Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 23/02/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
  -  Pháp luật và cuộc sống
  -  Giáo dục
  -  Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn hóa - Xã hội > Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc >
  Gìn giữ phim như di sản Gìn giữ phim như di sản , Người xứ Nghệ Kiev
 
(HNM) - Dù không được công nhận chính thức nhưng những chuyên gia trong nước và quốc tế luôn đánh giá, phim là di sản văn hóa. Tuy nhiên, ở nước ta, việc gìn giữ và phát huy giá trị của phim trong cộng đồng như các di sản khác còn nhiều khó khăn, thách thức.
 
Phim “Em bé Hà Nội” tái hiện chân thực hình ảnh Thủ đô trong kháng chiến.

Nơi lưu giữ những di sản văn hóa

Nhà báo, nhà phê bình điện ảnh độc lập Lê Hồng Lâm chia sẻ, ông có gần 20 năm làm báo và chỉ chuyên viết về điện ảnh. Sở dĩ ông quan tâm điện ảnh Việt Nam vì muốn tìm hiểu về di sản văn hóa đất nước thông qua điện ảnh. Nhà phê bình cho biết, nếu xâu chuỗi những bộ phim tiêu biểu được sản xuất suốt bảy thập niên qua thì người xem sẽ thấy được chân dung lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam hiện đại.
Thật vậy, hãy xem bộ phim Việt Nam có tiếng tăm đầu tiên - “Kiếp hoa” (Trần Lang viết kịch bản và đạo diễn), ra đời năm 1953. Tuy là phim tâm lý, tình cảm nhưng qua đây, có thể thấy rõ nét đời sống của người dân Hà Nội thời điểm trước năm 1954. Thậm chí, hai diễn viên Kim Chung và Kim Xuân trong phim trở thành chuẩn mực, biểu tượng của phụ nữ Hà Nội xưa. Về sau, qua các phim “Em bé Hà Nội” (đạo diễn Hải Ninh), “Hà Nội mùa chim làm tổ” (đạo diễn Đức Hoàn), “Mùa ổi” (đạo diễn Đặng Nhật Minh), người xem tiếp tục thấy được sự chuyển biến của đất và người Hà Nội ở từng thời kỳ.

Những thước phim được sản xuất trong thời kỳ kháng chiến (1954-1975) như “Chung một dòng sông”, “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”, “Chị Tư Hậu”, “Nổi gió”, “Đường về quê mẹ”… ghi lại chân thực, sống động những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc. “Đến hẹn lại lên” của đạo diễn Trần Vũ ngoài phản ánh về đề tài chiến tranh còn mở ra trước mắt người xem hình ảnh hội làng, giếng nước thân thương ở làng quan họ nơi quê hương Kinh Bắc trù phú. Hay từ phim “Vợ chồng A Phủ” (sản xuất năm 1961), vùng núi cao, biên cương phía Bắc Tổ quốc không còn kỳ bí, xa xôi trong mắt mọi người. Những phong tục, tập quán, nét tính cách của đồng bào dân tộc thiểu số được ghi nhận, truyền đạt rõ nét.

Các tác phẩm “Cánh đồng hoang”, “Mùa gió chướng”, “Mùa nước nổi” mà đạo diễn Nguyễn Hồng Sến sản xuất những năm 1980, thể hiện thành công vẻ đẹp vùng sông nước miệt vườn, sự hào sảng và hồn hậu rất đặc trưng của người dân Nam Bộ. Trong khi đó, các đạo diễn Việt kiều như Trần Anh Hùng, Tony Bùi, Nguyễn Võ Nghiêm Minh với “Mùi đu đủ xanh”, “Mùa hè chiều thẳng đứng”, “Ba mùa”, “Mùa len trâu”… bằng sự thôi thúc hồi cố, đã tạo nên sự chân thực, sinh động cuộc sống, nét văn hóa rất riêng của người Việt…

Bà Donna McGowan, Giám đốc quốc gia của Hội đồng Anh tại Việt Nam, tổ chức thực hiện dự án “Di sản kết nối”, trong đó có di sản phim tại Việt Nam khẳng định, di sản văn hóa có thể được gìn giữ theo nhiều phương thức khác nhau. Nhưng thông qua ngôn ngữ điện ảnh, chúng dễ dàng lan tỏa trong cộng đồng, thuyết phục và kết nối mọi người trong xã hội, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các thế hệ, các cộng đồng, vùng, lãnh thổ…

Hy vọng về cuốn “biên niên sử” điện ảnh

Theo ông Frank Gray, Giám đốc lưu trữ phim Screen Archive South East, Đại học Brighton (Anh), ở các nước trên thế giới, phim được coi là di sản văn hóa và được gìn giữ như di sản. Screen Archive South East là một trong 12 cơ sở lưu trữ phim của Anh, được đầu tư nghiêm túc và bài bản. Bên cạnh việc lưu trữ, bảo quản nguyên gốc các dạng hình ảnh động được sản xuất trong nước, thì công việc của những đơn vị này còn là số hóa phim, phục chế và đưa phim tới cộng đồng để tạo những giá trị mới.

Tại Việt Nam, về vấn đề lưu trữ, bảo quản phim, theo thống kê sơ bộ của Viện Phim Việt Nam, hiện nay các đơn vị chuyên môn đang lưu trữ trên 100.000 cuốn phim, trong đó, Viện Phim Việt Nam lưu trữ hơn 44.000 cuốn tại các kho ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Ông Lê Anh Tuấn, Phó phòng Kỹ thuật, Viện Phim Việt Nam cho biết, điều kiện bảo quản phim nguyên bản tại hầu hết các đơn vị đều thiếu tiêu chuẩn, khiến “tuổi thọ” phim bị giảm nhiều. Đặc biệt, nhiều phim nhựa bị khô, bong tróc, rè tiếng, mất màu…

Kinh nghiệm tại nhiều quốc gia trên thế giới là số hóa phim, để vừa lưu giữ được phim nguyên bản, vừa dễ dàng phổ biến tác phẩm trong cộng đồng ở thời đại công nghệ phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, tại nước ta, việc số hóa phim đang lưu trữ rất khó khăn. Những năm gần đây, Viện Phim Việt Nam tích cực số hóa nhưng mới chỉ được khoảng 1.000 cuốn, nên phải rất lâu nữa mới hoàn tất được toàn bộ phim đang lưu trữ. Các kho lưu trữ khác như Trung tâm Tư liệu Đài Truyền hình Việt Nam, Hãng Phim hoạt hình Việt Nam, Hãng Phim tài liệu và khoa học trung ương… đều không có thiết bị chuyển phim sang định dạng số. Có nơi chiếu phim rồi quay lại bằng thiết bị số để lưu trữ.

Ông Frank Gray đề xuất, ngoài sự đầu tư của nhà nước, các đơn vị nên huy động những nguồn lực khác trong việc lưu giữ và phát huy giá trị của điện ảnh. Điều này cần sự năng động, nhạy bén trong việc hợp tác liên ngành, liên kết các tổ chức trong nước và quốc tế có kinh nghiệm số hóa, quảng bá, phổ biến phim. Hy vọng, trong tương lai không xa, cuốn “biên niên sử” điện ảnh Việt Nam sẽ biến thành di sản sống, phát huy giá trị tích cực hơn.


Nguồn hanoimoi.com.vn

http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Van-hoa/925437/gin-giu-phim-nhu-di-san




  Các Tin khác
  + Tiêu chuẩn tuyển chọn với công an xã (23/02/2025)
  + TPHCM: Cuộc sống người mẹ bồng con bán nước thay đổi sau một đoạn clip (23/02/2025)
  + Chi tiết bộ máy Quốc hội và nhân sự Ủy ban Thường vụ Quốc hội (19/02/2025)
  + Thủ tướng giao nhiệm vụ cho 2 tân Phó Thủ tướng và 4 Bộ trưởng (19/02/2025)
  + Bộ Công an sắp xếp tổ chức bộ máy theo ba cấp để phục vụ nhân dân tốt hơn (19/02/2025)
  + Hà Nội gọi đầu tư xây nhà hát Ngọc Trai và công viên hơn 12.700 tỷ đồng trên bán đảo Quảng An (14/02/2025)
  + CSGT lý giải việc đèn đỏ nhấp nháy "không chịu chuyển xanh" (13/02/2025)
  + Thủ tướng Chính phủ thị sát hiện trường cao tốc Bắc – Nam, đoạn Quảng Ngãi – Hoài Nhơn (09/02/2025)
  + Đề nghị truy tố cựu Thứ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Linh Ngọc (09/02/2025)
  + Mỏ đất hiếm khiến nhiều cán bộ vướng lao lý sẽ được xử lý như thế nào? (09/02/2025)
  + Sân bay Tân Sơn Nhất nhộn nhịp khách mùng 1 Tết Ất Tỵ (30/01/2025)
  + Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (30/01/2025)
  + Táo quân 2025: Khán giả khen "đỉnh nóc", nói Ngọc Hoàng "gánh team" (29/01/2025)
  + Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày đầu xuân mới (29/01/2025)
  + TikToker nổi tiếng có hơn 1 triệu người theo dõi bị khởi tố (24/01/2025)
  + Thủ tướng triệu tập lãnh đạo Vingroup, Sungroup, Novaland… dự hội nghị quan trọng dự kiến cuối tháng 1 (24/01/2025)
  + Chủ tịch nước Lương Cường: Tết là sum vầy, đoàn viên và Tết là để trở về (20/01/2025)
  + Đi xe máy đèo theo chó sẽ bị xử phạt (20/01/2025)
  + Tin vui: Trước Tết Nguyên Đán 2025, người hưu trí sẽ nhận khoản tiền, là khoản gì? (17/01/2025)
  + Cà Mau: Chồng chém vợ rồi tự sát trên đường ra tòa ly hôn về (17/01/2025)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 54
Total: 67549166

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July