Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
  -  Pháp luật và cuộc sống
  -  Giáo dục
  -  Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn hóa - Xã hội >
  Bộ đội vào rừng dựng lều bạt đồn trú, nhường doanh trại cho người dân cách ly Bộ đội vào rừng dựng lều bạt đồn trú, nhường doanh trại cho người dân cách ly , Người xứ Nghệ Kiev
 

Cứ mỗi lần thiên tai dịch bệnh, cách tốt nhất để có nơi tá túc cho người dân là doanh trại bộ đội, và lúc đó bộ đội lại phải rời doanh trại ra rừng mắc lều dã chiến để ở, còn doanh trại nhường lại cho nhân dân. Vậy mà có những người vẫn lên mạng nói rằng “Phòng chật, cả mấy chục người một phòng, không có giường đệm êm”.

Trong khi các vị than vãn thì lính tráng vẫn phải ở lều dã chiến nhường những chỗ tốt nhất cho mọi người, d.ị.ch b.ệ.n.h không ai mong muốn. Người dân cũng c.ầ.n s.an sẻ với nhà nước, chứ không có nghĩa là nhà nước phải bao xô tất cả. Người lính cũng là con người, họ cũng có gia đình vợ con, họ cũng nhiễm bệnh như người thường, họ cũng sợ nhiễm bệnh chứ không phải siêu nhân nào đó. Nhưng khi đã mang trên mình hai chữ Bộ Đội họ phải sẵn sàng nhường cơm sẻ áo hoặc những thứ tốt nhất cho đồng bào mình gặp nạn.

Bạn xót xa khi bản thân bạn phải sống trong căn phòng mấy m2, bạn chê trách cơm không ngon, bạn chê giường không đủ êm? Vậy bạn là con người thì người lính là gì? Bạn lo cho người thân không lẽ những gia đình chiến sĩ họ không lo cho con em họ?

Nước sông công lính, và thường vẫn vậy, làm tất cả vì nhân dân. Và không cần nhận lại sự báo đáp.

Trong cơn mưa rét tê tái ở biên giới Việt – Trung, những chiếc lều bạt được dựng lên vội vã. Bộ đội biên phòng thay nhau túc trực để không một ai vượt biên từ Trung Quốc trở về mà không được kiểm tra y tế, đưa vào khu cách ly.

Anh Trần Chí Kiên – cán bộ Đồn biên phòng Chi Ma (huyện Bình Lộc, tỉnh Lạng Sơn) – đã trực ở chốt dã chiến trong rừng Bản Thín 4 ngày nay. Đây là một trong những điểm chốt xa nhất của Đồn biên phòng Chi Ma.

Chiếc lều dã chiến được căng ngay bên đường, bùn ngập đến mắt cá chân. Bộ đội khơi tạm một cái rãnh để nước mưa đỡ dồn vào trong lán. Bên trong là 2 cái giường gấp, mấy tấm ván kê tạm lên đá để đồ cá nhân, nước sát trùng, khẩu trang y tế…

Ăn núi, ngủ bùn

Cách đó chỉ vài chục bước chân là một bãi đất khô ráo, dưới tán rừng thông thơm ngan ngát nhưng không được dựng lán. Anh Kiên giải thích đơn vị bă’t buộc phải lập lán ở chỗ trũng này vì còn quan sát các lối mòn xung quanh.

Chiếc lán chỉ cách tường rào biên giới Trung Quốc chưa đầy trăm bước. Vị trí này từng là lối mòn để cánh cửu vạn vác hàng vượt biên vào nội địa.

Tường rào sắt cao 3m, giăng đầy thép gai phía Trung Quốc dựng lên trên đất của họ, cách đường biên 6m rất khó vượt qua. Phó đồn trưởng Đồn biên phòng Chi Ma Lý Văn Tý nhận định: “Chuyện gì cũng có thể xảy ra, đơn vị phải lập chốt để đề phòng trường hợp xấu nhất là công dân Việt Nam từ vùng có d.ị.ch coronaở Trung Quốc vượt biên vào nội địa”.

Chốt dã chiến Bản Thín cách cửa khẩu Chi Ma hơn chục cây số. Dịp tết vừa rồi anh Kiên nhận trực, không “tranh thủ” về phép. Anh dự định sau tết sẽ xin đơn vị nghỉ vài hôm để về thăm gia đình.

Chưa kịp nghỉ, đơn vị có lệnh dựng lán, lập chốt để phòng công dân từ vùng d.ị.ch về nước không qua cửa khẩu mà vượt biên vào nội địa, anh ở riết trên chốt, chỉ thỉnh thoảng có anh em lên thay ca thì chạy về đơn vị tắm giặt. Nhà cách đồn chưa đầy 20 cây số, nhưng tính đến nay đã 2 tháng anh chưa về nhà.

Đồn biên phòng Chi Ma được giao nhiệm vụ quản lý hơn 16 cây số đường biên. Trước tết, các chốt dã chiến đã được lập để chống buôn lậu, nhưng nhiệm vụ chốt chặn để đón công dân từ vùng dịch Trung Quốc trở về còn quan trọng hơn.

Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng và cả Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn huy động thêm hàng trăm chiến sĩ tăng cường cho Chi Ma.

Một số xã Mẫu Sơn, Tú Mịch… huy động thêm cả công an, dân quân phối hợp lực lượng biên phòng lập chốt. Mọi vị trí trọng điểm đều phải được chốt chặn để đảm bảo “một con ruồi cũng không chui lọt”.

Phó đồn trưởng Lý Văn Tý cho hay từ ngày lập chốt đến nay chưa pha’t hiện trường hợp công dân nào vượt biên vào nội địa. Ai trở về từ Trung Quốc, khi bị phát hiện phải được giữ lại, kiểm tra y tế và đưa về khu cách ly.

Chốt dã chiến Bản Thín được lập từ ngày 3-2, mỗi ngày có 4 chiến sĩ thay nhau trực. Ban ngày phải đảm bảo luôn có 2 người, ban đêm tăng cường thêm 3 người nữa. Ca đêm chỉ có 1 người được chợp mắt, 2 người thức gác ở điểm chốt và 2 người đi tuần.

Ở điểm này không điện, không nước, cũng không có sóng điện thoại. Chiến sĩ phải treo điện thoại lên cành cây phía rừng thông để giữ liên lạc. Mưa rét thì phủ thêm cái bịch nilông, cứ có chuông thì chạy ra nghe, rồi lại treo ở đó.

Bếp lửa bên ngoài lán vừa là nguồn ánh sáng trong đêm, vừa là chỗ sưởi ấm, nấu ăn và hong khô củi trong cái mưa lất phất, rét buốt của rừng Mẫu Sơn.

Sẩm tối, anh Kiên xin phép tranh thủ mang can đi lấy nước. Chỗ lấy nước là một mạch nước trong rừng, cách lán gần 1 cây số. Buộc can lên xe, nổ máy, Kiên quay lại: “Đồng chí nhớ nhắc anh em đến thay ca thì mang giúp chúng tôi cục pin dự phòng nhé. Sáng nay tôi gửi về đơn vị để sạc, nhỡ máy hết pin, đơn vị không liên lạc được”.

Phó đồn trưởng Lý Văn Tý động viên: “Yên tâm, tối nay tôi sẽ lên gác cùng các đồng chí. Đêm nay không khí lạnh về, rét lắm, có thêm người sẽ ấm hơn”.

Chiến sĩ Cao Văn Long, Hoàng Văn Soạn (Trạm biên phòng Tân Thanh) đốt lửa giữ ấm giữa đêm tại chốt dã chiến lối vào Bản Han
Đêm trong “đường hàng lậu” lớn nhất miền Bắc

“Đồi keo” từng là một địa danh nổi tiếng của dân b.u.ô.n l.ậ.u nằm ngay gần cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Dân buôn gọi là đường keo vì con đường mòn dài hơn 1 cây số đi xuyên qua rừng keo. Nhiều năm liền các lực lượng chức năng rất vất vả để chặn hàng lậu từ Trung Quốc tuồn vào nội địa qua cung đường này.

Lính biên phòng dựng lán dã chiến cách đó gần trăm mét. Một chiếc bóng đèn compact treo lên cây cao, hắt ánh sáng lên “ngã tư đường mòn”, không còn loang loáng ánh đèn pin của cửu vạn như trong bài báo năm nào.

Trong lán tối đen như mực, 2 chiến sĩ của Trạm kiểm soát biên phòng Tân Thanh mặc đồ dã chiến, mang ủng cao, bịt khẩu trang liên tục lia đèn pin lên rừng. Con đường mòn cỏ đã phủ gần hết, chỉ còn một lối nhỏ vừa bước chân đặc quánh bùn đỏ. Bộ đội đi tuần về, đôi ủng nhựa bê bết, nặng cả ký vì đất đỏ.

Đại úy Thái Quốc Huy cho hay trước đây báo chí phản ánh con đường này b.u.ô.n l.ậ.u tấp nập. Từ ngày lập chốt, anh em bộ đội chưa gặp một ai. Người dân trong vùng đã được nghe tuyên truyền, không vượt biên sang Trung Quốc nữa.

Người lao động ở nước ngoài cũng chưa có ai đi theo lối mòn này về. Tuy nhiên, đơn vị vẫn lập chốt để đảm bảo không một ai vượt biên vào nội địa mà không được kiểm tra y tế, cách ly.

Hơn 8 cây số đường biên mà Đồn biên phòng Tân Thanh quản lý có đến vài chục điểm đã từng là nơi để hàng lậu tuồn về Việt Nam. Biên phòng, hải quan cứ chặn điểm này thì cửu vạn lại xuyên rừng, mở đường khác. Trước tết, hàng rào biên giới của Trung Quốc xây xong, lực lượng chức năng hai bên làm chặt nên hạn chế được rất nhiều. Nhưng tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Đồn biên phòng Tân Thanh nhận nhiệm vụ đảm bảo không có công dân nào vượt biên mà không được đưa về khu cách ly.

Giữa lưng chừng núi, trên dốc Bản Han, cách cửa khẩu Tân Thanh khoảng 2 cây số, trung tá Hoàng Văn Soạn đốt hết một cuốn vở mới nhóm được bếp củi vì mưa ướt. Anh huơ tay trên ngọn lửa, nhăn mặt vì khói nhưng vẫn cười nói sang sảng: “Chuyện bình thường mà nhà báo ơi! Anh em tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần rồi, mười mấy năm trước có d.ị.ch SARS, mới đầu chúng tôi nhận nhiệm vụ chốt chặn 3 tuần, nhưng kéo dài đến 3 tháng. Lần này mà kéo dài thời gian chúng tôi cũng sẵn sàng, lính mà!”.

“Cái rốn” lao động chui

Bên kia hàng rào biên giới là trấn Ái Điểm, thuộc tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. “Khu vực này trước đây là “cái rốn” của công dân trở về từ Trung Quốc. Ở đây tiện đường, những người trốn sang Trung Quốc lao động “chui” muốn về nước hoặc bị phía Trung Quốc trả về thường “đẩy” về khu vực Chi Ma, rất phức tạp” – phó đồn trưởng Lý Văn Tý cho hay.
“Lính mà!”

Trung tá Hoàng Văn Soạn đã có 35 năm đeo quân hàm xanh. Phần lớn thời gian của anh là ở trong rừng, đi tuần biên. Anh không nhớ đã bao nhiêu đôi giày bục đế phải bỏ lại biên giới nhưng lại nhớ rõ từng lối đi, từng gốc cây, khe nước trong rừng.

Các bản dọc biên giới anh cũng nhớ tên từng người, biết được ai còn, ai m.ấ.t, ai đi làm ăn xa, ai lập gia đình. Buồn vui, sướng khổ của họ anh cũng đến chia sẻ vì nhiệm vụ của đơn vị.

Anh lập gia đình muộn, con nhỏ nhưng khi đơn vị có lệnh, anh lại cùng anh em mang ủng, x.á.ch đèn pin lên rừng dựng lán.

Kể chuyện, hai hàm răng khẽ va vào nhau trong cái rét căm căm của mưa rừng biên giới, gương mặt rắn rỏi của người lính vẫn nở nụ cười: “Có gì đâu? Lính mà!”.

http://hotnews24h.org/2020/02/12/bo-doi-vao-rung-dung-leu-bat-don-tru-nhuong-doanh-trai-cho-nguoi-dan-cach-ly/


  Các Tin khác
  + Nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bị bắt vì Nhận hối lộ từ "Hậu Pháo" (28/03/2024)
  + Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Hoàng Anh bị bắt về tội nhận hối lộ (28/03/2024)
  + Chính phủ bỏ đề xuất trích 70% tiền xử phạt cho cảnh sát giao thông (25/03/2024)
  + Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm ông Lê Hải Bình làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản (25/03/2024)
  + Triệt phá đường dây mua bán và tàng trữ ma túy xuyên quốc gia, bắt giữ 5 đối tượng (25/03/2024)
  + Giao đất cho cựu Bí thư, vợ cựu Chủ tịch huyện ở Bình Định: Kỷ luật 6 đảng viên, 15 người "chờ" xử lý (25/03/2024)
  + Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ bị khai trừ Đảng? (25/03/2024)
  + Chủ tịch Quốc hội yêu cầu đặc biệt quan tâm việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện (25/03/2024)
  + Nuôi loài cua khổng lồ trong bể xi măng, lão nông kiếm bộn tiền mỗi năm (16/03/2024)
  + Bắt gã đàn ông dùng dao, súng truy sát người phụ nữ rồi bỏ trốn (12/03/2024)
  + Giá vàng hôm nay ngày 11/3 tăng dữ dội chiều mua vào (12/03/2024)
  + Bộ trưởng Bộ Y tế tham gia đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ dự hội nghị cấp cao ASEAN - Australia, thăm chính thức Australia và New Zealand (12/03/2024)
  + Liên tiếp xảy ra tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn, Thủ tướng chỉ đạo làm rõ nguyên nhân (12/03/2024)
  + Đối tượng đe dọa CSGT Hải Phòng, đòi tiền bồi dưỡng vừa bị bắt là ai? (12/03/2024)
  + Vàng sẽ tăng giá đến bao nhiêu? (11/03/2024)
  + Những vật dụng nào bị cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2024? (10/03/2024)
  + Sáng 10/3: Cô gái bị bạn trai sát hại ở Lai Châu là mẹ đơn thân có 2 con nhỏ, gia cảnh rất khó khăn (10/03/2024)
  + Tạm đình chỉ nhiệm vụ ĐBQH đối với bà Hoàng Thị Thúy Lan (09/03/2024)
  + Từng bị xử phạt, dự án khu du lịch nghìn tỷ giờ ra sao? (09/03/2024)
  + Truy tìm nhóm đối tượng cướp giật 1 tỷ đồng tại Vĩnh Phúc (09/03/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 59784781

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July