Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
  -  Pháp luật và cuộc sống
  -  Giáo dục
  -  Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn hóa - Xã hội >
  Đà Nẵng đến Quảng Ngãi mưa rất to, gió giật mạnh Đà Nẵng đến Quảng Ngãi mưa rất to, gió giật mạnh , Người xứ Nghệ Kiev
 

Khu vực dự báo tâm bão Noru từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi mưa rất to, gió giật mạnh, vùng ven biển sóng lớn cao 4-5 m, chiều 27/9.

 
 

Mưa gió ở Đà Nẵng, Quảng Ngãi

13h hôm nay, TP Đà Nẵng mưa rất to. Người dân ra đường thưa dần. Các chợ truyền thống đóng cửa. Người lao động nghỉ làm. Phía nam bán đảo Sơn Trà đã bắt đầu có gió giật mạnh. Đây là khu vực đón bão đầu tiên ở Đà Nẵng.

Chủ tịch UBND TP Lê Trung Chinh cho biết, 20h tối nay, chính quyền yêu cầu tất cả người dân không ra khỏi nhà, trừ lực lượng làm nhiệm vụ phòng chống bão. Việc này thực hiện theo Luật phòng chống thiên tai. Sở Giao thông Vận tải sẽ chuyển phù hiệu đến lực lượng chức năng để kiểm soát việc ra đường.

Các quận huyện sẽ di dời dân về nơi tránh trú an toàn, hoàn thành trước 14h chiều nay. Khi di dời dân, Sở Y tế được yêu cầu phải cung cấp tất cả số điện thoại cấp cứu của thành phố và quận, huyện; sẵn sàng xe cấp cứu để người dân có thể liên lạc trong tình huống khẩn cấp.

Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng và các quận, huyện phải hạ tất cả tường rào bằng tôn, thay bằng lưới bê tông để bảo vệ công trình. Công an, quân đội phải theo dõi thường xuyên âu thuyền Thọ Quang - nơi hàng trăm tàu thuyền của ngư dân miền Trung về neo đậu tránh bão, đề phòng cháy nổ, hư hỏng tài sản.

Ngư dân thuê xe cẩu thuyền lên bờ tránh bão
 
 

Ngư dân ở Đà Nẵng cẩu thuyền lên bờ tránh bão, sáng 27/9. Video: Văn Phú

Ông Cao Xuân Thắng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Đà Nẵng, lo lắng hiện nay có khoảng 70 tàu vào Ngũ Hành Sơn neo đậu, tuy nhiên ngư dân khăng khăng không chịu rời tàu, yêu cầu mỗi tàu phải cho phép một người ở lại để tát nước khi mưa lớn, tránh chìm tàu.

Giải quyết vấn đề này, ông Chính nói sẽ nhờ quân đội, công an cưỡng chế nếu ngư dân không chịu rời tàu. Hiện nay có nhiều tàu neo đậu ở sông Cổ Cò, nếu nước lũ từ thượng nguồn đổ về nhanh sẽ làm đứt dây neo, tàu trôi dạt phía sông Hàn và dễ va đập vào trụ các cầu như Nguyễn Văn Trỗi, Trần Thị Lý. Do đó, lực lượng công an, biên phòng, quân đội phải neo đậu kỹ và cắt cử người theo dõi.

Lực lượng chức năng vận động ngư dân lên bờ
 
 

Lực lượng chức năng kêu gọi người dân ở âu thuyền Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng, sơ tán vào bờ trước 12h đêm nay. Video: Đông Nam

Quảng Nam sơ tán 155.000 dân, cho lao động nghỉ làm từ 12h trưa nay

Chiều 27/9, tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, trời mưa nặng hạt, gió nhẹ. Đường sá vắng người qua lại, những ngôi nhà cấp bốn đóng kín, người dân đi sơ tán. Trên một số tuyến đường, công nhân môi trường nhanh chóng cắt tỉa cành cây trước khi bão vào. Vùng biển xã Tam Thanh, TP Tam Kỳ, sóng cao hơn một mét. Ghe thuyền được đưa lên cao và chằng néo.

Đối phó với bão mạnh nhất trong 20 năm nay, Chủ tịch tỉnh Lê Trí Thanh đã yêu cầu người dân không ra khỏi nhà kể từ 18h ngày 27/9 cho đến khi có thông báo mới của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ làm việc từ 12h trưa nay để phòng chống bão, bảo vệ tài sản của gia đình.

Cụ Đỗ Thị Triển, 80 tuổi, ngụ xã Tam Thanh, TP Tam Kỳ, được xe buýt chở đi sơ tán. Ảnh: Đắc Thành

Cụ Đỗ Thị Triển, 80 tuổi, ngụ xã Tam Thanh, TP Tam Kỳ, được xe buýt chở đi sơ tán. Ảnh: Đắc Thành

Đến nay, Quảng Nam có hơn gần 46.000 hộ dân với hơn 155.000 người dân được di dời. Trong đó, sơ tán tập trung hơn 18.000 hộ với hơn 67.000 người; sơ tán xen ghép hơn 27.000 hộ với hơn 87.000 người. Công an, quân sự, biên phòng, dân quân được huy động với hơn 13.000 người, cùng với gần 12.000 thanh niên xung kích sẵn sàng tham gia phòng chống bão lũ.

"Lực lượng đã được bố trí sẵn sàng, 3 đoàn công tác sẽ đến tất cả địa phương để kiểm tra việc sơ tán dân, chằng chống nhà cửa, cơ sở sản xuất, du lịch. Riêng đối với phố cổ Hội An, các lực lượng xung kích, cơ quan chức năng đang nỗ lực bảo vệ nhà cổ và các di tích quan trọng", Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh nói.

Thừa Thiên Huế đóng cửa chợ, công nhân làm ca ở lại nhà máy

Nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão, Thừa Thiên Huế từ 9h đã có mưa, gió mạnh dần. Tại cửa biển Thuận An, xã Hải Dương, TP Huế, sóng bắt đầu tràn bờ đê chắn sóng. Dự báo, bão đổ bộ kết hợp với triều cường có thể làm nước biển dâng cao 1,8 m, gây ngập phần lớn khu dân cư ven biển.

Để phòng chống bão Noru, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế, đã yêu cầu các huyện, thị xã và thành phố Huế chỉ đạo các khu chợ truyền thống tạm ngừng mua bán vào từ 15h ngày 27/9. Các chủ doanh nghiệp có phương án bố trí ca, kíp làm việc đảm bảo an toàn cho công nhân trong các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp khi có gió bão, công nhân đi làm ca chiều, tối ngày 27/9 ở lại tại nhà máy để đảm bảo an toàn.

Người dân không được ra đường từ 21h ngày 27/9 đến khi có thông báo mới (trừ lực lượng làm nhiệm vụ và trường hợp đặc biệt). Việc sơ tán dân hoàn thành trước 15h ngày 27/9, ưu tiên sơ tán trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo. Với những hộ dân không chấp hành sẽ bị cưỡng chế.

Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) gió giật cấp 11

Hồi 15h, Quảng Ngãi gió lớn, sóng biển mạnh. Đặc biệt ở huyện Lý Sơn, nơi đầu tiên bão Noru vào trước khi tới đất liền, gió cấp 8, có lúc giật cấp 11, biển động dữ dội. Theo kế hoạch đến trưa 27/9, tỉnh hoàn tất công tác di dời dân các vùng nguy hiểm đến nơi an toàn. Tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, nơi dự kiến tâm bão đi qua, từ khoảng 10h, người dân bắt đầu vào các khu tránh trú bão như nhà nghỉ Vạn tường của Bộ Công an, trường mẫu giáo thôn Phước Thiện.

Mưa bão hoành hành đảo Lý Sơn lúc 15h ngày 27/9
 
 

Mưa gió ở đảo Lý Sơn, chiều 27/8.

Ông Trương Bọt, 83 tuổi, cùng vợ là bà Trần Thị Lan ở thôn Phước Thiện 2, cho biết, vợ chồng già ở trong căn nhà cấp 4 gần bờ biển, con cháu ở nhà cấp 4 nên cũng không tiện qua. Vợ chồng ông chỉ mang theo mì tôm, nước, vài bộ quần áo và chiếc chăn đến nơi tránh trú. Còn bà Phan Thị Mươi, gia đình có 7 người ở bên bờ biển nán lại tới trưa mới rời đi. Bà chuẩn bị cơm và đồ ăn khô cùng các vật dùng thiết yếu. Sau đó, chồng bà bế cháu gái lên xe cho con trai chở đến nơi tránh trú trước.

Người dân thôn Phước Thiện, xã Bình Hải di dời vào nơi trú ẩn, trưa 27/9. Ảnh: Phạm Linh

Người dân thôn Phước Thiện, xã Bình Hải di dời vào nơi trú ẩn, trưa 27/9. Ảnh: Phạm Linh

Dự kiến tỉnh Quảng Ngãi di dời, sơ tán tập trung 10.000 dân. Trong đó, các huyện ven biển khoảng 5.000 dân. Đến chiều nay, chính quyền địa phương tiếp tục vận động, kêu gọi dân di chuyển đến các khu vực tập trung an toàn. Tại khu vực miền núi, tỉnh sẽ di dời, sơ tán khoảng 2.000 hộ dân. Ở huyện đảo Lý Sơn (nơi ảnh hưởng đầu tiên bởi bão Noru), người dân không ra khỏi nhà từ 10h ngày 27/9. Tỉnh cũng cho cán bộ, viên chức nghỉ làm từ chiều nay.

Sóng biển dâng cao ở đảo Lý Sơn, chiều 27/9. Ảnh: Lý Tâm

Sóng biển dâng cao ở đảo Lý Sơn, chiều 27/9. Ảnh: Lý Tâm

Bình Định điều xe thiết giáp ứng cứu trong bão

Chiều 27/9, Bình Định mưa to, sóng biển cao từ 4 đến 6 mạnh. Biển động dữ dội. Một số tàu cá của ngư dân ở phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn (huyện phía Bắc giáp với Quảng Ngãi) cũng về cập cảng, chuyển cá đánh bắt được lên bờ đưa đi tiêu thụ trước khi bão vào.

Người dân có nhà cấp bốn, mái hiên bằng tôn cũng bắt đầu gia cố, chèn chống lại nhà cửa trước dự báo bão vào trong tối nay. Do đặc thù nhiều nhà dân chỉ còn phụ nữ và trẻ em ở nhà vì chồng đi biển (trú ở các đảo), chính quyền phường Tam Quan Bắc đã cử đội lưu động đi giúp dân.

Dân quân tự vệ chèn chống nhà giúp người dân phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định sáng 27/9. Ảnh: Phước Tuấn

Dân quân tự vệ chèn chống nhà giúp người dân phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định sáng 27/9. Ảnh: Phước Tuấn

Theo UBND tỉnh Bình Định, hiện nay tại âu tàu, bến cảng Tam Quan Bắc có khoảng 1.500 tàu cá của ngư dân địa phương và Quảng Ngãi vào trú bão. Hơn 1.500 hộ dân với khoảng 65.000 nhân khẩu nằm trong diện di dời đến nơi an toàn. Trong đó có khoảng 10.000 hộ dân ven biển, chịu ảnh hưởng của sóng biển dâng cao, gây ngập.

Ứng phó với cơn bão Noru, Bình Định chuẩn bị ba xe thiết giáp, ba xe chữa cháy, 8 tàu các loại, 515 xuồng, 18 ca nô, 14 xe chuyên dùng phòng chống thiên tai. Đối với công tác hậu cần tại chỗ, ngoài việc người dân dự trữ trong 7 ngày, UBND tỉnh chỉ đạo doanh nghiệp dự trữ gần 2,2 triệu gói mì, 1.500 kg lương khô, 144.690 chai nước uống...

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn cho biết đây là cơn bão mạnh, tỉnh kích hoạt chống bão cấp độ 4. "Đường đi bão không lường trước nên chúng tôi không chủ quan, lãnh đạo tỉnh xuống tận địa phương để cùng bà con chống bão, có những chỉ đạo kịp thời", ông Tuấn nói.

Phú Yên di dời hết bè nuôi thủy sản trước 16h hôm nay

Những ngày qua, bà Hà Thị Lợi, một hộ nuôi tôm hùm phường Xuân Yên, thị xã Sông Cầu tranh thủ gia cố, di dời lồng bè nuôi tôm đến nơi tập kết để tránh ảnh hưởng của bão.

Những lồng nuôi tôm được bà Lợi đầu tư hàng tỷ đồng. Khi nghe tin bão Noru sẽ tiến vào miền Trung, bà ngày ngày theo dõi thời tiết để cập nhật tình hình. "Nhờ chính quyền địa phương hỗ trợ nên việc gia cố cũng nhanh chống, hi vọng sau bão sẽ không thiệt hại gì nhiều", bà Lợi nói.

Lực lượng chức năng thị xã Sông Cầu kiểm tra, hỗ trợ người dân gia cố lồng bè. Ảnh: Vạn Huy

Lực lượng chức năng thị xã Sông Cầu kiểm tra, hỗ trợ người dân gia cố lồng bè. Ảnh: Vạn Huy

Toàn thị xã Sông Cầu có hơn 4.500 hộ nuôi trồng thủy sản, những chủ lồng bè đã chằng chống, gia cố tại vị trí nuôi, các lồng nuôi thả trệt xuống đáy để tránh gió bão.

Ông Trần Vạn Huy, Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu, cho biết ba ngày qua địa phương đã huy động tất cả lực lượng để hỗ trợ ngư dân thu dọn lồng bé, đi cano thông báo từng tàu cá để người dân không được chủ quan, chủ động phòng tránh bão. "Chúng tôi tích cực tuyên truyền, yêu cầu người dân trên lồng bè di dời trước 16h hôm nay", ông Huy nói.

Theo ông Huy, thị xã hiện có 965 tàu cá, lực lượng chức năng được hướng dẫn neo đậu tàu thuyền đúng nơi quy định, không để xảy ra tình trạng tàu thuyền đậu ở sông Tam Giang (phường Xuân Thành), neo buộc vào các trụ cầu,...

Kon Tum xảy ra động đất trước khi bão vào

Trưa 27/9, một số vùng ở Tây Nguyên bắt đầu có mưa nhỏ, trời âm u và lặng gió. Theo dự báo, bão Noru khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Kon Tum, gây mưa rất to. Mưa lớn có nguy cơ xảy ra lũ quét ở các suối nhỏ, sạt lở đất ở nơi đất dốc. Hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai cho học sinh nghỉ học tránh bão.

Ngay trong lúc chính quyền tỉnh Kon Tum đang ứng phó với cơn bão Noru, lúc 11h04, ở huyện Kon Lông xảy ra động đất mạnh 3.2 độ richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km. Ông A Khang, phó thôn Vi Rin, xã Đăk Tăng, cho biết, gia đình đang xúc cát đổ vào bao đưa lên mái nhà chống bão thì cảm nhận nền đất rung chuyển trong vài giây.

13h hôm nay, tâm bão Noru cách đất liền Đà Nẵng - Quảng Ngãi 270 km, sức gió mạnh nhất 183 km/h, cấp 14-15, dự báo khoảng 21h đổ bộ đảo Lý Sơn.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, trong 4 tiếng qua, bão duy trì gió mạnh cấp 14-15 (150-183 km/h), giật tăng hai cấp. Bán kính gió từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên 300 km; gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 150 km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão chủ yếu theo hướng tây, mỗi giờ đi được 20-25 km. Đến khoảng 21-22h, bão đổ bộ vào đảo Lý Sơn, cách đất liền khoảng 24 km. Đến khoảng 1h sáng mai, tâm bão các tỉnh thành Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Ngãi, sức gió duy trì cấp 14-15.

Các chuyên gia đánh giá, Noru có hình thái tương tự bão Xangsane đổ bộ Đà Nẵng - Quảng Nam tháng 9/2006 làm 76 người chết và mất tích; bão Ketsana vào Quảng Nam - Quảng Ngãi cuối tháng 9/2009 làm 174 sinh mạng người chết, thiệt hại vật chất ước tính 14.000 tỷ đồng.

Nhóm phóng viên

https://vnexpress.net/da-nang-den-quang-ngai-mua-rat-to-gio-giat-manh-4516309.html

 


  Các Tin khác
  + Nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bị bắt vì Nhận hối lộ từ "Hậu Pháo" (28/03/2024)
  + Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Hoàng Anh bị bắt về tội nhận hối lộ (28/03/2024)
  + Chính phủ bỏ đề xuất trích 70% tiền xử phạt cho cảnh sát giao thông (25/03/2024)
  + Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm ông Lê Hải Bình làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản (25/03/2024)
  + Triệt phá đường dây mua bán và tàng trữ ma túy xuyên quốc gia, bắt giữ 5 đối tượng (25/03/2024)
  + Giao đất cho cựu Bí thư, vợ cựu Chủ tịch huyện ở Bình Định: Kỷ luật 6 đảng viên, 15 người "chờ" xử lý (25/03/2024)
  + Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ bị khai trừ Đảng? (25/03/2024)
  + Chủ tịch Quốc hội yêu cầu đặc biệt quan tâm việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện (25/03/2024)
  + Nuôi loài cua khổng lồ trong bể xi măng, lão nông kiếm bộn tiền mỗi năm (16/03/2024)
  + Bắt gã đàn ông dùng dao, súng truy sát người phụ nữ rồi bỏ trốn (12/03/2024)
  + Giá vàng hôm nay ngày 11/3 tăng dữ dội chiều mua vào (12/03/2024)
  + Bộ trưởng Bộ Y tế tham gia đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ dự hội nghị cấp cao ASEAN - Australia, thăm chính thức Australia và New Zealand (12/03/2024)
  + Liên tiếp xảy ra tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn, Thủ tướng chỉ đạo làm rõ nguyên nhân (12/03/2024)
  + Đối tượng đe dọa CSGT Hải Phòng, đòi tiền bồi dưỡng vừa bị bắt là ai? (12/03/2024)
  + Vàng sẽ tăng giá đến bao nhiêu? (11/03/2024)
  + Những vật dụng nào bị cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2024? (10/03/2024)
  + Sáng 10/3: Cô gái bị bạn trai sát hại ở Lai Châu là mẹ đơn thân có 2 con nhỏ, gia cảnh rất khó khăn (10/03/2024)
  + Tạm đình chỉ nhiệm vụ ĐBQH đối với bà Hoàng Thị Thúy Lan (09/03/2024)
  + Từng bị xử phạt, dự án khu du lịch nghìn tỷ giờ ra sao? (09/03/2024)
  + Truy tìm nhóm đối tượng cướp giật 1 tỷ đồng tại Vĩnh Phúc (09/03/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 59771323

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July