Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
  -  Pháp luật và cuộc sống
  -  Giáo dục
  -  Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn hóa - Xã hội >
  Những câu chuyện đầy nước mắt của phụ nữ mưu sinh trong đêm 20/10 Những câu chuyện đầy nước mắt của phụ nữ mưu sinh trong đêm 20/10 , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Nguyễn Long

Hình ảnh bà lão khoảng 80 tuổi đang ngồi bốc cơm nguội ăn.

Họ là những người phụ nữ, vì cuộc đời bất hạnh mà trôi dạt về đây để mưu sinh bằng những công việc khổ cực. Ngày 20/10 với họ cũng chỉ như ngày thường.
  •  

Tối 20/10, trời Hà Nội đổ những cơn mưa nhỏ khiến nhiệt độ giảm xuống chỉ còn 16 độ C, trong khi nhiều phụ nữ đang hạnh phúc bên gia đình với những bó hoa, những phần quà và lời chúc mừng nhân ngày Phụ nữ Việt Nam thì còn không ít những phụ nữ ngồi co ro ngoài đường, miệt mài mưu sinh…

Hơn 22h, chị Nguyễn Thị Bé (45 tuổi) vẫn miệt mài thu gom rác quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm, hôm nay công việc của chị vất vả hơn mọi ngày vì đường nhiều rác, nước mưa khiến lá cây bám chặt xuống mặt đường nên quét rất khó đi.

Những câu chuyện đầy nước mắt của phụ nữ mưu sinh trong đêm 20/10 - Ảnh 1.

Chị Nguyễn Thị Bé đang thu gom rác ở khu vực gần hồ Hoàn Kiếm

"Công việc này tuy nặng nhọc, hôi hám, nhưng có thể giúp tôi kiếm thêm thu nhập để lo cho gia đình. Ngày 20/10 với tôi cũng chỉ như ngày thường thôi, chẳng có hoa cũng chẳng có quà. Bình thường tôi làm ca ngày, nhưng hôm nay làm đổi ca cho mấy chị em làm cùng, vì tối nay họ bận đi liên hoan. Nhìn người ta đi ăn, đi chơi, còn mình vẫn phải đi làm, nghĩ cũng tủi thân lắm, nhưng hoàn cảnh của tôi không cho phép mình được như thế. Chồng tôi mất sớm, tôi đang phải nuôi con gái học đại học nên rất tốn kém. Cuộc sống "ăn chưa hết bữa nay đã phải lo cho bữa mai" nên mọi thứ đều phải chắt chiu", chị Bé chia sẻ.

Ngồi co ro trên phố Lương Văn Can (Q.Hoàn Kiếm, TP Hà Nội), bà Nguyễn Thị Chắc (65 tuổi, quê Hải Phòng) cho biết, bà sinh ra trong một gia đình nghèo, lớn lên bà cũng không lấy chồng, năm 2017, bà lên Hà Nội đi nhặt đồng nát, công việc chỉ đủ để bà ăn uống qua ngày chứ không đủ tiền thuê trọ.

Những câu chuyện đầy nước mắt của phụ nữ mưu sinh trong đêm 20/10 - Ảnh 2.

Bà Nguyễn Thị Chắc cả ngày nay đã phải chịu đói.

"Bố mẹ tôi qua đời hết rồi, anh chị em có 6 người, nhưng giờ cũng chẳng biết họ ở đâu nữa. Trước kia ở Hải Phòng, tôi cũng chỉ làm nông thôi, nhưng càng làm càng lỗ nên tôi chọn ra Hà Nội mưu sinh với mong muốn có được cuộc sống no đủ hơn, nhưng không ngờ cuộc sống cũng chẳng khá khẩm hơn là bao. Những ngày tạnh ráo thì có thể đi nhiều nơi, nhặt nhạnh nhiều thứ được, còn trời mưa thì chỉ có tìm chỗ để trú thôi. Cả ngày nay tôi chưa ăn gì cả vì không còn đồng nào…", bà Chắc nói.

Đã 5 năm nay, cuộc sống bà Chắc cứ diễn ra như vậy, hàng ngày bà đi lang thang khắp phố phường Hà Nội để nhặt đồng nát, hôm nào nắng ráo thì đủ ăn, còn hôm mưa thì nhịn. Vất vả là thế, nhưng đến tối bà cũng chẳng có chỗ ngủ yên, thường thì sẽ… tiện đâu ngủ đấy.

Trên phố Hai Bà Trưng (Q.Hoàn Kiếm, TP Hà Nội), mỗi khi màn đêm buông xuống, cảnh những người phụ nữ nằm, ngồi la liệt trên vỉa hè đã trở nên quá quen thuộc với bất cứ ai đã đến đây. Thế nhưng, ít ai biết rằng, đằng sau những mảnh đời éo le và bất hạnh đó còn là những câu chuyện đầy nước mắt.

Những câu chuyện đầy nước mắt của phụ nữ mưu sinh trong đêm 20/10 - Ảnh 3.

Bà Trần Thị Hiền thường hay ngủ lại trên vỉa hè phố Hai Bà Trưng

Đã hơn 23h đêm, nhưng bà Trần Thị Hiền (54 tuổi, quê Thái Nguyên) vẫn chưa thể ngủ vì lạnh. Bà Hiền kể, bà từng có một cuộc sống hạnh phúc, năm lên 18 tuổi, bà kết hôn cùng một người đàn ông cùng xã, không lâu sau bà hạ sinh một đứa con gái đầu lòng, trong sự phấn khởi của cả gia đình. Thế nhưng, chỉ vài năm sau, chồng bà sinh nhiều "thói hư tật xấu", khiến gia đình đổ vỡ.

"Cuộc sống khó khăn, chồng lại cờ bạc, gái gú, bao nhiêu tài sản trong gia đình ông ấy cũng mang đi cầm cố hết. Có lần ông ta còn dẫn cả "bồ" về nhà, tôi có ý kiến thì ông ấy còn lấy dép cao su đánh vào đầu, vào mặt tôi. Không chịu được cuộc sống như vậy, tôi đã làm đơn ly hôn…", bà Hiền nói.

Sau khi ly hôn, tòa giải quyết cho bà Hiền nuôi dưỡng con gái, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, con gái bà Hiền đi tắm ao cùng đám bạn trong xóm, đã không may bị đuối nước, khi mới 12 tuổi. Đau buồn vì đứa con gái duy nhất qua đời, bà Hiền trầm cảm mất một thời gian dài.

Đến năm 2018, bà Hiền xuống Hà Nội đi làm thuê cho các nhà hàng, quán ăn. Nhưng từ thời điểm dịch Covid-19, bà phải nghỉ việc do cửa hàng không thuê nữa. Cũng từ thời điểm đó, bà không làm gì ra tiền nên phải trả lại phòng trọ. Hàng ngày bà đi lang thang khắp nơi nhặt ve chai. Đến tối bà lại về phố Hai Bà Trưng trải cái áo mưa ra vỉa hè để ngủ.

"Bây giờ ăn còn lo không nổi, tiền đâu mà thuê nhà trọ. Đói, rét cũng phải cố mà chịu thôi. Ở đây cũng nhiều hoàn cảnh éo le như mình, chúng tôi vẫn thường động viên nhau cố gắng, sống được ngày nào hay ngày đó, chứ cứ thế này cũng chẳng mơ đổi đời, chỉ cầu mong sao có nhiều sức khỏe thôi…", bà Hiền nói.

Dọc phố Hai Bà Trưng, còn rất nhiều phụ nữ có hoàn cảnh như bà Hiền, họ đến từ nhiều nơi khác nhau, nhưng họ cùng cực khổ như nhau. Với họ, món quà lớn nhất là sức khỏe để có thể đi làm, không phải chịu đói.

https://phunuvietnam.vn/nhung-cau-chuyen-day-nuoc-mat-cua-phu-nu-muu-sinh-trong-dem-20-10-2022102102364925.htm


  Các Tin khác
  + Bán vé tàu Tết và tổ chức chạy thêm chặng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (06/12/2024)
  + Thủ tướng phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (06/12/2024)
  + Chủ tịch nước Lương Cường: Xây dựng ngành tòa án tinh - gọn - mạnh (02/12/2024)
  + An Giang: Rắn độc bò vào nhà dân vì nhiều người phóng sinh trăn, rắn trên núi? (02/12/2024)
  + TPHCM xin ý kiến việc đặt tên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cho các đoạn quốc lộ (02/12/2024)
  + Thị sát thực tế, Chủ tịch Hà Nội "chốt" thời hạn hồi sinh sông Tô Lịch (02/12/2024)
  + Thầy bói online nở rộ, người dân tiền mất tật mang, ĐBQH chất vấn Bộ trưởng giải pháp nào để xử lý (12/11/2024)
  + Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành thực hiện tinh thần "nói đi đôi với làm và làm ngay" (12/11/2024)
  + An Tây trước khi liên quan ma túy: Kiếm tiền tỷ từ mạng xã hội, sống sang chảnh (11/11/2024)
  + Thủ tướng đề nghị Trung Quốc hỗ trợ vốn, công nghệ xây 3 tuyến đường sắt (07/11/2024)
  + Rủi ro "mất tích" của phi công khi cố đưa máy bay Yak-130 xa khu dân cư (07/11/2024)
  + Quảng cáo thực phẩm chức năng như thần dược: Sai sự thật, bất chấp đạo đức (07/11/2024)
  + Quá khứ vào tù ra tội của trùm giang hồ Bình "Kiểm" (06/11/2024)
  + Công an tỉnh Tây Ninh hỗ trợ Campuchia khống chế đám cháy ở casino (05/11/2024)
  + Hai bệnh viện chục tỷ bỏ không, ĐBQH đề nghị đưa vào sử dụng ngay (05/11/2024)
  + Đại biểu Quốc hội nói về sàn Temu hoạt động "bát nháo", giá vàng nhảy múa (24/10/2024)
  + Quy trình bầu Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo Quy định mới của Đảng (23/10/2024)
  + Công an triệu tập 5 người dân ở Đà Lạt đăng tin xuyên tạc về Đoàn mô tô hộ tống và Kỵ binh (13/10/2024)
  + Phó Chủ tịch Quốc hội: Nên giảm bớt xây dựng công trình hoành tráng rồi một năm chỉ sử dụng đôi lần (08/10/2024)
  + Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu "điểm sáng" của nền kinh tế sau bão lũ (07/10/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 65996182

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July