Trang chủ Liên hệ       Thứ sáu, Ngày 07/02/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
  -  Pháp luật và cuộc sống
  -  Giáo dục
  -  Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn hóa - Xã hội >
  Nước mắt của người đàn bà đi cưới vợ hai cho chồng Nước mắt của người đàn bà đi cưới vợ hai cho chồng , Người xứ Nghệ Kiev
 

Vì cuộc sống gia đình nghèo khổ nên ngay từ nhỏ bà không được học hành như bạn bè cùng trang lứa, mà phải lặn lội ngoài ruộng đồng để phụ giúp cha kiếm miếng ăn cho gia đình.

Nước mắt của người đàn bà đi cưới vợ hai cho chồng 
ảnh minh họa
 

Có một tuổi thơ cơ cực, lớn lên lấy chồng, nhưng sau 10 năm không sinh được con, bà Nguyễn Thị Hòa (SN 1955, ngụ xóm Đông, thôn Phú Nhơn, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đi xin con về nuôi.

Thế nhưng, 3 năm sau, bà phát hiện đứa bé bị nhiễm chất độc da cam. Vậy là, bà bấm bụng đi cưới vợ cho chồng, nhưng cuộc đời lại trớ trêu thêm lần nữa…

Người cha khổ nhọc tìm thuốc cho con

Bà Hòa sinh ra trong gia đình có 5 anh chị em nhưng 2 người không may qua đời lúc mới lọt lòng. Bà là con thứ hai. Cũng vì mất 2 đứa con nên người mẹ trở nên trầm cảm, rồi bệnh tật nên chỉ quanh quẩn ở nhà.

Vì cuộc sống gia đình nghèo khổ nên ngay từ nhỏ bà không được học hành như bạn bè cùng trang lứa, mà phải lặn lội ngoài ruộng đồng để phụ giúp cha kiếm miếng ăn cho gia đình. Năm 15 tuổi, trong một lần đi chặt củi cùng cha, bà Hòa không may bị rắn cắn.

Sau đó, may mắn nhờ cây thuốc của một thầy lang ở địa phương bà mới qua khỏi. Tuy nhiên, di chứng của lần “thập tử nhất sinh” ấy vẫn còn.

Đến nay, mỗi khi trái gió trở trời, bà cảm thấy đau ê ẩm khắp cả thân thể. “Đợt đó, không biết là rắn gì cắn nhưng tôi ngày càng tong teo. Nhiều người nhìn thấy tôi cứ nghĩ tôi bị “ma ám” nên mới thế. Nhưng sau một thời gian thì người làng cũng hiểu sự việc.

Dù ốm yếu, tôi vẫn phải cùng cha và anh lớn làm lụng để lo cho mẹ, các em có cái ăn cái mặc. Nhiều lần vì làm quá sức nên tôi bị ngất xỉu ngoài ruộng, nhờ có bà con phát hiện rồi cõng tôi về nhà xoa bóp, cho ăn uống chứ không tôi chết rồi”, bà Hòa cho biết.

 

Vì thấy con ngày càng trở nên ốm yếu nên khi có ai mách nước, người cha đều lặn lội lên rừng tìm cây thuốc về chữa cho con. Ngày này qua tháng khác, người cha kham khổ thế nào cũng chịu, chỉ mong tìm được thuốc chữa cho con.

Nhưng rồi, bệnh tìm của bà Hòa không thuyên giảm. “Lúc đó, tôi khuyên cha không nên đi tìm cây thuốc nữa, cứ bỏ mặc tôi cho số phận, nhưng cha không chịu. Rồi, sự chịu khó của cha cũng được đền đáp. Cha tìm được ông thầy lang cao tay.

Ông thầy lang bảo cha lên rừng tìm cây thuốc về chữa chạy cho tôi. Lùng sục hơn 1 tháng, cha tôi mới tìm được. Sau đó, tôi nấu nước uống một tháng thì da dẻ hồng hào trở lại, ăn uống cũng được nên dần dần trở lại bình thường chứ không ốm tong ốm teo nữa.

Sức khỏe trở lại bình thường nên tôi xin cha lên Tây Nguyên làm thuê làm mướn, mọi việc ở nhà để cha lo liệu. Gần 2 năm sau tôi mới trở về nhà”, bà Hòa cho biết.

Phận đời bạc bẽo

Năm 19 tuổi, bà Hòa trở thành “bông hoa” đẹp trong làng, được nhiều thanh niên để ý. Tuy nhiên, vì nghĩ nhà mình nghèo nên lúc đầu bà Hòa chẳng nhận lời ai.

Thế rồi, không biết tại duyên nợ hay gì, bà gật đầu đồng ý khi ông Phạm Ngọc Liêm (SN 1954) đến ngỏ lời cầu hôn. Ông Liêm là trẻ mồ côi, có hoàn cảnh nghèo khổ giống như gia đình bà nên bà nghĩ cưới nhau về sẽ dễ sống hơn.

“Tôi quyết định chọn ông Liêm là vì ổng hiền lành, tốt bụng. Dù mồ côi cha mẹ nhưng ổng chịu thương chịu khó làm ăn, trong làng ai cũng khen ổng giỏi giang. Lúc đó, nhiều người gia đình khá giả nhưng tính tình không tốt, chỉ biết ăn chơi lêu lỏng nên tôi không thích”, bà Hòa .

Năm 19 tuổi nhận lời yêu thì 1 năm sau bà Hòa theo ông Liêm về làm dâu. Cuộc sống vợ chồng bà giai đoạn đầu diễn ra bình thường, hàng ngày cả hai chăm chỉ làm nương rẫy để lo cuộc sống gia đình.

Tuy nhiên, càng về sau những tiếng cười nói trong gia đình ít dần, thay vào đó là những lời dị nghị, bàn ra nói vào của phía họ hàng bên chồng vì cưới nhau đã lâu mà bà chưa có con. Nhiều đêm bà nằm suy nghĩ, phận làm dâu mà không có đứa con cho họ hàng phía chồng thì xấu hổ lắm.

Do vậy, sau 10 năm không sinh được con, năm 1985, bà xin được 1 đứa con nuôi, đặt tên là Phạm Thị Bình. Nhưng trớ trêu thay, 3 năm sau bà mới biết đứa bé ấy bị chất độc da cam. Cuộc sống gia đình đã bế tắc nay còn bế tắc hơn.

Biết mình không thể sinh con, không làm tròn trách nhiệm người vợ, bà đành nhắm mắt để chồng qua lại với người phụ nữ khác. Họ qua lại với nhau khoảng 6 tháng thì người phụ nữ kia mang thai. Vì chồng bà là trẻ mồ côi nên gia đình người phụ nữ kia yêu cầu bà phải đến nhà hỏi cưới vợ cho chồng.

“Bấm bụng cưới vợ cho chồng, biết cô ấy mang thai cần được quan tâm nên tôi sắp xếp cho hai người ở nhà trên, còn tôi và con gái ở nhà nhỏ. Gần 1 năm sau thì người phụ nữ đó sinh con trai, rồi kiếm chuyện gây gổ, đá thúng đụng nia, thường xuyên kiếm cớ hắt hủi mẹ con tôi.

Trong khi đó, ông Liêm chuyện gì cũng bênh vực, nghe lời vợ mới nên xem mẹ con tôi như cục nợ, như cái gai trong mắt. Nhịn nhục hết nổi, tôi đành dắt con gái về nhà ngoại tá túc”, bà Hòa kể trong nước mắt.

Nhà ngoại chật hẹp lại ở cùng với người con trai út, con cháu lại đông nên sau một thời gian, bà Hòa được xã cấp cho mảnh đất nhỏ, rồi hai mẹ con bà dựng tạm ngôi nhà nhỏ che mưa, tránh nắng. Tuy nhiên, vì cuộc sống nghèo khổ nên bà thường dẫn con gái rong ruổi cày thuê, cuốc mướn để kiếm cái ăn, cái mặc.

Từ đi hái cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên, rồi đi làm cỏ dưa, cỏ mía ở các tỉnh Nam Trung bộ… có người mướn là bà đi. Thời gian gần đây, vì sức khỏe không đảm bảo nên bà không còn đi làm thuê ở xa như trước.

“Căn nhà này dựng lên gần 15 năm rồi, một phần là tiền nhà nước hỗ trợ hộ nghèo, còn lại tôi vay mượn. Cũng nhờ vậy mà có chỗ che mưa, che nắng. Bây giờ sức khỏe tôi cũng yếu, không thể đi xa để làm thuê, mà chỉ ở thôn, ở xã thôi. Giờ tôi còn sống thì mẹ con rau cháo qua ngày, rủi tôi có bề gì thì phó thác con cho bà con lối xóm, chứ chẳng biết phải làm sao”, bà Hòa nghẹn giọng.

Con là nguồn sống của mẹ

Hỏi về chị Bình, bà Hòa tâm sự: “Nó tội lắm! Tôi thương nó lắm! Lúc nào nó cũng quấn quýt bên cạnh tôi, khi thì gãi đầu, khi thì nhổ tóc ngứa cho mẹ. Hễ mà có đi làm thuê thì giữa buổi tôi cũng tranh thủ chạy về thăm nó tí rồi mới đi làm tiếp. Có hôm tôi làm ở gần, giữa trưa nó chạy đến nói chuyện với tôi vài câu rồi mới chịu về”.

Chị Bình năm nay đã ngoài 30 tuổi mà vẫn sống trong hình hài của đứa trẻ lên 10, tay chân teo tóp không thể làm được việc gì. Suốt ngày chị chỉ quanh quẩn ở thôn, rồi chơi đùa với trẻ con nơi đây. Ai nói gì, hỏi gì chị cũng chỉ lấp bắp mấy lời rồi cười như đứa trẻ.

Ở tuổi ngoài 60 nhưng ngày ngày bà Hòa vẫn một tay lo tất cả, từ cơm nước, giặt giũ cho đến làm thuê làm mướn để kiếm tiền nuôi đứa con dại. Trước đây khỏe mạnh, bà đi làm xa xứ, giờ già yếu chỉ quanh quẩn ở địa phương.

Nhà có 1 sào ruộng nhưng làm chỉ được một mùa do thiếu nước nên gạo không đủ ăn, phải thường xuyên đi mua, mọi việc chi tiêu hàng ngày đều nhờ vào công việc làm thuê. Ban ngày chạy đồng trên, xóm dưới, tối về bà đan nón lá kiếm thêm đồng ra đồng vào.

“Buồn chứ! Tủi chứ! Nhiều đêm tôi cứ khóc một mình chẳng biết tỏ cùng ai. Than thân trách phận chẳng được gì, tôi chỉ khóc cho khuây khỏa mà thôi.

Tuy con bị bệnh nhưng con là nguồn vui, là sự sống của tôi. Tôi không có con ruột, Bình bị gia đình vứt bỏ, may mắn gặp nhau cũng duyên phận. Đã nuôi con rồi, khôn cậy nhờ, con dại cái mang, không thể vứt bỏ được. Một đứa nhỏ bị ruồng bỏ hai lần thì tội nghiệp lắm”, bà Hòa vừa nói vừa sụt sùi dòng nước mắt.

 

» Mường Lát - Gượng dậy sau lũ quét
» 
Vụ chìm ca nô ở Cần Giờ: VCCI ‘kêu cứu’ lên Phó thủ tướng

 

đăng bởi: p.h.a.p.l.u.a.t.p.l.u.s...v.n

Nguồn đọc thêm: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2345240#ixzz5Si0de95W 
http://www.xaluan.com/raovat


  Các Tin khác
  + Sân bay Tân Sơn Nhất nhộn nhịp khách mùng 1 Tết Ất Tỵ (30/01/2025)
  + Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (30/01/2025)
  + Táo quân 2025: Khán giả khen "đỉnh nóc", nói Ngọc Hoàng "gánh team" (29/01/2025)
  + Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày đầu xuân mới (29/01/2025)
  + TikToker nổi tiếng có hơn 1 triệu người theo dõi bị khởi tố (24/01/2025)
  + Thủ tướng triệu tập lãnh đạo Vingroup, Sungroup, Novaland… dự hội nghị quan trọng dự kiến cuối tháng 1 (24/01/2025)
  + Chủ tịch nước Lương Cường: Tết là sum vầy, đoàn viên và Tết là để trở về (20/01/2025)
  + Đi xe máy đèo theo chó sẽ bị xử phạt (20/01/2025)
  + Tin vui: Trước Tết Nguyên Đán 2025, người hưu trí sẽ nhận khoản tiền, là khoản gì? (17/01/2025)
  + Cà Mau: Chồng chém vợ rồi tự sát trên đường ra tòa ly hôn về (17/01/2025)
  + Triệt phá vụ cho vay nặng lãi với số tiền lên đến 300 tỷ đồng (17/01/2025)
  + Thủ đoạn lừa hàng loạt người đi xuất khẩu lao động, chiếm đoạt trên 3 tỷ đồng của nam thanh niên Cần Thơ (17/01/2025)
  + TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Đâm chết người tại cây xăng; tuyên án vụ cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục (17/01/2025)
  + Cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng được đề nghị cho hưởng án treo, cựu Vụ trưởng đề nghị án bằng thời gian tạm giam (17/01/2025)
  + Cựu Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến nói rất buồn và cay đắng (17/01/2025)
  + Hai vụ án oan sai: Kỷ luật phó giám đốc công an và viện phó VKS tỉnh (14/01/2025)
  + Ông Uông Việt Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (02/01/2025)
  + 8 sĩ quan Việt Nam lên đường nhận nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (02/01/2025)
  + Thống nhất phương án hợp nhất, sáp nhập các cơ quan thuộc Chính phủ (02/01/2025)
  + Bán vé tàu Tết và tổ chức chạy thêm chặng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 14
Total: 66960590

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July