Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 08/02/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
  -  Pháp luật và cuộc sống
  -  Giáo dục
  -  Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn hóa - Xã hội >
  Chùa to, tượng lớn sao bằng lòng nhân ái! Chùa to, tượng lớn sao bằng lòng nhân ái! , Người xứ Nghệ Kiev
 
(Baonghean) - Hầu hết các tôn giáo lớn, đều lấy việc thờ phụng tôn tượng vị Giáo chủ của mình làm quan trọng. Đạo Phật thờ Đức Thích Ca Mâu Ni và chư Phật, Bồ Tát làm một nghi thức chính trong quá trình hoằng pháp. Tượng Phật luôn giữ một vị trí trung tâm của các ngôi chùa.
 

Những ngôi chùa Phật giáo trên thế giới ngày càng được xây dựng to lớn thì những pho tượng Phật cũng càng to lớn, hoành tráng hơn.

Thực ra thì phật tử chỉ thờ một Đức Phật. Đó là Phật Thích Ca Mâu Ni. Các chùa Phật giáo Nam tông, Tịnh xá Khất Sĩ, một số Thiền viện, Tu viện, chùa Phật giáo Bắc tông đều thờ Đức Thích Ca Mâu Ni. Ngoài ra, phần nhiều các chùa phía Bắc (theo Phật giáo Đại thừa) thường thờ nhiều tượng cốt khác nữa.

Một là do sự tín tâm của phật tử, cúng dường tượng cốt Phật thật nhiều vào chùa buộc lòng vị Trụ trì phải tôn thờ để cho đệ tử được phước và vui lòng.

Quy hoạch xây dựng chùa Phúc Lạc và Đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni. Ảnh tư liệu

Hai là các ngôi chùa Bắc tông ở Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam ngoài việc thờ tượng Phật Thích Ca, còn thờ thánh tượng Tây Phương Tam Thánh, Di Lặc Tôn Phật, Văn Thù Sư Lợi, Đại Hạnh Phổ Hiền tại ngôi Tam Bảo, thờ chư lịch đại tổ sư kế thế Trụ trì, thờ Phật mẫu chuẩn đề, Giám trai Sứ giả bao nhiêu đó cũng thấy nhiều lắm rồi. Các chùa cổ Trung Hoa, Việt Nam còn thờ Phật Địa Mẫu, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Nam Tào, Bắc Đẩu, Thập điện Diêm vương…

Một số ít chùa thờ ngôi Tam Bảo Thánh tượng Quán Thế Âm, có chùa thờ Thánh tượng Di Lặc Tôn Phật (Tam Bảo mười phương), các tôn giáo nội sinh ở Việt Nam có liên quan đến Đạo Phật, như Phật giáo Tứ Ân thờ “tấm vải trần điều”, Phật giáo Hòa Hảo thờ tấm “vải nâu”, chùa của Phật giáo Tứ Ân thờ Phật Thích Ca nhưng không có tượng Phật Thích Ca, các vị Phật, Bồ tát khác cũng thế (gọi là thờ vô vi).

Nói qua một chút để thấy rằng trong Phật giáo, vai trò của tượng Phật rất lớn. Ở những quốc gia Phật giáo phát triển, những ngôi chùa nhiều khi chính là những bảo tàng về tượng Phật. Điều đó thể hiện rất rõ ở Ấn Độ, Nepan, Lào…

Tín đồ Phật giáo xem tượng Phật là linh thiêng. Bởi khi phát tâm cúng dường đúc hoặc xây dựng tượng Phật người ta đã gửi gắm vào đó tất cả tâm tư tình cảm, ý nguyện của mình. Với họ, thấy tượng là thấy Phật, đứng trước tượng Phật là đứng trước Phật. Cúng dường xây dựng tượng Phật là một cách để phật tử thể hiện lòng thành với tôn giáo mà mình đang theo.

Tượng Phật bà Quan âm 12 tay được xem là một trong những pho tượng cổ nhất của chùa, phản ánh được sự tích hình thành chùa, cũng như mối quan hệ khăng khít giữa chùa Bà Bụt và đền Quả Sơn thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang ở xã Bồi Sơn (Đô Lương). Ảnh tư liệu
Cũng từ quan niệm này mà số lượng chùa chiền được xây dựng mới ngày càng tăng lên, ngôi chùa xây dựng sau bao giờ cũng to lớn, hoành tráng hơn những ngôi chùa xây dựng trước. Cùng với đó là sự ra đời của những pho tượng Phật cũng to lớn không kém, những ngọn tháp cao trên trăm mét thờ Xá lị Phật, với tham vọng biến những nơi này thành trung tâm tâm linh đạt tầm cỡ khu vực, đạt kỷ lục nọ, kỷ lục kia của quốc tế…     
Đúc tượng, xây chùa là việc tốt theo đúng nghĩa của những người hành đạo. Nhưng “Phật tại tâm”. Giáo lý đạo Phật từ thời khởi thủy đã vậy. Ngàn đời sau vẫn thế.

“Chùa to, tượng lớn, âu cũng chỉ là phương tiện. Điều quan trọng là đức hạnh của kẻ hành trì. Lo nhất vẫn là cái tâm của người tu tập…”.

Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ 

Thế nhưng, điều tưởng như chân lý ấy đã phần nào vơi đi khi ở đâu đó, những người xây chùa bây giờ đều có tham vọng là tạo nên những ngôi chùa “to nhất thế giới”, những ngọn tháp cũng “cao nhất thế giới”!
Họ, rõ ràng không phải là những nhà tu hành. Cũng không phải những phật tử phát tâm Bồ đề, cúng dường xây chùa đắp tượng vì sự phát triển của sự nghiệp hoằng dương Phật pháp. Họ chỉ đơn giản là những doanh nghiệp có nhiều tiền, tận dụng chính sách của Nhà nước, bỏ vốn ra đầu tư xây những ngôi chùa, đắp những pho tượng vào hàng “lớn nhất” để làm trung tâm thu hút khách cho những dự án kinh doanh du lịch tâm linh của mình mà thôi.

 

Toàn cảnh chùa Gám (Yên Thành). Ảnh tư liệu

Những dự án xây chùa này, hầu như có bóng dáng doanh nghiệp đầu tư đứng phía sau. Họ mải mê xây chùa kỷ lục để thu hút du khách mà quên đi gốc của Đạo. Khách hành hương cũng không đến đó để tu học Phật pháp mà chỉ là tham quan, du lịch để thỏa trí tò mò, xem những kỷ lục kia ra sao. Trong hàng triệu người nghe giảng, bao nhiêu người hiểu được lời Phật dạy để rồi trở thành một phật tử thuần thành, hay đi lễ về vẫn đầy tham sân si…

Chúng ta đang say mê với các kỷ lục Phật giáo, lo trùng tu xây mới chùa to, Phật lớn, chúng ta mới chỉ đang chú trọng tô vẽ phần xác mà quên đi bồi đắp phần hồn. Gốc của đạo Phật là truyền bá chính pháp và hướng dẫn con người hành trì theo lời Phật dạy.
Chùa cũng là nơi các em thiếu niên, nhi đồng đăng ký tham gia khóa tu mùa hè. Về chùa, các khóa sinh được bố trí chỗ ăn, ngủ, sinh hoạt theo quy định, tất cả hoàn toàn miễn phí. Hàng ngày, các em dậy sớm thực hiện nhiều hoạt động như nghe pháp thoại, ngồi thiền, luyện tập thể thao … Ảnh tư liệu
Đạo Phật là đạo từ bi và trí tuệ, ngôi chùa là nơi truyền bá chính pháp. Nhưng nhiều chùa hiện nay chỉ chú trọng vào việc cúng lễ hơn là giảng đạo và tổ chức khóa tu. Nào là hộ niệm, cầu siêu, cúng tuần, dâng sao giải hạn, giải oan... vô hình trung biến đạo Phật thành đạo cầu cúng và đạo của người chết. Nhiều sư trụ trì đóng vai trò là thầy cúng, người thủ nhang, người quản tiền công đức là chính. Trong khi nhiệm vụ chính của sư trụ trì như một người lái đò, thả thuyền từ bi để cứu vớt người trầm luân.
Vì lẽ đó, xây chùa to Phật lớn cũng không sao. Nhưng hãy lo đắp bồi lòng nhân ái mới điều mà chúng sinh cần!

  Các Tin khác
  + Sân bay Tân Sơn Nhất nhộn nhịp khách mùng 1 Tết Ất Tỵ (30/01/2025)
  + Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (30/01/2025)
  + Táo quân 2025: Khán giả khen "đỉnh nóc", nói Ngọc Hoàng "gánh team" (29/01/2025)
  + Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày đầu xuân mới (29/01/2025)
  + TikToker nổi tiếng có hơn 1 triệu người theo dõi bị khởi tố (24/01/2025)
  + Thủ tướng triệu tập lãnh đạo Vingroup, Sungroup, Novaland… dự hội nghị quan trọng dự kiến cuối tháng 1 (24/01/2025)
  + Chủ tịch nước Lương Cường: Tết là sum vầy, đoàn viên và Tết là để trở về (20/01/2025)
  + Đi xe máy đèo theo chó sẽ bị xử phạt (20/01/2025)
  + Tin vui: Trước Tết Nguyên Đán 2025, người hưu trí sẽ nhận khoản tiền, là khoản gì? (17/01/2025)
  + Cà Mau: Chồng chém vợ rồi tự sát trên đường ra tòa ly hôn về (17/01/2025)
  + Triệt phá vụ cho vay nặng lãi với số tiền lên đến 300 tỷ đồng (17/01/2025)
  + Thủ đoạn lừa hàng loạt người đi xuất khẩu lao động, chiếm đoạt trên 3 tỷ đồng của nam thanh niên Cần Thơ (17/01/2025)
  + TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Đâm chết người tại cây xăng; tuyên án vụ cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục (17/01/2025)
  + Cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng được đề nghị cho hưởng án treo, cựu Vụ trưởng đề nghị án bằng thời gian tạm giam (17/01/2025)
  + Cựu Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến nói rất buồn và cay đắng (17/01/2025)
  + Hai vụ án oan sai: Kỷ luật phó giám đốc công an và viện phó VKS tỉnh (14/01/2025)
  + Ông Uông Việt Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (02/01/2025)
  + 8 sĩ quan Việt Nam lên đường nhận nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (02/01/2025)
  + Thống nhất phương án hợp nhất, sáp nhập các cơ quan thuộc Chính phủ (02/01/2025)
  + Bán vé tàu Tết và tổ chức chạy thêm chặng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 67008593

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July