Trang chủ Liên hệ       Thư ba, Ngày 26/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa qua thư tịch và bản đồ cổ phương Tây (kỳ 2) Chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa qua thư tịch và bản đồ cổ phương Tây (kỳ 2) , Người xứ Nghệ Kiev
 

Kỳ 2: Vương quốc Kochinchina và Paracels

QĐND -
Không chỉ trong các thư tịch bằng tiếng Pháp, nhiều thư tịch bằng tiếng Anh, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, I-ta-li-a cũng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Học giả Nguyễn Nhã bên bức An Nam đại quốc họa đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ảnh: YÊN BA

Trang 450, mục Hiftory of Kochinchina (Lịch sử Đàng Trong) của sách The Modern Part of an Univerfal Hiftory, from the Earlieft Account of Time, tập VII, xuất bản tại Luân Đôn (Anh) năm 1759, có đoạn viết: "Trước khi rời khỏi vương quốc này, chúng ta không thể không mô tả vắn tắt một vài hòn đảo đáng kể thuộc về nó, người địa phương gọi là Pullos (những cù lao), với khá nhiều đảo dọc theo bờ biển, gồm: 1. Pullo Sicca, đảo hoang, không có người ở, trông như một cụm đá khô, không có cây hay đến cả một cọng cỏ; 2. Pullo Secca de Mare, một dải đảo hoang và đá khác, trải dài từ bãi cạn gọi là Paracels; 3. Pullo Cambir, cách bờ 15 hải lý, mặc dù khá rộng lớn nhưng cũng không có người ở". Cụm từ "những hòn đảo đáng kể thuộc về nó (vương quốc Kochinchina)" là sự thừa nhận Paracels (và các đảo được liệt kê trên đây) thuộc về vương quốc Kochinchina.

Thomas Pennant, tại trang 71 của sách The View of India extra Gangem, China, and Japan, tập 3, xuất bản tại Luân Đôn năm 1800, đã miêu tả vùng đảo nằm ngoài khơi vương quốc CochinChina, gọi là Paracel. Hải trình đi từ phương Tây đến Trung Quốc và Nhật Bản phải vượt qua vùng đảo ngầm đầy nguy hiểm này của vương quốc CochinChina. Trong khi đó, Trung úy hải quân người Anh John Barrow, trong hồi ký A Voyage to Cochin-China in the years 1792 and 1793 xuất bản tại Luân Đôn năm 1806 đã kể về chuyến hải hành đến Cochinchina và ghi nhận Paracels là một phần của Cochinchina. Trang 319 của hồi ký có viết việc dân Cochinchina dùng các con thuyền bản xứ, vừa giống như thuyền tam bản của người Trung Hoa, vừa giống như thuyền buồm của người Mã Lai để đi ra Paracels khai thác yến sào.

Tạp chí The Oriental Herald and Colonial Review, số 1-1824, xuất bản tại Luân Đôn trong trang 330 có phản ánh sự kiện Đại úy Daniel Ross được phái đến CochinChina vào năm 1807, mang theo thư ủy nhiệm từ nước Anh, trình lên vua CochinChina (vua Gia Long) để xin phép khảo sát Paracels. Do có sự hiểu nhầm về từ ngữ trong bức thư nên vua Gia Long đã đối xử thiếu thân thiện với Daniel Ross. Tuy nhiên, việc một đại úy của nước Anh trình thư ủy nhiệm lên nhà vua CochinChina để xin phép khảo sát Paracels chứng tỏ vương quốc CochinChina đang quản lý quần đảo này.

Tập san Journal of an Embassy from the Governor-General of India to the Courts of Siam and CochinChina, do John Crawfurd biên soạn, xuất bản tại Luân Đôn năm 1830 có liệt kê tên những đảo chính thuộc về CochinChina, như: Pulo Condore, Pulo Can-ton còn gọi là Col-lao Ray (Cù Lao Ré) và Cham col-lao còn gọi là Col-lao Cham (Cù Lao Chàm), có đoạn viết: "Năm 1816, vua CochinChina đã chiếm lĩnh một quần đảo không có người ở và hiểm trở bao gồm nhiều đá, đảo nhỏ, bãi cát... gọi là Paracels. Theo đó, nhà vua tuyên bố quần đảo này thuộc chủ quyền nước này, mà hầu như sẽ không bị tranh chấp".

Giám mục Jean Louis Taberd, trong bài viết đăng trên Tạp chí The Journal of the Asiatic Society of Bengal xuất bản tại Ấn Độ năm 1837, từng khẳng định: "Quần đảo Pracel hay Paracels là một khu vực chằng chịt những hòn đảo nhỏ, đá ngầm và bãi cát... Những người dân xứ CochinChina gọi khu vực đó là Cồn Vàng… Mặc dù hình như loại quần đảo này chỉ có độc những tảng đá ngầm mà không có gì khác, và độ sâu của biển hứa hẹn những điều bất tiện hơn là sự thuận lợi, nhưng vua Gia Long vẫn nghĩ rằng ông đã tăng cường được quyền thống trị lãnh thổ của mình bằng sự sáp nhập tội nghiệp đó. Vào năm 1816, nhà vua đã tới, long trọng cắm lá cờ của mình và đã chính thức giữ chủ quyền ở các bãi đá này, mà chắc chắn là sẽ không có một ai tìm cách tranh giành với ông".

Trong khi đó, sách Das Ausland xuất bản tại Đức năm 1850 có ghi: "Nằm xa ở phía đông bắc (cách bờ biển Anam 15-20 leguas, vĩ độ 130B-170B) là quần đảo Paracels (Katvang)... Các đảo này sẽ hoàn toàn không có giá trị nếu như vùng biển này không cung cấp một sản lượng cá đặc biệt lớn... Chính quyền Đàng Trong không rời mắt khỏi thực tế này và đã cử tàu ra giám sát và công bố một văn bản luật để bảo vệ ngư dân của họ. Khu vực này đang ngày càng trở thành nơi hoạt động hàng hải quan trọng, và vì sản lượng cá đặc biệt lớn, có lẽ trong tương lai, hoạt động hàng hải nơi đây sẽ còn trở nên nhộn nhịp hơn nữa".

Ngoài ra, những thông tin liên quan đến quần đảo Hoàng Sa (cùng với các đảo và quần đảo khác) thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông còn được tìm thấy trong nhiều thư tịch cổ bằng tiếng I-ta-li-a, Hà Lan và Tây Ban Nha như sách La geografia universal của Malte-Brun, tập I, xuất bản tại Tây Ban Nha năm 1853; sách Geografia moderna universale của G.R.Pagnozzi, xuất bản tại I-ta-li-a năm 1823 hay Reis van Lord Macartneij naar China, xuất bản tại Hà Lan năm 1799.

Những thư tịch cổ của phương Tây kể trên đã khách quan thừa nhận người Việt Nam đã có quá trình khám phá, khai thác, xác lập và thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa (và các đảo, quần đảo khác ở trong Biển Đông) từ rất lâu đời.

(Còn nữa)

Tiến sĩ TRẦN ĐỨC ANH SƠN

Kỳ 1: Chính quyền chúa Nguyễn đã thực sự làm chủ vùng biển, đảo Hoàng Sa

 Nguồn QDND.VN


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65245478

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July