau. Trải qua hơn 50 năm nên cơ sở hạ tầng kết cấu công trình đã xuống cấp. Bệnh viện lúc đầu được xây với quy mô chỉ 100 giường bệnh, đến nay thì thực trạng bệnh viện khoảng 600 giường (bao gồm các giường nằm ngoài hành lang các khoa phòng).


Tại khoa khám bệnh của bệnh viện lúc nào cũng ken đặc người. Lãnh đạo bệnh viện cho biết, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khám ngoại trú khoảng 1.500-2000 bệnh nhân, bệnh nhân nội trú khoảng từ 600-700 bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân nội hoặc ngoại trú có ít nhất có 1 người đi theo, cộng với khoảng 900 nhân viên, chưa kể các sinh viên, bác sĩ đi học chấn thương chỉnh hình (học định hướng chấn thương chỉnh hình, chuyên khoa I, II, cao học…) thì mỗi ngày bệnh viện tiếp khoảng 5.000 con người trong 1 bệnh viện xuống cấp và quá tải.

"Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình giống như một cái áo chật chội nên khu vực nào cũng quá tải. Nhưng quá tải trầm trọng là ở khu khám bệnh, khu vực chụp X quang, khu vực nội trú (khoa chi dưới và khoa chi trên) và khu phòng mổ", một bác sĩ nói.

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình cũng là bệnh viện có nhiều "không" nhất: Không có cổng vào khám bệnh riêng, cổng cấp cứu cũng là cổng để bệnh nhân vào khám bệnh. Bệnh nhân đến bốc số khám bệnh từ sáng sớm, một hành lang nhỏ nhưng tập trung bao gồm cấp cứu, lấy số thứ tự khám bệnh (cấp cứu, bảo hiểm, không bảo hiểm), nhà thuốc, phòng viện phí, khu vực ngồi chờ khám, không đủ ghế ngồi bệnh nhân phải ngồi lên bậc tam cấp, phải đứng…để chờ khám, lãnh thuốc…

Bệnh viện không có chỗ để xe. Bãi xe của bệnh viện phục vụ cho bệnh nhân đến khám nhưng quá nhỏ, bệnh nhân đến thường gặp bảng ghi "hết chỗ để xe" và bệnh nhân phải tự tìm chỗ gởi xe bên ngoài. Bệnh viện không có khuôn viên để xe cho nhân viên y tế, phải thuê nhà dân bên ngoài cho nhân viên và xin để xe bên phần đất của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.

Bệnh viện xuống cấp giữa lòng thành phố (bài 1): Suốt 12 năm, bệnh viện mới vẫn nằm trên giấy - Ảnh 3.

"Kẹt xe" trong Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM. Ảnh: G.L

Khuôn viên bệnh viện quá chật chội, chỉ có 1 con đường "độc đạo" để di chuyển bệnh nhân khám bệnh, chụp X-quang, chuyển bệnh nhân đi mổ cấp cứu, thậm chí… di chuyển rác thải. Điều này dẫn đến tình trạng "kẹt xe" ngay trong bệnh viện, khiến môi trường bệnh viện dễ bị nhiễm khuẩn hơn, nhiều kẻ xấu lợi dụng bệnh nhân chen lấn để móc túi, cò bệnh… Cả nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà đều mệt mỏi do cơ sở vật chất chật hẹp, quá đông.

Bệnh viện đã phải gộp các phòng nhỏ thành phòng lớn để tăng diện tích sử dụng, tận dụng tối da diện tích để phục vụ bệnh nhân như xây thêm phòng mổ, phòng chụp X-quang… Thậm chí phải kê thêm bàn khám trong 1 phòng khám để khám được nhiều bệnh nhân hơn.

Khi dịch Covid-19 xuất hiện, vấn đề làm sao để có khu cách ly cấp cứu, khu cách ly nội trú, khu cách ly ngoại trú, khu vùng đệm đối với bệnh viện thực sự là một vấn để nan giải. Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình phải làm việc với UBND phường để làm các container bên ngoài bệnh viện thay thế phòng khám bệnh nhằm sàng lọc bệnh nhân có triệu chứng hô hấp, nghi ngờ Covid-19.

Bệnh viện xuống cấp giữa lòng thành phố (bài 1): Suốt 12 năm, bệnh viện mới vẫn nằm trên giấy - Ảnh 4.

Ký túc xá Trường Kỹ thuật Cao Thắng chắn bên ngoài Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM. Ảnh: G.L

Bệnh viện xuống cấp, hơn 50 tuổi nơm nớp nỗi lo nguy cơ cháy nổ

Chắn ngay bên ngoài Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM là khu ký túc xá Trường Kỹ thuật Cao Thắng được xây dựng từ rất lâu, xuống cấp trầm trọng, đã nhiều lần ảnh hưởng đến an toàn của bệnh viện.

Năm 2007, tấm đan bê tông từ lầu 5 ký túc xá rơi xuống làm chết một người lái xe ôm đậu phía trước cổng số 2 của bệnh viện trên đường Trần Hưng Đạo.

Năm 2015, đoạn ống nước bằng sắt rơi từ lầu 8 ký túc xá xuyên qua mái tôn xuống phòng mổ của bệnh viện.

Ngày tháng 11/2017, nước thải từ bô rác của ký túc xá chảy sang bệnh viện làm nhiễm khuẩn khu vực cấp cứu, hành lang chuyển bệnh vào phòng mổ.

Bệnh viện xuống cấp giữa lòng thành phố (bài 1): Suốt 12 năm, bệnh viện mới vẫn nằm trên giấy - Ảnh 5.

Vụ cháy ký túc xá năm 2019. Ảnh: P.V

Đặc biệt, chỉ trong tháng 7/2019, ký túc xá này bị cháy 2 lần khiến bệnh viện phải sơ tán khẩn cấp bác sĩ và bệnh nhân sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, có bệnh nhân vừa phẫu thuật cột sống được buộc chặt vào giường, khoảng 6-7 nhân viên y tế khiêng từ lầu 3 xuống để di tản.

Lãnh đạo bệnh viện cho biết, mặc dù đám cháy đã được kiểm soát, không có thiệt hại về người nhưng đã gây nên nỗi lo, sự hoảng hốt của bệnh nhân, thân nhân người bệnh và đội ngũ nhân viên y tế đang làm việc tại bệnh viện.

Ngay sau đó, tháng 8/2019, Sở Y tế TP.HCM đã có tờ trình gửi UBND TP, kiến nghị cần phải tháo dỡ ngay tòa nhà ký túc xá Trường kỹ thuật Cao Thắng. Sở Y tế nhận định, tòa nhà này đã xuống cấp và gây nhiều sự cố lớn, có nguy cơ đe dọa tính mạng, sức khỏe đối với bệnh nhân, thân nhân và y bác sĩ Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình. Đặc biệt, nếu sự cố xảy ra vào ban đêm, hậu quả sẽ vô cùng lớn bởi đặc thù người bệnh tại đây là bệnh chấn thương, di chuyển rất khó khăn…

Đến nay, sau 3 năm Sở Y tế gửi văn bản kiến nghị, ký túc xá Trường kỹ thuật Cao Thắng vẫn đang sừng sững trước mặt Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình.

Bệnh viện xuống cấp giữa lòng thành phố (bài 1): Suốt 12 năm, bệnh viện mới vẫn nằm trên giấy - Ảnh 6.

Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM luôn trong tình trạng quá tải, bệnh nhân phải nằm ngoài hành lang. Ảnh: G.L

Hiện nay, nội khu bệnh viện mới được sơn sửa sạch sẽ, nhiều khoa phòng được chỉnh trang lại. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế, bệnh viện vẫn là cơ sở y tế xuống cấp trầm trọng mà chưa được xây mới.

Trên thực tế, năm 2009, dự án Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM mới đã được lập thiết kế xây dựng ở một vị trí khác, thay thế cơ sở hiện tại. Địa điểm là tại khu 6A, ấp 4B, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh. Diện tích xây dựng 5,2 hecta, quy mô 500 giường. Tổng mức đầu tư dự kiến là 1.680 tỷ đồng. Thời gian dự kiến khởi công vào quý 2 năm 2017. Tuy nhiên đến nay đã 12 năm, dự án vẫn nằm nguyên trên giấy, còn người bệnh và nhân viên y tế vẫn nơm nớp nỗi lo cháy nổ, xuống cấp mỗi ngày.

Bài 2: Bệnh viện xấu nhất thành phố

https://danviet.vn/benh-vien-xuong-cap-giua-long-thanh-pho-bai-1-suot-12-nam-benh-vien-moi-van-tren-giay-20221109190944426.htm

 


  Các Tin khác
  + Chủ tịch nước Lương Cường: Tết là sum vầy, đoàn viên và Tết là để trở về (20/01/2025)
  + Đi xe máy đèo theo chó sẽ bị xử phạt (20/01/2025)
  + Tin vui: Trước Tết Nguyên Đán 2025, người hưu trí sẽ nhận khoản tiền, là khoản gì? (17/01/2025)
  + Cà Mau: Chồng chém vợ rồi tự sát trên đường ra tòa ly hôn về (17/01/2025)
  + Triệt phá vụ cho vay nặng lãi với số tiền lên đến 300 tỷ đồng (17/01/2025)
  + Thủ đoạn lừa hàng loạt người đi xuất khẩu lao động, chiếm đoạt trên 3 tỷ đồng của nam thanh niên Cần Thơ (17/01/2025)
  + TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Đâm chết người tại cây xăng; tuyên án vụ cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục (17/01/2025)
  + Cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng được đề nghị cho hưởng án treo, cựu Vụ trưởng đề nghị án bằng thời gian tạm giam (17/01/2025)
  + Cựu Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến nói rất buồn và cay đắng (17/01/2025)
  + Hai vụ án oan sai: Kỷ luật phó giám đốc công an và viện phó VKS tỉnh (14/01/2025)
  + Ông Uông Việt Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (02/01/2025)
  + 8 sĩ quan Việt Nam lên đường nhận nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (02/01/2025)
  + Thống nhất phương án hợp nhất, sáp nhập các cơ quan thuộc Chính phủ (02/01/2025)
  + Bán vé tàu Tết và tổ chức chạy thêm chặng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (06/12/2024)
  + Thủ tướng phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (06/12/2024)
  + Chủ tịch nước Lương Cường: Xây dựng ngành tòa án tinh - gọn - mạnh (02/12/2024)
  + An Giang: Rắn độc bò vào nhà dân vì nhiều người phóng sinh trăn, rắn trên núi? (02/12/2024)
  + TPHCM xin ý kiến việc đặt tên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cho các đoạn quốc lộ (02/12/2024)
  + Thị sát thực tế, Chủ tịch Hà Nội "chốt" thời hạn hồi sinh sông Tô Lịch (02/12/2024)
  + Thầy bói online nở rộ, người dân tiền mất tật mang, ĐBQH chất vấn Bộ trưởng giải pháp nào để xử lý (12/11/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66557893

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July