Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 05/05/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
  -  Pháp luật và cuộc sống
  -  Giáo dục
  -  Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn hóa - Xã hội >
  Tường trình vùng hạn mặn: Người khổ sở vì khô khát, người thản nhiên "có sao đâu" Tường trình vùng hạn mặn: Người khổ sở vì khô khát, người thản nhiên "có sao đâu" , Người xứ Nghệ Kiev
 

Xuân Trường – Phương Quang | 

Kênh trơ cạn ở Cà Mau.

Nếu vượt lên thói quen lấy cây lúa làm chủ lực, Bán đảo Cà Mau không chỉ "nương" theo hạn mặn để tồn tại, mà còn tận dụng cơ hội kiếm tiền nhiều hơn vụ lúa.

 

Kỳ 2: 

"Sống khỏe, có sao đâu"

Từ đầu năm tới giờ, mọi con kênh ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) cũng nhiễm mặn nặng như bất cứ nơi nào trong vùng. Như các lão nông miền Tây, ông Sáu Nám có cách nghe gió biết thời tiết. Dù mấy bữa nay nhiều mây, nhưng ngước nhìn trời, nghe tiếng gió, ông nói chắc nịch: "Chưa mưa đâu! Ít gì cũng phải đến giữa tháng 4 mới có vài cơn mưa, vì đến giờ chướng vẫn còn và chưa thấy tăm hơi gì của gió mùa Tây Nam hết".

Nhưng ông lão Chủ nhiệm HTX Bưởi da xanh Kế Thành vẫn bình thản, dường như hạn mặn chẳng ảnh hưởng gì đến ông. Ngồi trong nhà nhìn ra vườn bưởi xanh tốt, lắng nghe tiếng gió lao xao, ông Nám giải thích: "Đó! Hơi chướng nhẹ như vầy là bảo đảm khi triều bắt đầu xuống có thể canh con nước ngọt lấy vô được rồi đó.

Nói là ngọt chứ thật ra độ mặn cũng khoảng dưới 2 phần ngàn mà nông dân thường gọi là nước pha chè, nhưng như vậy là đủ để cho cây bưởi sống qua hạn mặn rồi".

Tường trình vùng hạn mặn: Người khổ sở vì khô khát, người thản nhiên có sao đâu - Ảnh 2.

- Ông Sáu Nám bên vườn bưởi.

Ông Phạm Hồng Văn (Hai Văn), ở xã An Thạnh III, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) còn thản nhiên hơn nữa: "Tôi sống ở đây đã hơn 60 năm rồi, chứng kiến không biết bao sự thay đổi của thiên nhiên, nhưng vẫn sống khỏe có sao đâu!

Như hạn mặn năm nay được xem là gay gắt nhất, các nơi đều kêu khó, nhưng người dân vùng này bị mặn bao vây tứ bề lại không có nước ngọt khi triều thấp, mà cuộc sống vẫn diễn ra bình thường".

Ở Cù Lao Dung (Sóc Trăng), cái xứ vừa có sông vừa có biển này, nếu không hiểu nắng mưa, mặn ngọt; không hiểu cây, hiểu đất thì không thể nào sống ung dung như ông Hai Văn được. Nơi đây khác với vùng đất đồng, mùa khô rễ cây ăn sâu xuống để tìm nước. Chỉ cần mặn vô cách mặt liếp 5 tấc thôi là cây chết hết. Nông dân ở đây truyền đời chỉ làm một vụ lúa mùa, đến khi thu hoạch xong cũng vừa lúc mặn lên.

Kể đến đây, Hai Văn cười khà khà: "Bởi vậy mới có câu "Ra Giêng anh cưới em", vì sau tháng Giêng là có lúa (tức có tiền) lại rảnh rỗi, nên cưới vợ, gả chồng khỏe re".

Dù trời có mưa vài đám, nhưng nhìn lá cây mắm chưa đỏ, các lão nông như Hai Văn, Sáu Nám biết đó chỉ là mưa "dằn mả" chứ chưa có mưa "già", ai không biết mà ngâm giống sớm là thua. Nhìn lá lục bình ở đầu cống mà xào (héo, hơi rũ xuống) là bị mặn, đừng lấy nước vô ruộng.

Vượt khỏi tư duy "cây lúa"

Từ sau 1975, Hai Văn và một số hộ đã làm bờ bao ngăn lũ, ngăn triều cường, ngăn mặn, sản xuất 1 lúa 1 màu. "Nhưng thời tiết, khí hậu, thị trường đâu có thuận theo mình hoài đâu. Những nông dân cố cựu như tôi cũng phải thay đổi, không làm lúa nữa mà chuyển sang trồng mía, trồng màu, rồi nuôi tôm nước lợ hay trồng cây ăn trái, nhãn Ido… để thích nghi, có cái mà sống" – ông Hai Văn nói.

Đứng giữa vườn nhãn Ido đang cho trái sum xuê giữa bốn bề khô hạn, Hai Văn cho biết: "Sau khi từ bỏ cây mía vì hiệu quả không còn cao, tôi chuyển sang trồng nhãn Ido được 4 năm. Bây giờ đang là mùa nghịch mà nó vẫn cho trái là nhờ có hệ thống tưới phun sử dụng nguồn nước giếng khoan. Còn kế bên cũng đang tưới phun xè xè là đám rẫy trồng khoai môn. Mùa hạn này phải sử dụng tưới phun mới có đủ nước cho cây trồng đến khi vào mùa mưa".

Tường trình vùng hạn mặn: Người khổ sở vì khô khát, người thản nhiên có sao đâu - Ảnh 5.

- Những con mương cạn ở Cà Mau.

Khi mặn bắt đầu lên, tất cả các cống đều đóng lại hết để ngăn mặn. Sau khoảng 1 tháng là tất cả các con kênh nội đồng đều đã cạn nước, nên việc tưới tiêu chỉ dựa vào nước ngầm. Dùng nước ngầm cũng phải có bí quyết. Hai Văn kể: "Nước ngầm ở đây thường có phèn và một số tạp chất, nên ai cũng bơm nước giếng vào một cái hố có lót bạt để khử phèn và một số chất độc hại khác rồi mới tưới cho cây".

Ngon lành nhất là mô hình "nắng giữ vuông, mưa trồng lúa" theo kiểu truyền thống mà anh Dương Văn Hùng (huyện Trần Đề, Sóc Trăng) duy trì hơn 20 năm nay. Khu đất của anh có 4 vuông (đầm) vây quanh một trảng đất ở giữa. Mùa mưa, trảng đất đó anh làm lúa đặc sản ST bán được giá cao, vừa có bãi cho tôm - cá tự nhiên lên nghỉ ngơi, tìm kiếm thức ăn. Mùa khô, đều đặn mỗi tháng anh xổ vuông 2 đợt tôm thẻ. Tính ra năm nào anh cũng cầm chắc hơn 300 triệu đồng, hạn mặn hay không cũng vậy.

Theo chuyên gia về sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long Nguyễn Hữu Thiện, hạn mặn không chỉ là thảm họa, mà cũng là cơ hội nếu có mô hình thích ứng hiệu quả. Không ít nông dân vùng hạn mặn đã thành công nhờ chủ động kết hợp tôm – lúa, hay bỏ 1 vụ lúa để chuyển sang 1 vụ màu, trồng bắp (ngô) sinh khối trong mùa khô để bán lại cho các trang trại nuôi bò làm thức ăn chăn nuôi… Nếu giữ mãi tư duy cây lúa, khi khí hậu biến đổi cực đoan hơn nữa, những khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt của cư dân vùng ngọt hóa Bán đảo Cà Mau sẽ còn tái diễn và trầm trọng hơn.

Độc giả có thể đọc kỳ 1 tại đây.

 
 
 

  Các Tin khác
  +   Bắt cựu Bí thư tỉnh Bắc Giang Dương Văn Thái (05/05/2024)
  + Bắt các đối tượng tạt sơn hàng loạt xe ô tô ở phường Định Công (05/05/2024)
  + Tây Ninh: Mâu thuẫn trong việc đòi nợ, 2 người đàn ông cầm búa đánh "con nợ" tử vong (05/05/2024)
  + Bắt nữ nghi phạm chém chết người vì... "trúng xổ số nhưng không chia tiền" (05/05/2024)
  + Hồ sơ vụ án: "Bộ 3" khét tiếng đất Cảng và sự "náo loạn" một thời của giang hồ Hải Phòng (05/05/2024)
  + Du khách phản ánh ba thanh niên đưa chó đến "chiếm" gốc mai anh đào hot rần rần tại Đà Lạt (23/04/2024)
  + Quốc hội xem xét nhiều vấn đề quan trọng tại Kỳ họp thứ 7 (23/04/2024)
  + Tai nạn lao động làm 7 người tử vong ở nhà máy xi măng khoáng sản Yên Bái (23/04/2024)
  + Người đàn ông bị lừa gần 3 tỷ đồng khi đầu tư vào trang thương mại điện tử giả mạo (19/04/2024)
  + Tình huống pháp lý vụ bé gái 12 tuổi ở Hà Nội bị xâm hại phải sinh con (19/04/2024)
  + Bắt khẩn cấp kẻ dâm ô học sinh ở Cao Bằng (19/04/2024)
  +  Vụ nghi cầm súng cướp tiệm vàng ở Bình Dương: Một đối tượng bị bắt ở Campuchia (19/04/2024)
  + Sơn La: Bắt khẩn cấp 2 đối tượng giết người do mâu thuẫn từ tiệc rượu (19/04/2024)
  + Tạm giữ nam nghi phạm xách 2 dao chém mẹ ruột trọng thương (19/04/2024)
  + Ngành học ‘độc nhất vô nhị’ tại Việt Nam: Mức lương ‘khủng’ cùng điểm sàn học bạ cao chót vót (07/04/2024)
  +   Danh tính đại gia U90 mua đứt nửa cánh đồng xây lăng mộ (07/04/2024)
  + Sáp nhập làng xã: "Một đời người chỉ có một quê, nay tên này mai tên khác... rất xáo trộn" (06/04/2024)
  + Xét xử sơ thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát Cựu Chủ tịch SCB Bùi Anh Dũng: "Tôi không còn cơ hội gặp mẹ già" (05/04/2024)
  + Thủ tướng: Phát triển con người cần đặt nền móng từ những năm đầu đời (04/04/2024)
  + Nhà tái định cư dở dang hàng chục năm trên ‘đất vàng’ quận Cầu Giấy (04/04/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 60699502

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July