Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 24/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
  -  Pháp luật và cuộc sống
  -  Giáo dục
  -  Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn hóa - Xã hội >
  Họa sĩ Nguyễn Trường Linh: Vẽ để hướng đến những ngày tươi đẹp Họa sĩ Nguyễn Trường Linh: Vẽ để hướng đến những ngày tươi đẹp , Người xứ Nghệ Kiev
 

(HNMCT) - Say mê sáng tạo với chất liệu sơn ta truyền thống, họa sĩ Nguyễn Trường Linh ghi dấu ấn bằng hàng loạt giải thưởng mỹ thuật, khiến nhiều người nể phục bởi năng lượng sáng tác dồi dào. Trong những ngày Hà Nội cùng cả nước căng mình chống dịch Covid-19, anh kịp thời có ngay sáng tác ghi lại cảm xúc về những ngày tháng không quên và niềm tin vào tương lai phía trước.

- Dịch Covid-19 khiến sinh hoạt bị đảo lộn nhưng nhiều nghệ sĩ lại cho rằng đây là cơ hội để “tĩnh” lại, tập trung vào sáng tác. Với anh thì sao?

- Từ đầu năm 2020 đến nay chúng ta đã trải qua những lần bùng phát dịch Covid-19 nhưng chưa lần nào căng thẳng như lần này. Cả nước đang căng mình chống dịch. Nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội, thực hiện giãn cách xã hội, sinh hoạt, công việc đều đảo lộn. Giới họa sĩ cũng chịu nhiều tác động. Nhiều triển lãm phải hủy nhưng đa số chúng tôi coi đây là thời điểm lắng đọng, tư duy sáng tác. Các họa sĩ ngồi lại trong xưởng vẽ, hoặc tại nhà, vẽ nhiều hơn, sáng tạo nhiều hơn với luồng suy nghĩ, trăn trở về đại dịch.

Khi viết email này trả lời phỏng vấn bạn, tôi đang ở trong khu phong tỏa do nơi tôi ở có ca F0 (Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội), nhưng với tôi, đây là thời điểm thuận lợi: Ở nhà, sáng tác, vẽ tranh, thời gian nhiều, không bị chi phối bởi ngoại cảnh, bởi vậy tôi không có cảm giác buồn chán, bức bối. Và có một việc nữa cũng giúp anh em họa sĩ rất vui, đó là họ lập ra các trang đấu giá trực tuyến, bán tác phẩm nghệ thuật với mục đích từ thiện. Rất nhiều người yêu nghệ thuật, các nhà sưu tầm đã nhiệt tình ủng hộ. Số tiền đã bán đấu giá được gửi tới các quỹ hỗ trợ người nghèo trong tâm dịch, quỹ vắc xin... Điều này mang lại hạnh phúc cho các họa sĩ khi chung tay cùng cả nước chống dịch.

- Ngoài công việc sáng tác, anh còn là Trưởng khoa Mỹ thuật Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật Hà Nội, trưởng nhóm Họa sĩ Sơn ta Việt Nam. Vậy trong những ngày giãn cách, anh xoay xở như thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình?

- Tuy ở nhà giãn cách, tôi vẫn làm việc online, bởi vì đây là những ngày cuối năm học 2020 - 2021 và chuẩn bị cho năm học mới 2021 - 2022 nên có rất nhiều việc phải thực hiện.

Tôi thường dậy sớm, làm việc từ 6h. Sơn mài là chất liệu sở trường của tôi, nên tôi dành nhiều thời gian cho các tác phẩm, suy nghĩ, chỉnh sửa để tạo ra sự đột phá cho mỗi bức tranh. Chính sự yên tĩnh của buổi sáng sớm giúp tôi quyết định các bước chuyển mạnh trong sáng tạo. Không thể đến xưởng vẽ, tôi vẽ ở nhà, cũng may mắn là tôi có căn buồng nhỏ khoảng 10m2, đủ cho công việc vẽ tranh. Mỗi ngày, ngoài việc sáng tác tranh sơn mài, tôi làm rất nhiều phác thảo, lên kế hoạch cho các dự án triển lãm sắp tới.

- Đại dịch Covid-19 có thể nói là một biến động mang tính lịch sử. Ngoài việc theo đuổi và hoàn thiện những ý tưởng nghệ thuật trước đây, anh có tác phẩm nào liên quan tới Covid -19?

- Tôi thường theo dõi trên tivi, trên mạng xã hội về tình hình dịch bệnh, quá nhiều người chết. Nhiều gia đình ly tán. Nhiều đứa trẻ thành mồ côi. Doanh nghiệp suy kiệt... Tôi hình dung ra những con phố, những làng quê, những phố đêm ảm đạm không bóng người. Hình ảnh những đứa trẻ trong đại dịch luôn ám ảnh tôi. Những ánh mắt ngây thơ dường như chưa hiểu hết mọi việc, những đứa trẻ chui trong bộ áo bảo hộ rộng thùng thình, ánh mắt trong sáng, ngỡ ngàng.

Với niềm đam mê với sơn ta, tôi đã nhờ chất liệu đặc biệt này để truyền tải ý tưởng. Đây chính là chủ đề bức tranh sơn mài khổ lớn mà tôi đang hoàn thiện, tác phẩm có tên “Trong tâm dịch”. Với tác phẩm này, tôi gửi gắm mong mỏi, hy vọng cho đại dịch qua nhanh, mong cho những đứa trẻ sớm được đến trường, mong cho chúng sớm được vui chơi trong sự che chở của bố mẹ và những người thân yêu.

- Dự định nghệ thuật của anh khi tình hình dịch được kiểm soát, cuộc sống quay trở lại bình thường?

- Trong năm 2021, chúng tôi phải hoãn lại khá nhiều hoạt động: Triển lãm lần thứ VI của nhóm Họa sĩ Sơn ta Việt Nam dự định tổ chức vào tháng 6-2021 tại thành phố Hồ Chí Minh; Triển lãm “Nét đẹp thiên nhiên” dự định tổ chức tháng 9 tại Hà Nội; Dự án Mỹ thuật MSC - Ngôi sao miền núi, đưa mỹ thuật đến với trẻ em... Vì vậy, dự kiến sau khi dịch được kiểm soát, chúng tôi sẽ tiếp tục các triển lãm nhóm, cũng như chuẩn bị cho triển lãm cá nhân. Từ nay đến ngày đó, tôi và các họa sĩ vẫn tiếp tục vẽ, làm việc, hướng tới những ngày tươi đẹp.

- Cảm ơn anh đã chia sẻ!
 

Họa sĩ  Nguyễn Trường Linh là một trong những gương mặt tiêu biểu của dòng tranh sơn mài truyền thống. Anh say mê và gặt hái nhiều thành công với chất liệu sơn ta. Các sáng tác của anh mang phong cách trừu tượng kết hợp dân gian, giàu hoài niệm nhưng có những sáng tạo mới mẻ, hiện đại và ấn tượng. Anh từng giành nhiều giải thưởng cao: Giải A Triển lãm mỹ thuật toàn quốc đề tài chiến tranh cách mạng (2014), Huy chương Vàng Triển lãm mỹ thuật toàn quốc (2010), Giải A Khu vực 1 Hội họa (2009), Giải Nhất  Triển lãm 1000 năm Thăng Long (2009)...


Nguồn hanoimoi.com.vn

http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Van-hoa/1010068/hoa-si-nguyen-truong-linh-ve-de-huong-den-nhung-ngay-tuoi-dep


  Các Tin khác
  + Bán vé tàu Tết và tổ chức chạy thêm chặng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (06/12/2024)
  + Thủ tướng phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (06/12/2024)
  + Chủ tịch nước Lương Cường: Xây dựng ngành tòa án tinh - gọn - mạnh (02/12/2024)
  + An Giang: Rắn độc bò vào nhà dân vì nhiều người phóng sinh trăn, rắn trên núi? (02/12/2024)
  + TPHCM xin ý kiến việc đặt tên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cho các đoạn quốc lộ (02/12/2024)
  + Thị sát thực tế, Chủ tịch Hà Nội "chốt" thời hạn hồi sinh sông Tô Lịch (02/12/2024)
  + Thầy bói online nở rộ, người dân tiền mất tật mang, ĐBQH chất vấn Bộ trưởng giải pháp nào để xử lý (12/11/2024)
  + Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành thực hiện tinh thần "nói đi đôi với làm và làm ngay" (12/11/2024)
  + An Tây trước khi liên quan ma túy: Kiếm tiền tỷ từ mạng xã hội, sống sang chảnh (11/11/2024)
  + Thủ tướng đề nghị Trung Quốc hỗ trợ vốn, công nghệ xây 3 tuyến đường sắt (07/11/2024)
  + Rủi ro "mất tích" của phi công khi cố đưa máy bay Yak-130 xa khu dân cư (07/11/2024)
  + Quảng cáo thực phẩm chức năng như thần dược: Sai sự thật, bất chấp đạo đức (07/11/2024)
  + Quá khứ vào tù ra tội của trùm giang hồ Bình "Kiểm" (06/11/2024)
  + Công an tỉnh Tây Ninh hỗ trợ Campuchia khống chế đám cháy ở casino (05/11/2024)
  + Hai bệnh viện chục tỷ bỏ không, ĐBQH đề nghị đưa vào sử dụng ngay (05/11/2024)
  + Đại biểu Quốc hội nói về sàn Temu hoạt động "bát nháo", giá vàng nhảy múa (24/10/2024)
  + Quy trình bầu Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo Quy định mới của Đảng (23/10/2024)
  + Công an triệu tập 5 người dân ở Đà Lạt đăng tin xuyên tạc về Đoàn mô tô hộ tống và Kỵ binh (13/10/2024)
  + Phó Chủ tịch Quốc hội: Nên giảm bớt xây dựng công trình hoành tráng rồi một năm chỉ sử dụng đôi lần (08/10/2024)
  + Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu "điểm sáng" của nền kinh tế sau bão lũ (07/10/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66047488

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July