Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 10/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
  -  Pháp luật và cuộc sống
  -  Giáo dục
  -  Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn hóa - Xã hội > Giáo dục >
  Cấp tiểu học sẽ không còn môn Lịch sử riêng biệt Cấp tiểu học sẽ không còn môn Lịch sử riêng biệt , Người xứ Nghệ Kiev
 

Dân trí Theo PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ (thành viên nhóm biên soạn Chương trình SGK mới), ở tiểu học sẽ không còn riêng môn Lịch sử mà được tích hợp sâu với môn Địa lý thành môn Lịch sử và Địa lý. Các cấp học khác cũng có tích hợp nội môn.
 >> Những điểm mới môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ cho biết như trên tại hội thảo quốc tế “Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên môn Lịch sử đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, SGK”, do Khoa Lịch sử, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức ngày 16/12.

Cần thiết phải tích hợp

Được biết, PGS Vỳ là một trong 4 thành viên của nhóm biên soạn SGK Lịch sử trong Chương trình phổ thông mới. Nói về việc tích hợp giữa Lịch sử với các môn khác, PGS Vỳ cho hay, việc tích hợp trong SGK Lịch sử từ trước đến nay đã có nhưng mức độ rất vừa phải. Riêng phần tích hợp nội môn chưa làm được.

Do đó nhóm đề xuất, cần tăng cường tích hợp trong giảng dạy, đây là xu thế chung của thế giới, cũng như thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về tích hợp sâu và phân hóa dần ở các lớp trên.

Cụ thể, ở chương trình và SGK hiện hành, SGK Lịch sử được viết riêng lịch sử thế giới, đến lịch sử Việt Nam. Nay, nhóm đã dự thảo chuyển theo mô hình: Thế giới - khu vực - Việt Nam - địa phương. Trong đó, lấy lịch sử Việt Nam làm trọng tâm, chiếm 60% thời lượng của chương trình. Phần lịch sử địa phương sẽ do địa phương chủ động thiết kế theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT trong phạm vi cho phép.

Trong quá trình tích hợp, sẽ rất chú ý thể hiện rõ mối quan hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Sau này trong SGK, nhất là sách giáo viên, sẽ chú trọng yêu cầu giáo viên phân tích cho học sinh thấy mối quan hệ và sự tác động giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam. Ví dụ cuộc cách mạng tháng 10 Nga, sự ra đời của quốc tế cộng sản, chiến tranh thế giới thứ 2, công cuộc cải tổ ở Liên Xô... Tất cả sự kiện này đã ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào và ngược lại.

 

PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, thành viên nhóm biên soạn Chương trình SGK mới môn Lịch sử.
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, thành viên nhóm biên soạn Chương trình SGK mới môn Lịch sử.

Tiểu học sẽ có môn Lịch sử Địa lý

Cũng theo PGS Nghiêm Đình Vỳ, ở tiểu học sẽ thực hiện tích hợp xuyên môn, không còn riêng môn như truyền thống nữa. Hiện môn Lịch sử đang học theo kiểu thông sử, từ cổ đại đến hiện đại. Giờ tích hợp sâu hơn. Và dự kiến sẽ tích hợp giữa Lịch sử và Địa lý nhưng vẫn có sắc thái riêng của cả hai môn.

Chương trình môn Lịch sử và Địa lý mới bắt đầu từ lớp 4 và kết thúc ở lớp 5 với việc tìm hiểu các nước láng giềng, khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Cách viết dự kiến sẽ có sự kết hợp giữa kể chuyện và các chủ đề Lịch sử và Địa lý. Nội dung chủ yếu liên quan đến đất nước và con người Việt Nam, trong đó có kiến thức chung cả hai môn. Thí dụ: Chủ đề “Giới thiệu về nhà nước Văn Lang - Âu Lạc” sẽ nói đến sự thành lập, quá trình xây dựng và bảo vệ nhà nước qua một số câu chuyện: Lạc Long Quân - Âu Cơ; Mỵ Châu - Trọng Thủy...

Tích hợp theo chủ đề ở cấp trung học

PGS Vỳ cho biết, ở cấp THCS, các em phải học những thứ truyền thống và chuyên sâu theo thông sử. Nhưng dự kiến cũng sẽ tích hợp giữa Lịch sử và Địa lý trong nội dung cụ thể của chương và theo các chủ đề chung.

“Hiện tại, nhóm đã nghĩ ra được 4 chủ đề: Chẳng hạn chủ đề biển đảo, chủ đề đô thị, chủ đề Việt Nam trên con đường đổi mới, chủ đề văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long... Dự kiến trong chương trình Lịch sử và Địa lý ở THCS, sẽ dành cho các chủ đề chung từ 10- 15% thời lượng chương trình”, PGS Vỳ cho biết.

 

Cấp THPT là giai đoạn định hướng nghề nên được dạy theo chủ đề/chuyên đề có tính nâng cao (ảnh minh họa GD&TD)
Cấp THPT là giai đoạn định hướng nghề nên được dạy theo chủ đề/chuyên đề có tính nâng cao (ảnh minh họa GD&TD)

Tích hợp đa môn

Tương tự như vậy, việc tích hợp đa môn hoặc liên môn không chỉ riêng Lịch sử và Địa lý mà còn cả kiến thức của các môn khác.

Theo PGS Vỳ, định hướng trong chương trình SGK mới sẽ tăng cường tích hợp đa môn, sử dụng nhiều hơn kiến thức các môn học khác trong các chương bài để làm cho lịch sử phong phú, hấp dẫn và giúp học sinh hiểu biết rộng hơn.

Chẳng hạn kết nối Lịch sử với Địa lý, với Văn học, với khoa học kĩ thuật... Thí dụ học về thời nguyên thủy chẳng hạn, sẽ kết hợp với kiến thức sinh học như sự phát triển của bộ não, sự tiến hóa từ 4 chân đến hai chân... Hoặc sử dụng kiến thức Toán học chẳng hạn, có số La mã, số Ả rập hoặc môn Vật lý là các phát minh về máy hơi nước, về động cơ...

Tóm lại, PGS Vỳ cho rằng, dự thảo chương trình Lịch sử mới đã có thay đổi. Cấp tiểu học sẽ không còn học riêng môn Lịch sử mà tích hợp sâu với Địa lý thành Lịch sử Địa lý.

Chương trình THCS, môn Lịch sử là một phân môn của môn Lịch sử và Địa lý .

Cấp THPT là giai đoạn định hướng nghề nên được dạy theo chủ đề/chuyên đề có tính nâng cao. Việc tích hợp nội môn theo mô hình thế giới - khu vực - Việt Nam - địa phương ở cả 3 cấp là điểm mới nhất.

Điều khó khăn mà nhóm biên soạn dự đoán khi tích hợp Lịch sử thế giới với Lịch sử Việt Nam, học sinh sẽ khó hệ thống kiến thức xuyên suốt theo tiến trình phát triển của Lịch sử. Để khắc phục, trong SGK mỗi lớp sẽ có bài khái quát về lịch sử thế giới ở cuối khóa trình.

Mỹ Hà

http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/cap-tieu-hoc-se-khong-con-mon-lich-su-rieng-biet-20171216204030655.htm

 


  Các Tin khác
  + Hai cựu Bí thư Phú Thọ giúp Hậu “Pháo” thông thầu tại khu di tích Đền Hùng như thế nào? (03/05/2025)
  + TAND huyện Đức Hòa (Long An) sắp xét xử bị cáo Lê Tùng Vân về tội loạn luân (03/05/2025)
  + Hơn 30.300 tỷ đồng được thu hồi từ 243 bị cáo trong các vụ án kinh tế, tham nhũng (03/05/2025)
  + Nóng: Bộ Công an đề nghị hủy quyết định không khởi tố vụ tai nạn dẫn đến nổ súng ở Vĩnh Long (02/05/2025)
  + Bắt tạm giam Chủ tịch Hội đồng Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (01/05/2025)
  + Làm việc với 2 TikToker đăng clip sai sự thật sau xem sơ duyệt diễu binh (30/04/2025)
  + Lễ thượng cờ thống nhất non sông đặc biệt ở giới tuyến Hiền Lương - Bến Hải (30/04/2025)
  + Bộ Công an thẩm tra hồ sơ vụ tai nạn dẫn đến vụ nổ súng ở Vĩnh Long (30/04/2025)
  + Diễu binh, lịch sử hùng tráng từ Quốc khánh 2.9.1945 đến lễ 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Thu hồi sản phẩm mỳ chính giả của Công ty Famimoto Việt Nam (28/04/2025)
  + TP.HCM: Hình ảnh tổng duyệt diễu binh 30.4 trên đường Lê Duẩn chụp từ Diamond Plaza (28/04/2025)
  + Các chương trình nghệ thuật dịp lễ 30-4 và 1-5: Mở ra những không gian ý nghĩa, hấp dẫn (27/04/2025)
  + TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Phát hiện đường dây sản xuất thực phẩm giả bảo vệ sức khỏe trẻ em; lái xe máy kẹp 4 tông trung tá công an nhập viện (27/04/2025)
  + Được Thủ tướng giao làm dự án trọng điểm, tập đoàn của ông Phạm Nhật Vượng cam kết “tự lo toàn bộ vốn” (24/04/2025)
  + Lý do chọn tên Ninh Bình sau khi hợp nhất 3 tỉnh (24/04/2025)
  + Hà Nội: Chợ thuốc lớn nhất miền Bắc hoạt động cầm chừng sau vụ án thuốc giả vừa bị triệt phá (24/04/2025)
  + Bộ trưởng Công an yêu cầu bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (24/04/2025)
  + Thủ tướng chỉ đạo "nóng" cho 3 Bộ và hàng loạt địa phương để cán mốc 3.000 km cao tốc trong năm nay (24/04/2025)
  + Phá đường dây cá độ bóng đá hơn 300 tỉ đồng, bắt 11 đối tượng ở Quảng Bình (23/04/2025)
  + Người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật: Bộ Công an nói gì? (23/04/2025)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 34
Total: 69971530

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July