Trang chủ Liên hệ       Thứ tư, Ngày 22/01/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
  -  Pháp luật và cuộc sống
  -  Giáo dục
  -  Sân khấu - Điện Ảnh - Thời Trang-Ca Nhạc
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Văn hóa - Xã hội > Giáo dục >
  Bỏ “Chí Phèo”: “Nên để học sinh nói nhiều hơn quan điểm của mình” Bỏ “Chí Phèo”: “Nên để học sinh nói nhiều hơn quan điểm của mình” , Người xứ Nghệ Kiev
 

Cần nghe hơn những cảm xúc của người học, cần nghiên cứu định lượng và định tính sự tác động của một số tác phẩm văn học đến hành vi, văn hoá ứng xử của học sinh… là những đề nghị đáng chú ý xung quanh ý kiến "Nên đưa tác phẩm Chí Phèo ra khỏi chương trình Ngữ văn lớp 11".

Ảnh từ bộ ảnh tái hiện câu chuyện về Chí Phèo -Thị Nở của nhiếp ảnh gia Trang Đàm 
Ảnh từ bộ ảnh tái hiện câu chuyện về Chí Phèo -Thị Nở của nhiếp ảnh gia Trang Đàm
 

» Đề xuất bỏ ‘Chí Phèo’ ra khỏi SGK: Con gái nhà văn Nam Cao lên tiếng
» 
Người đề xuất bỏ “Chí Phèo” ra khỏi SGK nói gì sau khi bị phản đối?
» 
Tại sao lại đề xuất loại Chí Phèo khỏi sách giáo khoa?
» 
Tổng chủ biên chương trình SGK: Đề xuất loại ‘Chí Phèo’ là non nớt

Nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền: "Các thầy cô liệu có truyền tải đầy đủ giá trị của tác phẩm?"

Tôi đã đọc và suy ngẫm về những quan điểm trước ý kiến của mình. Dù đa số họ không đồng tình, nhưng hầu hết những quan điểm đó đến từ những nhà văn, thầy cô dạy văn hoặc những người yêu văn.

Một bộ phận ý kiến và quan trọng nhất mà chúng ta bỏ quên chính là các em học sinh không học chuyên văn.

Tôi rất tiếc vì không ở Việt Nam, nếu không thì trước khi viết bài này sẽ thăm dò ý kiến đối với các em lớp 11 và 12, để xem tác động của tác phẩm Chí Phèo đối với các em như thế nào. Nên thăm dò quan điểm của cả học sinh trường công lập và ngoài công lập. Khi đó, chúng ta sẽ có những nhận định và đánh giá chính xác hơn.

Tôi vẫn bảo lưu quan điểm của mình, cùng với thông điệp rằng: Giáo dục là cuộc sống - như nhà triết học, nhà tâm lý học và nhà cải cách giáo dục vĩ đại John Dewey đã từng nói.

Mà cuộc sống thì có bao giờ đứng yên, mà nó vận động và thay đổi từng ngày từng giờ. Vì vậy, một nền giáo dục tiến bộ là nền giáo dục cần phải thay đổi và bắt kịp với những thay đổi của cuộc sống.

Nếu xa rời cuộc sống, không phản ánh thực tiễn thì đó là một nền giáo dục kinh viện, lạc hậu.

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của cách mạng công nghệ thông tin, việc tiếp cận tri thức của nhân loại cũng trở nên bình đẳng hơn bao giờ hết. Chỉ đơn giản một cái nhấp chuột trên màn hình máy tính, bạn đã có thể nhìn thấy cả thế giới, thì vai trò của giáo dục cũng đến lúc phải thay đổi.

Vì vậy, cần phải cân nhắc để thay thế, bổ sung những kiến thức mới, tri thức mới, phù hợp với xu thế mới và nhận thức mới của các em.

Điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách hơn đối với các nhà quản lý giáo dục, những người làm giáo dục và cả thầy cô khi đưa bất kỳ kiến thức, nội dung hay chương trình nào vào giảng dạy cho học sinh.

Về tác phẩm Chí Phèo, tôi không phủ nhận giá trị nghệ thuật và sự thành công trong phong cách viết của nhà văn Nam Cao. Nhưng ở góc độ giáo dục, tác phẩm Chí Phèo không nên dạy ở chương trình lớp 11 vì những tác động tiêu cực có thể ảnh hưởng đến nhận thức của các em khi mà độ tuổi này chưa hoàn thiện về mặt nhận thức xã hội.

Sự phát triển tâm lý khá phức tạp, thích nổi loạn, thích khẳng định cái tôi, dễ tiêm nhiễm cái xấu dễ nhanh hơn cái tốt là đặc điểm của độ tuổi này.

Và chúng ta đâu ai dám chắc được rằng các thầy cô liệu có đủ thời gian để truyền tải hết giá trị nhân văn của tác phẩm, cũng đâu được dạy trong một chỉnh thể đầy đủ, và dám chắc được rằng tất cả các em có thể nhận thức được mặt hay của tác phẩm?

Anh Đỗ Đức Anh –giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Bùi Thị Xuân (TP.HCM): “Nên để học sinh nói nhiều hơn những quan điểm của mình”

Hiện nay, chúng ta đã đi một chặng đường rất xa, cuộc sống đã có nhiều đổi thay. Văn học là cuộc sống, và đã đến lúc chúng ta nên cập nhật lại những tác phẩm văn học trong sách giáo khoa.

Cá nhân tôi đề cao sự phản biện, vì mỗi ý kiến phản biện là dịp để chúng ta nhìn lại cách giảng dạy văn học phổ thông, xem rằng những tác phẩm văn học đó đã thực sự phù hợp với đời sống chưa. Như vậy, học sinh sẽ không bị ép buộc cảm nhận một cách gò bó khi đọc hiểu tác phẩm.

Ảnh từ bộ ảnh tái hiện câu chuyện về Chí Phèo -Thị Nở của nhiếp ảnh gia Trang Đàm

Những góp ý, phản biện sẽ cho chúng ta thấy cần hơn những cảm xúc của người đọc thay vì chỉ nghe thầy cô giảng giải. Qua đề xuất lần này của anh Sóng Hiền, điều tôi nhận thấy là học sinh Việt Nam đang bị thiếu tư duy sáng tạo.

Hiện nay, việc giảng dạy môn văn vẫn nặng về tính truyền thống. Đó là kiểu văn mẫu, cảm nhận của giáo viên giảng giải cho học sinh hiểu, còn học sinh làm lại ý kiến của giáo viên trong bài làm văn hay trong các kì thi.

Tôi nghĩ nên để học sinh nói nhiều hơn những quan điểm của mình. Đâu đó hiện nay có những học sinh đã đặt câu hỏi tại sao mình phải học Chí Phèo hay Vợ chồng A Phủ, có nghĩa là các em không tìm được ý riêng mà phải nói những điều giáo viên muốn... Đó là chưa kể học sinh bị bắt phải học quá dài như Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm (150 câu thơ), hay tác phẩm Việt Bắc (98 câu thơ). Nên chăng những tác phẩm quá dài này nên bớt lại những trích đoạn ngắn hơn để học sâu hơn, tránh học dàn trải và có cảm giác bội thực.

TS. Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT: “Không phải thầy cô thích, cảm thụ được cái hay... thì mọi học sinh đều như vậy”

Không phải chỉ riêng “Chí Phèo” mà các tác phẩm khi đưa vào sách giáo khoa cần xác định đối tượng hướng đến.

Hiện nay, vấn đề đạo đức học sinh đang là chủ để nóng. Trong khi đó, học sinh đang ở độ tuổi mới lớn nên mục tiêu xuyên suốt của đổi mới Chương trình và SGK lần này là cần quan tâm đến giáo dục phù hợp tâm lý, bối cảnh kinh tế xã hội.

Do đó cần rà soát và nghiên cứu chu đáo, có cơ sở khoa học đối với Chương trình và SGK mới.

Tôi muốn đặt câu hỏi rằng tác phẩm “Chí Phèo” đóng góp như thế nào vào chuẩn đầu ra của học sinh phổ thông ở môn Ngữ văn nói riêng và tích hợp vào mục tiêu hình thành nhân cách của học sinh nói chung? Và có cách đo lường thế nào để biết được điều đó? Chúng ta đã có nghiên cứu định lượng và định tính sự tác động của một số tác phẩm văn học đến hành vi, văn hoá ứng xử của học sinh Việt Nam hay chưa?

Chương trình Giáo dục phổ thông mới có mục đích và tinh thần theo nguyên tắc thiết kế ngược, tức là xác định các chuẩn đầu ra rồi thiết kế, đánh giá nội dung.... Và hướng đến những phẩm chất chủ yếu cần hình thành, phát triển ở học sinh là yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm với bản thân và xã hội, tôn trọng luật pháp.

Nếu theo nguyên tắc này, thì cần hỏi ngược lại Ban soạn thảo chương trình, SGK mới rằng “kỳ vọng ở kết quả cần đạt được ở đầu ra môn Ngữ văn từng lớp là gì?”. Cũng nên có rà soát đánh giá lại, chứ không phải thầy cô thích, cảm thụ được cái hay... thì mọi học sinh phải cảm thụ và hành xử theo thầy cô như vậy.

Chúng ta đang phấn đấu đến một nền giáo dục hiện đại, dân chủ và khai phóng, sáng tạo. Vì vậy rất cần có nghiên cứu bài bản về nội dung cũng như phương pháp giáo dục. Tránh sự áp đặt chủ quan ý muốn của nhà thiết kế hay của thầy cô lên học sinh, mà phải tuỳ theo đối tượng, tâm lý lứa tuổi và phù hợp với bối cảnh chung của toàn xã hội.

 

đăng bởi: v.i.e.t.n.a.m.n.e.t...v.n.

Nguồn đọc thêm: 
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1991352#ixzz50dbsKT6C 
http://www.xaluan.com/raovat


  Các Tin khác
  + Chủ tịch nước Lương Cường: Tết là sum vầy, đoàn viên và Tết là để trở về (20/01/2025)
  + Đi xe máy đèo theo chó sẽ bị xử phạt (20/01/2025)
  + Tin vui: Trước Tết Nguyên Đán 2025, người hưu trí sẽ nhận khoản tiền, là khoản gì? (17/01/2025)
  + Cà Mau: Chồng chém vợ rồi tự sát trên đường ra tòa ly hôn về (17/01/2025)
  + Triệt phá vụ cho vay nặng lãi với số tiền lên đến 300 tỷ đồng (17/01/2025)
  + Thủ đoạn lừa hàng loạt người đi xuất khẩu lao động, chiếm đoạt trên 3 tỷ đồng của nam thanh niên Cần Thơ (17/01/2025)
  + TIN NÓNG 24 GIỜ QUA: Đâm chết người tại cây xăng; tuyên án vụ cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục (17/01/2025)
  + Cựu Bộ trưởng Mai Tiến Dũng được đề nghị cho hưởng án treo, cựu Vụ trưởng đề nghị án bằng thời gian tạm giam (17/01/2025)
  + Cựu Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến nói rất buồn và cay đắng (17/01/2025)
  + Hai vụ án oan sai: Kỷ luật phó giám đốc công an và viện phó VKS tỉnh (14/01/2025)
  + Ông Uông Việt Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (02/01/2025)
  + 8 sĩ quan Việt Nam lên đường nhận nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc (02/01/2025)
  + Thống nhất phương án hợp nhất, sáp nhập các cơ quan thuộc Chính phủ (02/01/2025)
  + Bán vé tàu Tết và tổ chức chạy thêm chặng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (06/12/2024)
  + Thủ tướng phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (06/12/2024)
  + Chủ tịch nước Lương Cường: Xây dựng ngành tòa án tinh - gọn - mạnh (02/12/2024)
  + An Giang: Rắn độc bò vào nhà dân vì nhiều người phóng sinh trăn, rắn trên núi? (02/12/2024)
  + TPHCM xin ý kiến việc đặt tên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cho các đoạn quốc lộ (02/12/2024)
  + Thị sát thực tế, Chủ tịch Hà Nội "chốt" thời hạn hồi sinh sông Tô Lịch (02/12/2024)
  + Thầy bói online nở rộ, người dân tiền mất tật mang, ĐBQH chất vấn Bộ trưởng giải pháp nào để xử lý (12/11/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66551967

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July