Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 23/02/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
  -  Pháp luật và cuộc sống
  -  Giáo dục
  -  Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn hóa - Xã hội > Giáo dục >
  “Thầy giáo tháo giày, tháo cả ủng thủng cả áo, tháo giáo án dán áo” “Thầy giáo tháo giày, tháo cả ủng thủng cả áo, tháo giáo án dán áo” , Người xứ Nghệ Kiev
 

(GDVN) - Đồng nghiệp nói vui: lên lớp theo công thức “4 D” nghĩa là Dạy - Dỗ - Dụ - Dọa là an toàn nhất vì phù hợp nền giáo dục hiện đại (?).

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Gần 40 năm mang nghiệp nhà giáo, thời gian buông phấn không còn bao lâu, ngẫm lại mình cũng là suy tư nghề giáo trải qua hai giai đoạn xưa và nay. “Xưa” - chuyện cũ, là quá khứ nhưng thời quá khứ chưa xa.

Thời bao cấp, nghèo chung mọi ngành nghề nhưng khó khăn nhất mà xã hội, người đời thừa nhận là nghề giáo.

Vẫn còn nhớ đẳng thức: “Nhà giáo + nhà báo = nhà nghèo”.

 

Giáo dục, đã đến lúc phải nói cho ra nhẽ (1)

 

Thầy cô trong những năm thập niên 80 thế kỉ trước không thể quên được câu đối theo lối nói lái: “Thầy giáo tháo giày, tháo cả ủng thủng cả áo, tháo giáo án dán áo”…

Rất nhiều câu đối vui về nhà giáo lan truyền xã hội qua cửa miệng người đời nhìn và cảm về cuộc sống nhà giáo.

Thú thật, bọn tôi lúc ấy đọc, nghe người khác đọc, ai nấy đều vui chính nghề của mình.

Vui trong cảnh nghèo, có phần hãnh diện về nghề trong sạch, nghề được xã hội – gia đình trân trọng, tôn vinh.

Ảnh minh họa trên vungtau.baria-vungtau.gov.vn

Có lẽ bấy giờ câu ca dao xưa vẫn còn giá trị: “Muốn sang thì bắc cầu kiều / muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”.

Nhớ lại chuyện cha mẹ dạy con vì bực quá thốt lên “mày lì lợm quá, tao lên mét (mách) thầy cô trị mày”.

Ngẫm ra thầy có uy lực đấy chứ! Hơn cả cha mẹ.

“Quân – Sư – Phụ” còn lẩn khuất đâu đó trong nhân gian. Tự hào, hãnh diện càng trọng hơn nghề của mình.

Cảm ơn nghề giáo đã nuôi tôi lay lắt trong những năm khốn khó cuộc đời. “Chuột chạy cùng sào” có chỗ “nhảy vào sư phạm”.

Đúng là nghề quyền lực khi đứng trên bục giảng, thầy có trong tay công cụ giáo dục hiệu quả đối học sinh thời này: bút ghi điểm, thước khẽ tay khi phán xét sai phạm của học sinh.

Quốc sách và sự nhẫn nhịn của Giáo dục

 

Các em “sợ” mà không hoảng loạn, “sợ” trong tâm thế nể phục, kính trọng.

“Sợ” thầy cô cũng là công cụ để em tự giáo dục chính mình.

Lời quở trách nghiêm khắc, cái khẽ tay mà sau này có em nhận ra “Vết đỏ trên tay con / hóa dấu son một thời).

Hình thức xử phạt như thế, xưa đâu gọi là bạo lực tinh thần hay xúc phạm trẻ em(?!) Nói thế để nhận ra ngày xưa thầy cô còn có công cụ giáo dục hữu hiệu.

Nay thì sao? Thực trạng người thầy thời nay, đâu đó có một số hiện tượng vi phạm nghiêm trọng đạo đức, nhân phẩm nhà giáo. Đáng để nghiêm trị bằng pháp luật. Đáng buồn, xấu hổ!

Giáo viên có hình thức xử phạt học sinh một cách quái đản không ai tưởng tượng ra: bắt học sinh uống nước vắt từ giẻ lau bảng làm dư luận “nổi nóng” gần đây.

Đó chỉ là cá biệt! Đừng vì những “con sâu” đó mà hất đổ cả “nồi canh”, dẫn đến cách nhìn thiếu tôn trọng nghề giáo.

Vẫn còn đó bao người thầy tâm huyết, hết lòng vì công tác giáo dục - đơn giản chỉ vì lòng tự trọng nghề nghiệp, tự trọng bản thân mình.

Vị thế người thầy “là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa – giáo dục”. Thời nay, xem ra “chiến sĩ” lui về thế “phòng thủ”, gia đình lại ở thế “tiến công”.

Vậy là sự kết hợp giữa gia đình – nhà trường nguy cơ tách rời, đẩy về hai cực đối lập.

Người thầy chỉ cần sơ sẩy hành vi xử phạt, dù nhỏ nhặt như ngày xưa, cũng có thể rơi vào tình thế “thất thủ”.

 

Ai rải đinh trên con đường giáo dục?

 

Học sinh lười học, vi phạm nội qui trường lớp, ỷ lại …có hệ thống, nay không còn gọi là học sinh “cá biệt” bởi số lượng diện này mỗi năm cứ lớn dần.

Nhắc nhở, khiển trách bằng lời, không tiến bộ! Viết kiểm điểm nhận lỗi, không sửa sai, không mảy may tác dụng!

Dùng các biện pháp khác mạnh tay hơn, cứng rắn hơn thì thầy cô ngại mang tiếng bạo hành, xúc phạm… chỉ vì giáo dục không trao cho thầy cô công cụ giáo dục hiệu quả.

Học sinh phải “trả giá” bởi sai phạm của mình bằng hình thức nào đây?

Đó là vấn đề mà giáo viên phải đối mặt khi đứng trên bục giảng!

Người thầy đang loay hoay tìm công cụ giáo dục là thế. Đồng nghiệp nói vui: lên lớp theo công thức “4 D” nghĩa là Dạy - Dỗ - Dụ - Dọa là an toàn nhất vì phù hợp nền giáo dục hiện đại(?).

Vẫn chưa ổn “dọa” là xúc phạm, khủng bố tinh thần. Tâm lí “sợ” của học trò xưa bị đảo chiều thành tâm lí “sợ” của giáo viên thời nay.

 

Giáo dục, đã đến lúc phải nói cho ra nhẽ (2)

 

Từ vụ phụ huynh bắt cô giáo quỳ, tiếp đến học sinh bóp cổ cô giáo, học sinh đâm thầy giáo… chỉ vì thầy cô ấy quan tâm, nhắc nhở học sinh mình.

Khốn khổ thầy cô quan tâm quá mức mà gặp phải khốn đốn “tai bay vạ gió”! Phải chăng đây là hệ lụy sự bất hợp tác giữa 3 môi trường giáo dục.

Gia đình, nhà trường, xã hội không có công cụ giáo dục hiệu quả. Các em chỉ là đứa trẻ thơ ngây, trong sáng, vô tư cần được giáo dục, giáo dưỡng đúng hướng, nghiêm khắc hơn để tiến bộ.

Tiếc rằng chỉ có nhà trường, thầy cô đang xoay sở tìm “biện pháp giáo dục” an toàn nhất để đối phó áp lực từ nhiều phía.

Lộc Trang
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Thay-giao-thao-giay-thao-ca-ung-thung-ca-ao-thao-giao-an-dan-ao-post185580.gd

  Các Tin khác
  + Tiêu chuẩn tuyển chọn với công an xã (23/02/2025)
  + TPHCM: Cuộc sống người mẹ bồng con bán nước thay đổi sau một đoạn clip (23/02/2025)
  + Chi tiết bộ máy Quốc hội và nhân sự Ủy ban Thường vụ Quốc hội (19/02/2025)
  + Thủ tướng giao nhiệm vụ cho 2 tân Phó Thủ tướng và 4 Bộ trưởng (19/02/2025)
  + Bộ Công an sắp xếp tổ chức bộ máy theo ba cấp để phục vụ nhân dân tốt hơn (19/02/2025)
  + Hà Nội gọi đầu tư xây nhà hát Ngọc Trai và công viên hơn 12.700 tỷ đồng trên bán đảo Quảng An (14/02/2025)
  + CSGT lý giải việc đèn đỏ nhấp nháy "không chịu chuyển xanh" (13/02/2025)
  + Thủ tướng Chính phủ thị sát hiện trường cao tốc Bắc – Nam, đoạn Quảng Ngãi – Hoài Nhơn (09/02/2025)
  + Đề nghị truy tố cựu Thứ trưởng Bộ TNMT Nguyễn Linh Ngọc (09/02/2025)
  + Mỏ đất hiếm khiến nhiều cán bộ vướng lao lý sẽ được xử lý như thế nào? (09/02/2025)
  + Sân bay Tân Sơn Nhất nhộn nhịp khách mùng 1 Tết Ất Tỵ (30/01/2025)
  + Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Bác nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (30/01/2025)
  + Táo quân 2025: Khán giả khen "đỉnh nóc", nói Ngọc Hoàng "gánh team" (29/01/2025)
  + Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày đầu xuân mới (29/01/2025)
  + TikToker nổi tiếng có hơn 1 triệu người theo dõi bị khởi tố (24/01/2025)
  + Thủ tướng triệu tập lãnh đạo Vingroup, Sungroup, Novaland… dự hội nghị quan trọng dự kiến cuối tháng 1 (24/01/2025)
  + Chủ tịch nước Lương Cường: Tết là sum vầy, đoàn viên và Tết là để trở về (20/01/2025)
  + Đi xe máy đèo theo chó sẽ bị xử phạt (20/01/2025)
  + Tin vui: Trước Tết Nguyên Đán 2025, người hưu trí sẽ nhận khoản tiền, là khoản gì? (17/01/2025)
  + Cà Mau: Chồng chém vợ rồi tự sát trên đường ra tòa ly hôn về (17/01/2025)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 60
Total: 67546022

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July