Trang chủ Liên hệ       Thứ năm, Ngày 23/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
  -  Pháp luật và cuộc sống
  -  Giáo dục
  -  Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn hóa - Xã hội > Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc >
  Mơ Hà Nội hôm nay "bước vào" điện ảnh Mơ Hà Nội hôm nay "bước vào" điện ảnh , Người xứ Nghệ Kiev
 

Chủ Nhật ngày 09/12/2018

(HNM) - Hà Nội hôm nay vừa hiện đại vừa truyền thống, vừa tiên tiến vừa đậm đà bản sắc, là đề tài quyến rũ nghệ thuật thứ 7. Nhưng hiện thực hóa giấc mơ sản xuất những tác phẩm điện ảnh đậm nét văn hóa Hà Nội ở thời điểm này là điều không dễ dàng.
 
Những bộ phim phản ánh đời sống Hà Nội hôm nay cần được sản xuất nhiều hơn.

Thiếu những thước phim đẹp

Bên cạnh bề dày lịch sử, văn hóa là nguồn cảm hứng bất tận cho các thế hệ văn nghệ sĩ cả nước, Hà Nội đương đại với những chuyển động không ngừng cũng luôn kích thích người làm phim sáng tạo. Về vai trò của điện ảnh Việt Nam nói chung và điện ảnh Thủ đô nói riêng, Nghệ sĩ nhân dân Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội khẳng định, thông qua những thước phim hấp dẫn gây rung động, nghệ sĩ điện ảnh có thể tác động đến tư duy, tình cảm của khán giả, góp phần phát triển, xây dựng văn hóa, con người Hà Nội trong thời đại mới. Nhưng đáng buồn là nhiều năm nay, điện ảnh Hà Nội thiếu vắng tác phẩm xứng tầm, những thước phim đẹp, thỏa mãn được sự mong mỏi của người yêu điện ảnh Thủ đô.

Với nhận định trên, liệu có phải người làm điện ảnh Thủ đô lười vận động hay không? Chủ tịch Hội Điện ảnh Hà Nội Đan Thiết Thụ khẳng định, đội ngũ nghệ sĩ tài năng đang tụ hội ở mảnh đất nghìn năm văn hiến vẫn cần mẫn làm việc, khát khao cống hiến. Mỗi năm, các hội viên của Hội Điện ảnh Hà Nội hoàn thiện hàng chục kịch bản phim. Trại sáng tác do Hội thường xuyên tổ chức giúp thu nhận nhiều kịch bản tốt, cả về đề tài lịch sử, văn hóa truyền thống và đề tài hiện đại phản ánh cuộc sống hôm nay.

Tiêu biểu như “Dòng họ Định quốc công Nguyễn Bặc” (Nguyễn Hữu Cẩn), “Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hiến Thăng Long - Hà Nội" (Đào Trọng Khánh, Đan Thiết Thụ), “Dấu ấn một vùng quê” (Nguyễn Thị Thanh Loan), "Tranh Hàng Trống" (Chu Minh)…

Mới đây nhất là loạt kịch bản từ trại sáng tác điện ảnh về đề tài “Người Hà Nội văn minh, thanh lịch” như “Một gia đình hai chiến tuyến” (trong chùm phim “Nghĩa tình đất Rồng” của Nguyễn Thọ Ninh), “Sắc hương Hà Nội” (Nguyễn Sỹ Chung), “Một góc thu Hà Nội” (Trần Trọng Kỳ), “Ngõ nhỏ sâu lắng” (Nguyễn Hà Bắc)… Tất cả thấm đẫm hơi thở thời đại, bám sát định hướng phát triển Thủ đô giai đoạn hiện nay.

Nhưng thực tế là phần lớn kịch bản phim đầy tâm huyết ấy… bị cất tủ. Hơn một năm sau trại sáng tác, 15 kịch bản về đề tài “Người Hà Nội văn minh, thanh lịch” chưa được thực hiện thành phim. Kịch bản “Người mẹ Hà Nội” của cố Nghệ sĩ nhân dân Hải Ninh - người đã đạo diễn bộ phim kinh điển về Thủ đô “Em bé Hà Nội” từng đoạt giải A của Hội Điện ảnh Việt Nam, nhiều năm rồi mà vẫn không đến được với khán giả. Kịch bản 30 tập phim truyền hình “Lê Thái Tổ - Từ Lam Sơn đến hồ Hoàn Kiếm” (Minh Quỳnh, Đan Thiết Thụ) đã hoàn chỉnh, ê kíp sản xuất đã sẵn sàng, nhưng đến nay vẫn chưa thể bấm máy.

Làm sao hiện thực hóa?

Điện ảnh chỉ đem lại hiệu quả khi kịch bản thành phim và đến được với khán giả. Nhà văn, tác giả kịch bản Thái Kế Toại nói rằng Hà Nội là nơi tập trung những nghệ sĩ điện ảnh danh tiếng, lẽ ra phải đi đầu trong hoạt động điện ảnh. Nhưng bây giờ điện ảnh Hà Nội thua xa khu vực TP Hồ Chí Minh, càng không theo kịp thế giới. Vấn đề lớn nhất của điện ảnh Thủ đô là thiếu kinh phí làm phim. Vì thế, bao nhiêu ý tưởng, kịch bản mới mẻ, sống động, thiết thực cho đời sống vẫn nằm im trên giấy.

Đạo diễn, nhà quay phim Đan Thiết Thụ chia sẻ, những bộ phim về lịch sử không chỉ có ý nghĩa giáo dục truyền thống Thủ đô anh hùng mà còn lan tỏa nét văn hóa của người Hà Nội hình thành từ ngàn xưa trong cuộc sống hôm nay. Tuy nhiên, làm phim về đề tài lịch sử thì khó kêu gọi xã hội hóa, nên nếu đã được đánh giá tốt, hiệu quả thì hy vọng lớn nhất là được thành phố đầu tư sản xuất.

Đạo diễn, Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Sỹ Chung cũng nhận định: “Là thể loại phim phản ánh hiện thực xã hội, vừa mang tính báo chí vừa đậm nét nghệ thuật, phim tài liệu có đóng góp lớn cho việc phát hiện, quảng bá bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội, đưa hình ảnh Thủ đô vươn xa”. Ông đề xuất, nên có sự cộng hưởng, hợp tác từ các tác giả, các địa phương, đài truyền hình để sản xuất phim tài liệu chất lượng cao về Hà Nội.

Khẳng định tác động tích cực của phim hoạt hình đối với khán giả, đặc biệt là người trẻ, Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hà Bắc nêu hướng thu hút những người trẻ vào hoạt động điện ảnh. Với thế mạnh công nghệ, góc nhìn về cuộc sống mới mẻ, họ sẽ tạo ra những tác phẩm điện ảnh thuyết phục những người cùng trang lứa.

Ở một hướng đi khác, hiện nay, nhiều nhà làm phim trẻ của Hà Nội đã chủ động tìm nguồn đầu tư từ các nhà tài trợ hoặc quỹ hỗ trợ điện ảnh quốc tế để biến ý tưởng thành hiện thực. Điển hình như đạo diễn Phan Đăng Di với “Bi, đừng sợ”, “Chơi vơi”, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp với “Đập cánh giữa không trung”...

Đạo diễn, Nghệ sĩ nhân dân Phạm Nhuệ Giang đánh giá, tuy khai thác đề tài riêng tư của lứa tuổi hay một bộ phận cá biệt trong đời sống hiện đại nhưng các đạo diễn trẻ đã lồng ghép những nét đặc trưng của Hà Nội vào phim, chăm chút kỹ lưỡng từng khuôn hình, tạo chất thơ trong hình ảnh, đem lại ấn tượng thị giác với người xem. Bởi vậy, hoạt động nghề nghiệp của họ cần được ủng hộ nhiều hơn.

Cuối cùng, để biến ước mơ thành hiện thực thì ngoài nguồn lực đầu tư, điều cần nhất là chính người làm điện ảnh Hà Nội phải vận động mạnh mẽ.
An Nhi
Nguồn hanoimoi.com.vn
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Phim/921025/mo-ha-noi-hom-nay-buoc-vao-dien-anh



  Các Tin khác
  + Chủ tịch nước Lương Cường: Tết là sum vầy, đoàn viên và Tết là để trở về (20/01/2025)
  + Đi xe máy đèo theo chó sẽ bị xử phạt (20/01/2025)
  + Tin vui: Trước Tết Nguyên Đán 2025, người hưu trí sẽ nhận khoản tiền, là khoản gì? (17/01/2025)
  + Cà Mau: Chồng chém vợ rồi tự sát trên đường ra tòa ly hôn về (17/01/2025)
  + Triệt phá vụ cho vay nặng lãi với số tiền lên đến 300 tỷ đồng (17/01/2025)
  + Thủ đoạn lừa hàng loạt người đi xuất khẩu lao động, chiếm đoạt trên 3 tỷ đồng của nam thanh niên Cần Thơ (17/01/2025)
  + TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Đâm chết người tại cây xăng; tuyên án vụ cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục (17/01/2025)
  + Cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng được đề nghị cho hưởng án treo, cựu Vụ trưởng đề nghị án bằng thời gian tạm giam (17/01/2025)
  + Cựu Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến nói rất buồn và cay đắng (17/01/2025)
  + Hai vụ án oan sai: Kỷ luật phó giám đốc công an và viện phó VKS tỉnh (14/01/2025)
  + Ông Uông Việt Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (02/01/2025)
  + 8 sĩ quan Việt Nam lên đường nhận nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (02/01/2025)
  + Thống nhất phương án hợp nhất, sáp nhập các cơ quan thuộc Chính phủ (02/01/2025)
  + Bán vé tàu Tết và tổ chức chạy thêm chặng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (06/12/2024)
  + Thủ tướng phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (06/12/2024)
  + Chủ tịch nước Lương Cường: Xây dựng ngành tòa án tinh - gọn - mạnh (02/12/2024)
  + An Giang: Rắn độc bò vào nhà dân vì nhiều người phóng sinh trăn, rắn trên núi? (02/12/2024)
  + TPHCM xin ý kiến việc đặt tên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cho các đoạn quốc lộ (02/12/2024)
  + Thị sát thực tế, Chủ tịch Hà Nội "chốt" thời hạn hồi sinh sông Tô Lịch (02/12/2024)
  + Thầy bói online nở rộ, người dân tiền mất tật mang, ĐBQH chất vấn Bộ trưởng giải pháp nào để xử lý (12/11/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66552835

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July