Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 29/03/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
  -  Pháp luật và cuộc sống
  -  Giáo dục
  -  Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn hóa - Xã hội >
  Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tháng 1/2020: “Cơ hội vàng” phát huy vị thế đất nước với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tháng 1/2020: “Cơ hội vàng” phát huy vị thế đất nước với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ , Người xứ Nghệ Kiev
 

Dân trí Nhân dịp Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tháng 1/2020, chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Toàn văn bài viết như sau:
>>Việt Nam chính thức hoạt động trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
>>Việt Nam ưu tiên gì khi làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc?

“Cơ hội vàng” phát huy vị thế đất nước với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ - 1
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh. Ảnh: TTXVN

Từ ngày 1/1/2020, Việt Nam đã chính thức đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, đồng thời bắt đầu giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 01/2020. Triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, đây là một thời cơ quý báu để chúng ta đóng góp xây dựng, có trách nhiệm vào công việc chung của cộng đồng quốc tế, nâng cao vị thế đất nước và làm sâu sắc hơn quan hệ của nước ta với các nước, các đối tác quan trọng.

Trọng trách mới trong bối cảnh mới đầy thách thức

Việt Nam đảm nhiệm trọng trách mới trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến chuyển sâu sắc. Trong khi nhiều cuộc xung đột kéo dài ở châu Phi chưa tìm được giải pháp căn cơ, căng thẳng có chiều hướng leo thang ở Trung Đông và những điểm nóng tiềm tàng có nguy cơ bùng phát ở một số khu vực, kể cả châu Á – Thái Bình Dương. Những hành vi đơn phương, cường quyền, không tôn trọng luật pháp quốc tế, sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực, xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, can thiệp vào công việc nội bộ các quốc gia… cũng thách thức trực tiếp hòa bình và an ninh quốc tế. Mặc dù hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo, chủ nghĩa đa phương, các cơ chế đa phương toàn cầu và khu vực đều gặp nhiều khó khăn. Cọ xát chiến lược giữa các nước lớn gia tăng, dẫn tới nhiều hệ lụy phức tạp, nhất là về chính trị, an ninh, phản ánh trực tiếp tại Hội đồng Bảo an, làm giảm hiệu quả hoạt động, gây bế tắc trên một số vấn đề.

Tham gia Hội đồng Bảo an trong bối cảnh nhiều thách thức đó, chúng ta sẽ kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, nỗ lực thúc đẩy đối thoại, giảm căng thẳng, đối đầu, tìm giải pháp công bằng, hợp lý, cho các vấn đề đe dọa hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế; thúc đẩy tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, nhất là các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ chính trị - xã hội, không can thiệp vào công việc nội bộ, hòa bình giải quyết tranh chấp, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Việt Nam sẽ đề cao tinh thần “đối tác vì hòa bình bền vững” với nhiều nội hàm quan trọng về ngăn ngừa xung đột, kiến tạo hòa bình, tái thiết hậu xung đột, tăng cường chủ nghĩa đa phương và các thể chế đa phương, nhất là Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực.

Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc: Trọng trách lớn tại cơ quan có trách nhiệm hàng đầu về hòa bình và an ninh quốc tế

Hội đồng Bảo an được Hiến chương Liên hợp quốc trao trách nhiệm hàng đầu trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, cũng là cơ quan duy nhất của Liên hợp quốc có thể ra các quyết định ràng buộc với 193 quốc gia thành viên. Trong 75 năm qua, dù còn những hạn chế về tính hiệu quả, dân chủ, minh bạch trong hoạt động, Hội đồng Bảo an đã có đóng góp quan trọng giúp nhân loại không phải gánh chịu một cuộc chiến tranh thế giới mới, có ảnh hưởng ngày càng lớn và sâu rộng trong đời sống chính trị-an ninh quốc tế, là cơ chế được các nước, kể cả các nước lớn luôn coi trọng.

Chủ tịch Hội đồng Bảo an – vị trí được luân phiên hàng tháng giữa 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an – có trách nhiệm xây dựng và thông qua Chương trình làm việc tháng của Hội đồng Bảo an, chủ trì, điều hành các cuộc họp, thông qua văn kiện của Hội đồng Bảo an, làm “trọng tài” xử lý thỏa đáng các phức tạp phát sinh, những khác biệt giữa các thành viên Hội đồng Bảo an, đại diện cho Hội đồng Bảo an trong quan hệ với Lãnh đạo của các cơ quan chính khác của Liên hợp quốc, cũng như các nước thành viên Liên hợp quốc, các cơ quan báo chí, truyền thông quốc tế...

Với vai trò quan trọng đó, các nước Ủy viên không thường trực vốn không có những đặc quyền như các nước Ủy viên thường trực – chỉ có nhiệm kỳ hai năm và không có quyền phủ quyết – coi trọng nhiệm vụ trong Tháng Chủ tịch, qua đó không chỉ thể hiện năng lực chủ trì, điều hành công việc của Hội đồng Bảo an, mà còn thúc đẩy các vấn đề ưu tiên của mình, tạo dấu ấn và đóng góp thực chất cho hoạt động của Hội đồng Bảo an tuy công việc này cũng gặp không ít thách thức trong bối cảnh tình hình chính trị - an ninh một số khu vực vẫn diễn biến phức tạp.

Nỗ lực thúc đẩy quan tâm, lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, tạo dấu ấn Việt Nam ngay trong tháng đầu tham gia Hội đồng Bảo an

Đối với Việt Nam, làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an ngay trong tháng đầu tiên tham gia Hội đồng Bảo an là một sự trùng hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp đặt nền tảng và tạo đà thuận lợi cho sự tham gia của chúng ta trong cả nhiệm kỳ 2020-2021.

Triển khai chủ trương chung đã được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đề ra, với tư cách Chủ tịch Hội đồng Bảo an, chúng ta sẽ nỗ lực làm tốt vai trò chủ trì, điều hành hoạt động của Hội đồng Bảo an, thúc đẩy tìm giải pháp cho các vấn đề trong chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an phù hợp quan tâm và quyền lợi chính đáng của các bên liên quan, tạo cơ sở tăng cường hợp tác với các nước. Việt Nam sẽ đóng vai trò tích cực, chủ động, có trách nhiệm, xử lý công việc có nguyên tắc, khách quan, minh bạch, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, thủ tục làm việc của Hội đồng Bảo an, tận dụng hiệu quả ý kiến tư vấn của Ban Thư ký; đồng thời nỗ lực, điều hòa quan điểm các bên khi có khác biệt, phấn đấu xây dựng đồng thuận. Là đại diện của Hội đồng Bảo an trong quan hệ với bên ngoài, Việt Nam cũng sẽ nỗ lực cung cấp thông tin, tham khảo rộng rãi các nước thành viên Liên hợp quốc ngoài Hội đồng Bảo an, đặc biệt là các nước châu Á, ASEAN và chú trọng quan hệ với báo chí nhằm nâng cao tính dân chủ, minh bạch trong hoạt động của Hội đồng Bảo an, tiếp nối các đóng góp thực chất đã được quốc tế ghi nhận của chúng ta về cải cách phương pháp làm việc của Hội đồng Bảo an trong nhiệm kỳ 2008-2009.

Trên tinh thần đó, trong những tháng qua, chúng ta đã tích cực chủ động rà soát, tham khảo Ban Thư ký Liên hợp quốc để xây dựng dự kiến Chương trình hoạt động tháng 1 của Hội đồng Bảo an hợp lý, cân bằng, gồm đầy đủ các vấn đề định kỳ, đến hạn xử lý, các vấn đề dự phòng, cũng như các vấn đề ưu tiên của Việt Nam, được các nước thành viên Hội đồng Bảo an ủng hộ, nhất trí thông qua ngay trong ngày làm việc đầu tiên của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an. Theo đó, dự kiến chúng ta sẽ chủ trì hơn 30 cuộc họp, thảo luận và quyết định về hoạt động của các Phái bộ gìn giữ hòa bình và Phái bộ chính trị ở các nước như Síp, Yemen, Libya…, tình hình Trung Đông, Syria, Colombia, Cộng hòa Trung Phi, Tây Phi…, buổi làm việc định kỳ của Hội đồng Bảo an với Tổng Thư ký Liên hợp quốc và nhiều hoạt động khác.

Đặc biệt, với tư cách Chủ tịch, Việt Nam tổ chức 02 sự kiện quan trọng với 02 chủ đề ưu tiên là tăng cường tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và thúc đẩy hợp tác giữa Liên hợp quốc/Hội đồng Bảo an và ASEAN.

Sự kiện dấu ấn trọng tâm là Phiên Thảo luận mở cấp Bộ trưởng ngày 09/01/2020 với chủ đề “Kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hợp quốc: Tăng cường tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”. Đây là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt nhằm đặt ra một chủ đề xuyên suốt cho hoạt động của Hội đồng Bảo an trong năm 2020 – năm Liên hợp quốc kỷ niệm ba phần tư thế kỷ tồn tại và phát triển. Với sự kiện này, chúng ta quyết tâm khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ các tôn chỉ, mục đích của Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, nhất là các nguyên tắc cơ bản về tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực, hòa bình giải quyết tranh chấp… đặc biệt trong bối cảnh đầy thách thức hiện nay.

Sự kiện thứ hai Việt Nam sẽ tổ chức là cuộc họp về chủ đề “Hợp tác giữa Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực và tiểu khu vực trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế: vai trò của ASEAN”. Theo đó, ASEAN sẽ lần đầu tiên chia sẻ tại Hội đồng Bảo an các định hướng, nỗ lực và thực tiễn khu vực trong ngăn ngừa xung đột, xử lý các vấn đề khu vực, xây dựng cộng đồng, qua đó khẳng định vai trò trung tâm và những đóng góp quan trọng của ASEAN, tạo cơ sở cho cơ chế trao đổi thường xuyên về hòa bình và an ninh khu vực giữa Liên hợp quốc/Hội đồng Bảo an và ASEAN. Đây là vấn đề mang tính thời sự, có ý nghĩa chính trị, là quan tâm, lợi ích của Việt Nam và ASEAN, đồng thời được đông đảo các nước quan tâm. Sự kiện cũng khẳng định vai trò của Việt Nam khi đồng thời là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và Chủ tịch ASEAN năm 2020, hai cơ chế toàn cầu và khu vực có ý nghĩa hàng đầu với Việt Nam.

Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, vị thế mới của đất nước, sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, cùng với kinh nghiệm chủ trì, điều hành các cơ chế đa phương khu vực và quốc tế, nỗ lực chuẩn bị kỹ lưỡng, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành, giữa trong và ngoài nước, chúng ta có đầy đủ cơ sở để tin tưởng rằng Việt Nam sẽ hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 01/2020, đạt những kết quả bước đầu quan trọng tạo đà cho một nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an thành công. Như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh trong Thông điệp nhân dịp Việt Nam đảm nhiệm trọng trách Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, chúng ta quyết tâm đảm nhiệm thành công trách nhiệm vinh dự, cũng là thách thức lớn lao này, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế và khu vực, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước, triển khai có hiệu quả Chỉ thị của Ban Bí thư về Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XII, hướng tới Đại hội Đảng lần thứ XIII./.

TTXVN

https://dantri.com.vn/xa-hoi/co-hoi-vang-phat-huy-vi-the-dat-nuoc-voi-duong-loi-doi-ngoai-doc-lap-tu-chu-20200108075223867.htm?utm_source=article&utm_campaign=related


  Các Tin khác
  + Nguyên Bí thư Quảng Ngãi Lê Viết Chữ bị bắt vì Nhận hối lộ từ "Hậu Pháo" (28/03/2024)
  + Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Phạm Hoàng Anh bị bắt về tội nhận hối lộ (28/03/2024)
  + Chính phủ bỏ đề xuất trích 70% tiền xử phạt cho cảnh sát giao thông (25/03/2024)
  + Bộ Chính trị điều động, bổ nhiệm ông Lê Hải Bình làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản (25/03/2024)
  + Triệt phá đường dây mua bán và tàng trữ ma túy xuyên quốc gia, bắt giữ 5 đối tượng (25/03/2024)
  + Giao đất cho cựu Bí thư, vợ cựu Chủ tịch huyện ở Bình Định: Kỷ luật 6 đảng viên, 15 người "chờ" xử lý (25/03/2024)
  + Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ bị khai trừ Đảng? (25/03/2024)
  + Chủ tịch Quốc hội yêu cầu đặc biệt quan tâm việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện (25/03/2024)
  + Nuôi loài cua khổng lồ trong bể xi măng, lão nông kiếm bộn tiền mỗi năm (16/03/2024)
  + Bắt gã đàn ông dùng dao, súng truy sát người phụ nữ rồi bỏ trốn (12/03/2024)
  + Giá vàng hôm nay ngày 11/3 tăng dữ dội chiều mua vào (12/03/2024)
  + Bộ trưởng Bộ Y tế tham gia đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ dự hội nghị cấp cao ASEAN - Australia, thăm chính thức Australia và New Zealand (12/03/2024)
  + Liên tiếp xảy ra tai nạn trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn, Thủ tướng chỉ đạo làm rõ nguyên nhân (12/03/2024)
  + Đối tượng đe dọa CSGT Hải Phòng, đòi tiền bồi dưỡng vừa bị bắt là ai? (12/03/2024)
  + Vàng sẽ tăng giá đến bao nhiêu? (11/03/2024)
  + Những vật dụng nào bị cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2024? (10/03/2024)
  + Sáng 10/3: Cô gái bị bạn trai sát hại ở Lai Châu là mẹ đơn thân có 2 con nhỏ, gia cảnh rất khó khăn (10/03/2024)
  + Tạm đình chỉ nhiệm vụ ĐBQH đối với bà Hoàng Thị Thúy Lan (09/03/2024)
  + Từng bị xử phạt, dự án khu du lịch nghìn tỷ giờ ra sao? (09/03/2024)
  + Truy tìm nhóm đối tượng cướp giật 1 tỷ đồng tại Vĩnh Phúc (09/03/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 59763850

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July