Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 08/02/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
  -  Pháp luật và cuộc sống
  -  Giáo dục
  -  Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn hóa - Xã hội >
  Vì sao Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị chậm tiến độ? Vì sao Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị chậm tiến độ? , Người xứ Nghệ Kiev
 

Dân trí Tổng thầu thiếu kinh nghiệm, dự án phải điều chỉnh nhiều lần làm chậm tiến độ. Trong khi đó, ngân hàng Trung Quốc không có thường trú tại Việt Nam nên hoạt động cấp vốn bị ảnh hưởng. Đặc biệt, việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển của Việt Nam đã hạn chế các hoạt động xây dựng dự án. 
>>Tổng thầu Trung Quốc “phá vỡ” cam kết về đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008, thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC.  Bên tài trợ vốn chỉ định Tổng thầu thực hiện dự án là Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc. Tư vấn giám sát được tổ chức đấu thầu, đơn vị trúng thầu là Công ty TNHH giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh.

Bộ  Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị chậm tiến độ, đội vốn do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. 

Tổng thầu thiếu kinh nghiệm nên thiết kế cơ sở ban đầu sơ sài, chưa lường hết được quy mô, tính chất, công năng, do đó phải điều chỉnh tại bước thiết kế kỹ thuật. Trong khi đó, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) tại trung tâm TP.Hà Nội rất chậm và phức tạp, không đáp ứng được yêu cầu của công tác khảo sát thiết kế kỹ thuật.

Vì sao Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị chậm tiến độ? - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Năm 2014, Trung Quốc từng đưa trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. (Ảnh: AP)

Đặc biệt, tháng 5/2014, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD981 trái phép trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Những hệ lụy từ việc này khiến dự án bị đình trệ, mất hơn 1 năm hạn chế các hoạt động xây dựng của Tổng thầu.

Cần phải nói thêm rằng, đây là dự án trọng điểm quốc gia, là dự án đường sắt trên cao đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam nhưng nhà tài trợ vốn ODA lại chỉ định một Tổng thầu không có kinh nghiệm, chưa từng làm dự án đường sắt trên cao nào theo hình thức EPC, dẫn đến công tác quản lý điều hành còn nhiều lúng túng và bất cập. Tổng thầu Trung Quốc chưa thực hiện theo đúng cam kết về tiến độ.

“Thời gian qua Bộ GTVT đã cùng các bên liên quan quyết liệt chỉ đạo nhưng dự án vẫn triển khai rất chậm. Đến nay, dự án vẫn chưa thể hoàn thành và có nguy cơ kéo dài do một số nội dung Tổng thầu không thực hiện theo chỉ đạo của Bộ GTVT” - Bộ GTVT nhấn mạnh.

Chờ "dài cổ" vẫn không thấy… vốn

Bộ GTVT cho biết, Dự án phải chờ nhà tài trợ phê duyệt hợp đồng, cấp hiệu lực cho Hiệp định vay vốn bổ sung kéo dài. Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank) là cơ quan quản lý, cung cấp nguồn vốn vay không thiết lập đại diện thường trú tại Việt Nam, ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành cấp vốn thực hiện dự án.

“Công tác giải ngân của hiệp định vay bổ sung gặp nhiều vướng mắc do các bên chưa thống nhất được ý kiến pháp lý. Hiệp định vay bổ sung được ký từ 11/5/2017 nhưng đến 28/12/2017 các bên mới thống nhất được ý kiến pháp lý và đến ngày 25/4/2018 mới thống nhất được 13 điều kiện cho lần giải ngân đầu tiên của dự án. Các quy định và chế tài xử lý đối với hợp đồng EPC còn chưa đầy đủ.” - Bộ GTVT thông tin.

Cùng đó, cách thức triển khai thực hiện dự án ở mỗi nước có sự khác biệt, đặc biệt là cách thức lập hồ sơ thiết kế, hồ sơ nghiệm thu thanh toán. Yếu tố khác biệt về quy định giữa hai quốc gia về các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm trong bước thiết kế, thi công và dự toán gây khó khăn trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện.

Vì sao Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị chậm tiến độ? - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông "lỗi hẹn" do Tổng thầu Trung Quốc (ảnh: Toàn Vũ)

Về phía Việt Nam, hệ thống quy định của pháp luật hiện hành thực hiện hợp EPC chưa đầy đủ, đồng bộ, đặc biệt là quy định về tính trọn gói giữa các yếu tố kỹ thuật, tài chính, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án.

“Lạm phát trong giai đoạn thực hiện năm 2008 (CPI là 19,9%) và giai đoạn 2010-2011 (CPI lần lượt là 11,8% và 18,13%), tổng tỷ lệ lạm phát của riêng 3 năm này đã là 49,83%. Điều này ảnh hưởng lớn đến giá nhân công, vật tư, vật liệu xây dựng.” - Bộ GTVT cho biết.

Xác định rõ trách nhiệm

Bộ GTVT thông tin: Dự án bị chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư ngoài trách nhiệm chính thuộc phía Tổng thầu Trung Quốc. Chủ đầu tư (Bộ GTVT), Ban Quản lý dự án Đường sắt chịu trách nhiệm trong công tác quản lý điều hành dự án. 

Tư vấn thiết kế bước lập dự án chịu trách nhiệm về chất lượng lập dự án đầu tư. Chủ đầu tư của phần giải phóng mặt bằng (GPMB) - UBND TP. Hà Nội, chịu trách nhiệm về việc chậm trễ trong công tác GPMB; Tư vấn giám sát chịu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo thi công, quản lý tiến độ, chất lượng, giá thành xây dựng.

“Những khó khăn, vướng mắc đã được Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để hỗ trợ chỉ đạo, có các giải pháp giải quyết nhằm đưa dự án vào vận hành, khai thác trong thời gian sớm nhất.

Bộ GTVT đã chỉ đạo Ban quản lý dự án Đường sắt chủ động rà soát các điều khoản trong hợp đồng EPC, xác định rõ trách nhiệm của tổng thầu và các bên liên quan để xử lý, giải quyết các khiếu kiện trong trường hợp cần thiết phù hợp với điều kiện của hợp đồng EPC.” - Bộ GTVT cho hay.

Châu Như Quỳnh

https://dantri.com.vn/xa-hoi/vi-sao-du-an-duong-sat-cat-linh-ha-dong-bi-cham-tien-do-20190810225217547.htm

 


  Các Tin khác
  + Sân bay Tân Sơn Nhất nhộn nhịp khách mùng 1 Tết Ất Tỵ (30/01/2025)
  + Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (30/01/2025)
  + Táo quân 2025: Khán giả khen "đỉnh nóc", nói Ngọc Hoàng "gánh team" (29/01/2025)
  + Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày đầu xuân mới (29/01/2025)
  + TikToker nổi tiếng có hơn 1 triệu người theo dõi bị khởi tố (24/01/2025)
  + Thủ tướng triệu tập lãnh đạo Vingroup, Sungroup, Novaland… dự hội nghị quan trọng dự kiến cuối tháng 1 (24/01/2025)
  + Chủ tịch nước Lương Cường: Tết là sum vầy, đoàn viên và Tết là để trở về (20/01/2025)
  + Đi xe máy đèo theo chó sẽ bị xử phạt (20/01/2025)
  + Tin vui: Trước Tết Nguyên Đán 2025, người hưu trí sẽ nhận khoản tiền, là khoản gì? (17/01/2025)
  + Cà Mau: Chồng chém vợ rồi tự sát trên đường ra tòa ly hôn về (17/01/2025)
  + Triệt phá vụ cho vay nặng lãi với số tiền lên đến 300 tỷ đồng (17/01/2025)
  + Thủ đoạn lừa hàng loạt người đi xuất khẩu lao động, chiếm đoạt trên 3 tỷ đồng của nam thanh niên Cần Thơ (17/01/2025)
  + TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Đâm chết người tại cây xăng; tuyên án vụ cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục (17/01/2025)
  + Cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng được đề nghị cho hưởng án treo, cựu Vụ trưởng đề nghị án bằng thời gian tạm giam (17/01/2025)
  + Cựu Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến nói rất buồn và cay đắng (17/01/2025)
  + Hai vụ án oan sai: Kỷ luật phó giám đốc công an và viện phó VKS tỉnh (14/01/2025)
  + Ông Uông Việt Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (02/01/2025)
  + 8 sĩ quan Việt Nam lên đường nhận nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (02/01/2025)
  + Thống nhất phương án hợp nhất, sáp nhập các cơ quan thuộc Chính phủ (02/01/2025)
  + Bán vé tàu Tết và tổ chức chạy thêm chặng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 67010392

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July