Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 26/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
  -  Pháp luật và cuộc sống
  -  Giáo dục
  -  Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn hóa - Xã hội >
  Thứ hai 18/01/2021 "Lãng khách" giang hồ bất bại, trận chiến cuối cùng & mối tình sinh ly tử biệt nghẹn ngào Thứ hai 18/01/2021 "Lãng khách" giang hồ bất bại, trận chiến cuối cùng & mối tình sinh ly tử biệt nghẹn ngào , Người xứ Nghệ Kiev
 

Kim Thiền

"Lãng khách" giang hồ bất bại, trận chiến cuối cùng & mối tình sinh ly tử biệt nghẹn ngào

Chà Và Hương tấp xe vô lề, bốc điện thoại la: "Ai?". "Em!". "Em là ai?". "Em mà anh cũng không nhớ à?". Tiếc khóc nấc vang lên trong máy. Hơn hai mươi năm, họ mới lại nghe giọng nhau.

 

Người con gái vô danh giữa đấu trường tanh mùi máu


Năm 1971, người dân Quy Nhơn may mắn được chứng kiến một trận đấu võ đài đỉnh cao. Đấy là trận đấu cuối cùng trên võ đài của một huyền thoại võ thuật - Chà Và Hương (tức võ sư Ngô Văn Hương).

Ngày ấy, Chà Và Hương 31 tuổi, sau khi "hết đường" bởi "bất khả chiến bại" từ miền Đông, miền Tây xuống đến cả dọc dải miền Trung, võ sĩ là nỗi khiếp sợ của cả làng võ thuật lẫn giới giang hồ Sài Gòn thời ấy muốn kết thúc sự nghiệp bằng một trận đấu đỉnh cao, để rồi sau đó "rửa tay gác kiếm", chấm dứt cuộc đời phiêu bạt của một "lãng khách" với hàng trăm trận đánh sinh tử đã trải qua.

Đối thủ mà Chà Và Hương nhắm đến ngày ấy là võ sư Hà Trọng Sơn - người được mệnh danh là "Hùm xám miền Trung", bởi khắp dọc 7 tỉnh miền Trung, ông là nhà vô địch tuyệt đối.

Ngày gặp nhau để đưa lời thách đấu, Chà Và Hương chỉ nhận được ánh nhìn lạnh nhạt, thờ ơ của đối thủ. Võ sư Hà Trọng Sơn chỉ nói ngắn gọn trước đối thủ vừa khiến cả giới võ thuật miền Trung phải trầm trồ khi chỉ cần một đòn là hạ gục đối thủ sừng sỏ là Thành Đô Nha Trang trước đó: "Tao có người đánh với mày".

Lãng khách giang hồ bất bại, trận chiến cuối cùng & mối tình sinh ly tử biệt nghẹn ngào - Ảnh 1.

Võ sĩ Chà Và Hương.

Người mà võ sư Hà Trọng Sơn nhắc đến, chính là con trai ông - Hà Trọng Khôi, đang là lính biệt động của chế độ cũ.

Trận đấu ấy đáng lẽ không được diễn ra, bởi Ban tổ chức nhận thấy sự chênh lệch quá lớn về mặt thể hình giữa hai đối thủ. Chà Và Hương "lọt thỏm" trước đối thủ to cao, vạm vỡ. Rốt cuộc, người ta phải nhân nhượng Chà Và Hương bởi võ sĩ này nhất mực khăng khăng đòi đánh "trận đấu cuối cùng" trước khi giải nghệ, chấp nhận ký sinh tử trạng - không truy cứu đối phương nếu chẳng may ảnh hưởng đến tính mạng.

Bên cạnh đó, giải thưởng được treo cho trận đấu này là hai mươi lăm ngàn đồng - số tiền cực kỳ lớn ở thời điểm ấy.

Ngày lên đài, khán giả Quy Nhơn rần rần cổ vũ "gà nhà" Hà Trọng Khôi. Nhưng khi Chà Và Hương bước lên đài, người dân nơi này lại quay sang rần rần cổ vũ anh. Là bởi nhìn Chà Và Hương quá nhỏ bé trước đối thủ, và người dân Bình Định vốn có dòng máu thượng võ trong người.

Vốn dạn dày kinh nghiệm chinh chiến trên võ đài, Chà Và Hương lập tức "bỏ nhỏ" trọng tài là người quen: "Cứu em lần này nha anh Son, đánh xong trận này em giải nghệ luôn". Vốn đã bất rất nhiều trận đấu đài của võ sĩ này, trọng tài không nói gì, nhưng quay sang nghiêm giọng với Hà Trọng Khôi: "Đây là sân nhà của anh, nhưng anh phải chơi đúng luật. Nếu đánh sai luật tôi đuổi anh xuống, xử anh thua luôn, biết chưa?".

Lãng khách giang hồ bất bại, trận chiến cuối cùng & mối tình sinh ly tử biệt nghẹn ngào - Ảnh 2.

Trận đấu bắt đầu bằng những đòn đánh phủ đầu của Chà Và Hương, bởi anh biết không thể đua sức bền thể lực được với đối phương. Ngược lại, Hà Trọng Khôi không vội, bởi cũng biết thừa đối thủ có nhiều đòn hiểm, nhất là cú chỏ từng khiến rất nhiều đối thủ phải đổ máu, nằm sàn.

Hiệp đấu đầu tiên trải qua khá căng thẳng. Cuối hiệp đấu thứ hai, Chà Và Hương tung cước vào mạng sườn Hà Trọng Khôi, song bị đối thủ cao to này bắt chân. Thầm kêu khổ, võ sĩ Chà Và này chỉ còn biết ôm chặt đầu đối phương để không bị ném xuống đài.

Trọng tài Son lập tức kêu hai đối thủ buông nhau ra. Quá non nớt trên sàn đài, Hà Trọng Khôi quay lưng bỏ đi. Chỉ chờ có thể, trọng tài Nguyễn Son lập tức kêu: "Zô". Và cũng chỉ chờ có thế, Chà Và Hương nhào vào đối phương từ phía sau lưng, đá cú trời giáng vào cằm, đi theo đó là cú chỏ tiền sấm sét. Đối thủ văng vào dây đài, Chà Và Hương sấn tới đánh nốt cú chỏ lật "kết liễu" vào giữa sống mũi. Hà Trọng Khôi gục ngay lập tức. Máu phun ra lênh láng sàn đài.

Thừa kinh nghiệm chinh chiến, Chà Và Hương lập tức quay sang võ sư Hà Trọng Sơn đang hốt hoảng vì con trai dính đòn, để ra đòn tâm lý: "Chú không giụt khăn lên, tôi đánh nó chết luôn á!". Mặt võ sư Hà Trọng Sơn biến sắc, bởi vẫn còn bị ám ảnh bởi đòn đánh tàn nhẫn mà Chà Và Hương dành cho Thành Đô Nha Trang trước đó. Ông cầm khăn trắng ném lên sàn đài đầu hàng.

Song Hà Trọng Khôi thì không cam tâm. Võ sĩ này nhặt khăn lên, lau mặt, ném lại xuống. Chà Và Hương tiếp tục đòn "tâm lý chiến": "Tôi đá anh chết luôn đó. Anh cương tôi đá bể cuống cổ chết luôn á. Anh đánh không lại tôi đâu. Anh hỏi ông già anh thì biết".

Lãng khách giang hồ bất bại, trận chiến cuối cùng & mối tình sinh ly tử biệt nghẹn ngào - Ảnh 3.

Thị trưởng Quy Nhơn ngày ấy cho ngưng trận đấu, nói với bác sĩ Tâm - người chịu trách nhiệm y tế của trận đấu này: "Hiệp này thằng Chà Và nó đánh máu vậy, hiệp nữa chịu gì nổi". Ban tổ chức xử Chà Và Hương thắng.

Đây mới là lúc kịch tính cao trào nhất bắt đầu. Cay cú cho đồng đội, lính biệt động ngụy ào ào tràn lên đài, đòi khám găng của Chà Và Hương bởi không thể hiển nổi vì sao võ sĩ này đeo găng mà đánh Hà Trọng Khôi chảy máy nhiều thế. Găng bình thường, Chà Và Hương trả lời mình đánh bằng cùi chỏ. Trong cơn say máu, lính tiếp tục tràn lên đài, gây ra cảnh náo loạn kinh hoàng.

Đám lính ép Chà Và Hương lên xe để "đưa đi xử". Chà Và Hương không chịu. Lập tức một trận đòn hội đồng tối tăm mặt mũi được trút xuống. May mắn thay, thị trưởng Quy Nhơn kịp gọi quân cảnh, nổ súng thị uy cứu được Chà Và Hương ra ngoài, quăng lên xe chạy đi.

Xe chạy hướng về nhà thương Quy Nhơn, song ông thị trưởng can không cho đưa Chà Và Hương vào đây, bởi kiểu gì cũng sẽ lĩnh đòn thù của đám lính đang sôi máu. Chiếc xe chuyển hướng, chạy thẳng ra sân bay đưa Chà Và Hương bay vào Nha Trang, cấp cứu tại bệnh viện Nha Trang.


Đường tình ta đi, là đi vào biệt ly...


Mở mắt ra trên giường bệnh ở bệnh viên Nha Trang, bên cạnh Chà Và Hương là một cô gái xinh đẹp. Cô gái ấy với chàng võ sĩ lai Ấn Độ, dường như có một mối tơ duyên trời định.

Trận đấu sinh tử cuối cùng của mình trên võ đài, chẳng hiểu sao khi lên đài, Chà Và Hương lại giao hết tư trang của mình cho một người con gái mà mình chưa từng gặp bao giờ giữ giùm. Bình thường trách nhiệm ấy thuộc về những huynh đệ theo anh đi đánh đài. Đến tận cuối đời, ông vẫn không hiểu sao ngày ấy mình lại làm như thế. Cô gái ấy năm ấy mới có 16 tuổi, trốn nhà đi theo xem ông đánh võ vì mến tài, cũng là vì mê đắm cái phong thái vừa giang hồ, vừa lãng tử của ông.

 
Lãng khách giang hồ bất bại, trận chiến cuối cùng & mối tình sinh ly tử biệt nghẹn ngào - Ảnh 4.

Được đưa lên xe sau trận đòn thừa sống thiếu chết của đám lính, Chà Và Hương vẫn kịp nắm tay cô gái ấy kéo theo.

Về đến Nha Trang, khi Chà Và Hương còn vật vã trên giường bệnh, Tôn Nữ Thị Gái - cô gái ấy, đã tháo chiếc dây chuyền mình đeo trên cổ, bán đi lấy 400 đồng để lo cho chàng võ sĩ. Cơn đại nạn rồi cũng trôi qua, để lại trên cánh tay Chà Và Hương nhằng nhịt những vết sẹo, nhưng cuộc tình của họ thì nở hoa trong tim. Họ yêu nhau, và tổ chức lễ cưới khi về đến Sài Gòn.

Những năm tháng ngập chìm trong hạnh phúc, Chà Và Hương cưng chiều người vợ nhỏ hơn mình đến 15 tuổi hết lòng. Bà Gái còn trẻ, chưa muốn có con, họ nhận nuôi một cô bé là con gái, mẹ bỏ rơi khi bố là lính Mỹ bị thương phải hồi hương. Cô bé ấy, hai vợ chồng đặt tên là Linda.

Sau ngày giải phóng, Chà Và Hương đi cải tạo 8 năm. Trong thời gian ấy, gia đình bà Gái - vốn không hề có cảm tình với chàng rể võ sĩ đậm chất giang hồ này, tổ chức cho bà đi Mỹ - theo diện con lai của cô con gái Linda.

Sau hai lần được vợ thăm nuôi rồi bặt vô âm tín, mẹ già thăm nuôi báo tin rằng con dâu đã lâu không ghé thăm, võ sĩ "bất khả chiến bại" ngày nào ngậm ngùi nuốt nước mắt vào lòng mà nhủ thầm rằnh người ta còn trẻ, lại đẹp lồng lộng, mình làm sao mà giữ được khi chẳng còn vị thế như xưa, thôi đành chúc phúc cho người cũ vậy.

Và thế là họ xa nhau, tưởng chừng là mãi mãi.

Lãng khách giang hồ bất bại, trận chiến cuối cùng & mối tình sinh ly tử biệt nghẹn ngào - Ảnh 5.

Là bởi sau khi sang Mỹ và dần ổn định cuộc sống, mà Gái nghe tin từ gia đình rằng Chà Và Hương sau thời gian cải tạo đã chết trong trại, chính quyền gửi giấy về nhà. Gia đình làm thế để bà yên tâm định cư bên Mỹ, làm ăn kiếm tiền lo cho cả nhà.

Hết tám năm cải tạo, Chà Và Hương trở về, chỉ biết vợ mình đã xuất cảnh mà không hề có bất cứ tin tức hay manh mối nào. Ông trở về chăm mẹ già. Mẹ qua đời, ông bán nhà về tận Củ Chi sống.

Thấm thoắt hai mươi mấy năm trôi qua, tính từ ngày họ chia lìa nhau.

Một buổi chiều, sau khi họp ở Liên đoàn võ thuật TP.HCM, chạy ngay qua xóm nhà vợ ngày xưa trên đường Công Lý cũ (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa), Chà Và Hương ghé vô, tình cờ ngồi đúng quán cà phê mà người em kết nghĩa chơi thân từ nhỏ với bà Gái đứng bán. Ông hỏi thăm tin tức vợ mình, song người này giấu, bảo bà cũng không nghe thấy gì, không hay biết gì: "Từ ngày bả đi Mỹ, em cũng không biết gì luôn".

Uống xong ly cà phê đen, hút hết điếu Sài Gòn thì đột nhiên người dân gần đấy nhốn nháo chạy vào gọi: "Oanh Oanh, con mày té xe ở ngoải kìa". Chà Và Hương nhanh chân chạy ra, đem đứa nhỏ vào nhà rồi te tái ra nhà thuốc mua đồ về rửa, băng vết thương.

Nhớm đứng dậy ra về, ông đưa cho người em kết nghĩa của vợ tấm danh thiếp, dặn dò: "Anh về, nhà anh xa lắm, tận Củ Chi lận. Mai rày nếu trong dòng họ nhà bả có chuyện gì, em nhớ kêu anh", rồi quày quả đi.

Sang ngày hôm sau, Chà Và Hương đang chạy xe trên đường thì điện thoại reo. Ông tấp xe vô lề, bốc điện thoại la: "Ai?". "Em!". "Em là ai?". "Em mà anh cũng không nhớ à?". Tiếc khóc nấc vang lên trong máy. Hơn hai mươi năm, họ mới lại nghe giọng nhau.

Thương ông sống tình nghĩa, bà Oanh đã liên lạc với người chị kết nghĩa, tiết lộ thông tin mà gia đình giấu bà bấy lâu nay, rằng chồng bà còn sống.

"Anh đang đi đâu zậy?". "Anh đi về". "Về đâu zậy?". "Anh về nhà". "Nhà ở đâu anh". "Nhà ở Củ Chi". "Cách Sài Gòn bao nhiêu cây số?". "Khoảng bốn mấy cây". "Sao ở đâu mà xa dữ zậy?". "Em đi rồi anh ở đâu. Cha mẹ chết hết, anh bán đất về đây mua miếng đất rẻ, cất cái chòi anh ở". Tiếng khóc thút thít lại vang lên ở đầu dây bên kia.

Lãng khách giang hồ bất bại, trận chiến cuối cùng & mối tình sinh ly tử biệt nghẹn ngào - Ảnh 6.

"Mai em mua vé máy bay. Ba ngày nữa anh ra phi trường đón em về", giọng bà Gái cương quyết.

Sang đến ngày hôm sau, có người đến nhà đưa cho ông một ngàn đô, là tiền bà Gái gửi về. Sang đến bữa sau nữa, bà gọi điện cho ông, hỏi chuyện nhà cửa thế nào. Ông trả lời nhà của con nhỏ tráng bánh tráng, bán rẻ lại có mấy chục triệu à.

"Giờ vầy, anh kêu thợ lại, anh muốn cất nhà làm sao thì cất, nhưng đừng cất lầu. Máy lạnh, nhà Tây nhà ta thích kiểu gì cũng được, miễn đừng có lầu. Anh lớn rồi", bà "ra lệnh". Ông bảo thôi em về đi rồi tính, mai là em về rồi mà, phải hôn?

Ngay trở về, bà dặn ông ra đón "Anh dòm trong phi trường, ai giàu nhất là em". Đêm ấy, ông chờ đến gần 1 giờ sáng để đón bà trở về. Ngày con gái mà ông từng giao tư trang của mình trước trận đấu sinh tử cuối cùng, để rồi giao cả cuộc đời mình, vẫn nhỏ bé, xinh đẹp như ngày nào, lọt thỏm giữa ba chiếc vali to tướng. Cô gái 16 tuổi ngày nào, giờ đã ngoại tứ tuần, vẫn ở vậy chờ ông hơn hai mươi năm trời, dù cho xung quanh rất nhiều người theo đuổi.

Bà về, xây nhà cho ông, mua xe máy và đủ thứ ông thích. Bà chiều ông y hệt như ngày xưa ông từng cưng chiều bà. Ông đi coi đá gà, bà mua cơm hộp đút ông ăn. Bà bảo ông yên tâm, tiền bà có, ông đừng phá thì có tiêu cả đời cũng không hết được.

Lãng khách giang hồ bất bại, trận chiến cuối cùng & mối tình sinh ly tử biệt nghẹn ngào - Ảnh 7.

Rồi cứ thế, mỗi năm bà dành 2 tháng suốt hơn hai chục năm trời để về Việt Nam với ông. Cuối năm 2019, bà tạm biệt ông để sang Mỹ, mà không ngờ đấy là lần cuối cùng họ sống với nhau, nhìn thấy nhau. Bà chẳng thể ngờ lần chia tay ấy là vĩnh viễn, để rồi bà không thể được trở về để nhìn mặt ông lần cuối.

Đại dịch Covid-19 ập đến. Bà không thể trở về thăm ông như thường lệ. Ông ngong ngóng, chờ bà về mãi. Cơn bạo bệnh ập đến, ông đau đớn, không muốn làm khổ cậu con nuôi. Ông nghĩ quẫn, mà quên mất vẫn còn bà mong ngóng ông từ bên kia quả địa cầu.

Đại ca giang hồ khét tiếng ngày nào Chà Và Hương lại lần nữa vung dao lên, rất nhiều năm từ khi rửa tay gác kiếm, quy ẩn giang hồ. Nhưng lần này không phải là nhát dao dành cho kẻ thù, mà dành cho chính mình.

 

  Các Tin khác
  + Bán vé tàu Tết và tổ chức chạy thêm chặng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (06/12/2024)
  + Thủ tướng phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (06/12/2024)
  + Chủ tịch nước Lương Cường: Xây dựng ngành tòa án tinh - gọn - mạnh (02/12/2024)
  + An Giang: Rắn độc bò vào nhà dân vì nhiều người phóng sinh trăn, rắn trên núi? (02/12/2024)
  + TPHCM xin ý kiến việc đặt tên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cho các đoạn quốc lộ (02/12/2024)
  + Thị sát thực tế, Chủ tịch Hà Nội "chốt" thời hạn hồi sinh sông Tô Lịch (02/12/2024)
  + Thầy bói online nở rộ, người dân tiền mất tật mang, ĐBQH chất vấn Bộ trưởng giải pháp nào để xử lý (12/11/2024)
  + Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành thực hiện tinh thần "nói đi đôi với làm và làm ngay" (12/11/2024)
  + An Tây trước khi liên quan ma túy: Kiếm tiền tỷ từ mạng xã hội, sống sang chảnh (11/11/2024)
  + Thủ tướng đề nghị Trung Quốc hỗ trợ vốn, công nghệ xây 3 tuyến đường sắt (07/11/2024)
  + Rủi ro "mất tích" của phi công khi cố đưa máy bay Yak-130 xa khu dân cư (07/11/2024)
  + Quảng cáo thực phẩm chức năng như thần dược: Sai sự thật, bất chấp đạo đức (07/11/2024)
  + Quá khứ vào tù ra tội của trùm giang hồ Bình "Kiểm" (06/11/2024)
  + Công an tỉnh Tây Ninh hỗ trợ Campuchia khống chế đám cháy ở casino (05/11/2024)
  + Hai bệnh viện chục tỷ bỏ không, ĐBQH đề nghị đưa vào sử dụng ngay (05/11/2024)
  + Đại biểu Quốc hội nói về sàn Temu hoạt động "bát nháo", giá vàng nhảy múa (24/10/2024)
  + Quy trình bầu Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo Quy định mới của Đảng (23/10/2024)
  + Công an triệu tập 5 người dân ở Đà Lạt đăng tin xuyên tạc về Đoàn mô tô hộ tống và Kỵ binh (13/10/2024)
  + Phó Chủ tịch Quốc hội: Nên giảm bớt xây dựng công trình hoành tráng rồi một năm chỉ sử dụng đôi lần (08/10/2024)
  + Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu "điểm sáng" của nền kinh tế sau bão lũ (07/10/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 66120903

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July