Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 24/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
Khoa học & Môi Trường
  -  Khoa học - Phát minh - Nghiên cứu
  -  Thiên nhiên - môi trường
  -  Hiện tượng bí ẩn
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Khoa học & Môi Trường > Thiên nhiên - môi trường >
  Vì sao sau khi xây xong đập Tam Hiệp, TQ phải thả vào 10.000 con cá? Vì sao sau khi xây xong đập Tam Hiệp, TQ phải thả vào 10.000 con cá? , Người xứ Nghệ Kiev
 

Vương Nam | 

Trung Quốc phải thả thêm cá vào hồ chứa đập Tam Hiệp với hy vọng giảm bớt tác động môi trường (ảnh: Xinhua)

Đập Tam Hiệp nằm ở Tam Đẩu Bình, Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc là đập thủy điện lớn nhất thế giới, mang lại khả năng kiểm soát lũ hằng năm trên sông Dương Tử và nguồn lợi kinh tế lớn cho Trung Quốc. Tuy nhiên, tác động đến môi trường sinh thái của đập Tam Hiệp cũng vô cùng khủng khiếp.

 
 
Vì sao sau khi xây xong đập Tam Hiệp, TQ phải thả vào 10.000 con cá? - Ảnh 1.

Việc xây dựng đập Tam Hiệp ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sông Dương Tử (ảnh: China Daily)

Là dự án thủy điện quy mô lớn nhất hành tinh, đập Tam Hiệp đã trải qua hàng chục năm từ khi được lên ý tưởng tới khi hoàn thành.

Ý tưởng về một con đập khổng lồ chịu trách nhiệm chính trong việc điều tiết lũ sông Dương Tử đã có từ thời nhà cách mạng Trung Quốc Tôn Trung Sơn. Năm 1994, trải qua nhiều lần khảo sát, đập Tam Hiệp đi vào xây dựng và chính thức hoàn thiện vào năm 2009.

Đập Tam Hiệp hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc, đặc biệt là trong việc kiểm soát dòng lũ hằng năm được đánh giá là rất thất thường của sông Dương Tử.

Đập Tam Hiệp cũng có đóng góp quan trọng trong sản xuất điện năng, thủy lợi, tưới tiêu, giao thông vận tải đường sông và phát triển du lịch ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, xét về yếu tố môi trường sinh thái, đập Tam Hiệp được đánh giá là lợi bất cập hại

Năm 2009, sau khi hoàn thiện xây dựng đập Tam Hiệp, Trung Quốc đã cho thả 10.000 con cá giống các loại vào hồ chứa nước của đập. Những con cá giống được thả vào đập đều được tuyển chọn rất kỹ về chất lượng, sức chống chịu.

Một trong những tác hại nghiêm trọng của đập Tam Hiệp là ngăn cản sự di chuyển tự nhiên của các loài cá trên sông Dương Tử. Môi trường sông Dương Tử cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do việc xây dựng con đập.

Nhiều loài cá trên sông Dương Tử, đặc biệt là cá tầm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, không ít loài thủy sinh khác đã biến mất vĩnh viễn.

Trung Quốc thả 10.000 con cá giống vào hồ chứa nước đập Tam Hiệp trong nỗ lực cứu vãn sự cân bằng của hệ sinh thái sông Dương Tử, với hy vọng chúng sẽ nhanh chóng nhân lên về số lượng.

Nghề đánh cá trên sông Dương tử phụ thuộc rất lớn vào sự sinh sôi của các loài thủy sinh. Tuy nhiên, do tác động đến môi trường của đập Tam Hiệp là quá lớn, hầu hết các loài cá ở sông Dương Tử không thể phục hồi về số lượng và bị tuyên bố là đã tuyệt chủng.

Năm 2011, Trung Quốc cam kết chi hơn 140 tỷ USD cho đến năm 2020 để khắc phục các hệ quả do việc xây dựng đập Tam Hiệp gây ra. Tuy nhiên, theo Reuters, tính đến cuối năm 2019, một nửa số tiền nói trên vẫn chưa được giải ngân.

Một số chuyên gia cho rằng, kể cả Trung Quốc có chi nhiều tiền hơn nữa thì cũng rất khó để giải quyết vấn đề môi trường sông Dương Tử. Chừng nào đập Tam Hiệp còn tồn tại, môi trường sống tự nhiên của các loài thủy sinh sông Dương Tử vẫn bị ảnh hưởng và khó phục hồi, kèm theo đó là việc đánh bắt, khai thác quá mức.

Hồ chứa của đập Tam Hiệp được cho là cũng góp phần gia tăng nhiệt độ nước sông Dương Tử. Nước sông trở nên ấm hơn trong mùa hè và sự phân tán môi trường sống đe dọa tồn vong của các loài thủy sinh.

Dựa trên tình hình hiện nay, có thể nói 10.000 con cá giống cá loại mà Trung Quốc thả vào đập Tam Hiệp khi mới xây xong đã không thể cứu vãn tình hình.

Vì sao sau khi xây xong đập Tam Hiệp, TQ phải thả vào 10.000 con cá? - Ảnh 3.

Ngư dân bắt được cá lớn trên sông Dương Tử (ảnh: Xinhua)

Trung Quốc từng sử dụng 200 tấn thuốc nổ để phá hủy đê tạm ngăn nước sông Dương Tử - cấu trúc được xây dựng để ngăn nước, trước khi phần thân đập Tam Hiệp hoàn tất.

Vụ nổ này đã tạo ra khoảng 186.000 mét khối gạch vụn và đất đá rơi xuống lòng sông Dương Tử. Sự tích tụ của chất cặn có ảnh hưởng lớn đến khả năng kiểm soát lũ của con đập.

Để khắc phục tình trạng này, Trung Quốc chú trọng đến việc trồng rừng dọc sông Dương Tử và cấm tiệt việc xây dựng các nhà máy lớn, có khả năng xả thải, gây ô nhiễm hai bên bờ sông, theo National Geographic.

Theo Tân Hoa Xã, để đối phó với tình trạng suy thoái môi trường sông Dương Tử, từ ngày 1.1.2020, Trung Quốc cấm nghiêm ngặt việc đánh bắt cá ở 332 khu bảo tồn dọc sông.

“Dương Tử là con sông dài thứ 2 thế giới với các loài thủy sinh đa dạng. Đây cũng là lá chắn quan trọng trong việc bảo vệ hệ sinh thái Trung Quốc”, Yu Zhenkang – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc – nói với Tân Hoa Xã.

“Lệnh cấm đánh bắt cá trên sông Dương Tử là biện pháp cấp thiết nhằm ngăn chặn sự suy giảm hệ sinh thái của con sông cũng như bảo vệ đa dạng sinh học”, ông Yu nói thêm.

Vì sao sau khi xây xong đập Tam Hiệp, TQ phải thả vào 10.000 con cá? - Ảnh 4.

Trung Quốc ra lệnh cấm đánh bắt cá sông Dương Tử 10 năm (ảnh: SCMP)

Theo ông Yu, việc xây đập Tam Hiệp, cùng tình trạng ô nhiễm nước, vận tải thủy và khai khác quá mức đã khiến các loài thủy sinh sông Dương Tử bị đe dọa nghiêm trọng, đặc biệt là cá tầm.

Năm 2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo sự suy giảm đa dạng sinh học ở sông Dương Tử ngày càng tồi tệ và có thể “không còn cá”.

Năm 2019, cá tầm thìa – loài cá bản địa ở sông Dương Tử, được mệnh danh là vua cá nước ngọt – đã bị tuyên bố tuyệt chủng.

 
 
 

 

 


  Các Tin khác
  + 20 năm tới, cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao khi 70% dân số đối mặt với thiên tai? (17/09/2024)
  + Hai kịch bản vào đất liền của bão số 4 (17/09/2024)
  + Bí ẩn "cụ cây" đã 3000 năm tuổi, trường sinh bất tử là có thật? (11/08/2024)
  +   Giải mã lời tiên tri ngày tận thế sau nhiều thập kỷ: Điềm báo những sự kiện thảm khốc có thể sắp xảy ra (11/08/2024)
  +   Phát hiện mới gây chấn động: Sét có thể đã kích hoạt sự sống trên Trái Đất (11/08/2024)
  +  Chú bò trắng có giá bán cao khủng khiếp ai nấy đều giật mình (08/07/2024)
  + Kỳ quan vũ trụ xuất hiện: Chứng kiến sự kiện thiên văn hiếm gặp 18 năm mới có 1 lần (21/06/2024)
  + Top 7 sinh vật kỳ bí trong sử Việt: Nhiều loài được cho là vẫn còn tồn tại (16/06/2024)
  + Động vật tiền sử to lớn gấp nhiều lần động vật ngày nay, vì sao? (16/06/2024)
  + Điều khủng khiếp gì đã xảy ra vào cái ngày thiên thạch khổng lồ rơi xuống Trái đất khiến khủng long bị tuyệt diệt? (16/06/2024)
  + Vích mẹ từ Malaysia sang Côn Đảo đẻ hơn 100 trứng, nở 87 con (10/06/2024)
  + Bí quyết phòng tránh sét đánh an toàn cho bạn (07/06/2024)
  + 2 cách lấy lại mật khẩu VNeID đơn giản và nhanh nhất: Ai cũng nên biết phòng khi cần đến (04/06/2024)
  +   Số điện thoại lạ lừa đảo thường có dấu hiệu này: Đừng nghe máy mà sập bẫy (04/06/2024)
  + Cách chặn cuộc gọi từ người lạ trên Zalo cực nhanh, không lo bị làm phiền (08/05/2024)
  + Dao cùn chẳng gọt được cái gì, bôi thứ này lên là sắc lẹm, sáng bóng như mới (30/04/2024)
  + Người thông minh luôn úp mặt điện thoại xuống bàn, biết lý do ai cũng phải gật gù học theo (23/03/2024)
  + Nút âm lượng trên điện thoại có 6 tính năng "đặc biệt lợi hại": Bạn đã biết dùng chưa? (23/03/2024)
  + 5 chiêu lừa đảo mới rất tinh vi: Cẩn thận để không thành nạn nhân (12/03/2024)
  + Điện thoại báo đầy bộ nhớ? Ấn vào nút này giải phóng dung lượng ngay, lướt cực nhanh gấp 10 lần (10/03/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65180676

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July