Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 25/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Những "cô hồn sống" bám víu người chết nơi nghĩa địa Những "cô hồn sống" bám víu người chết nơi nghĩa địa , Người xứ Nghệ Kiev
 

 

 - Những người phu đào huyệt này lấy việc tiễn đưa người chết làm cuộc mưu sinh, để cải thiện bữa cơm thường nhật... Nhưng sâu thẳm trong suy nghĩ của họ, vẫn là cái nghĩa với người đã khuất.

Nghề này âm khí nặng nề

Nghề đào huyệt mộ trước kia vốn chỉ là nghề “cha truyền con nối”, được nhóm thợ gọi bằng cái tên khác, nghe trừu tượng hơn, là “thổ mộc”, nhưng bây giờ cái nghề ấy được coi là một nghề đặc biệt, là miếng cơm manh áo cho bao người.

Anh Lễ giữa nghĩa trang
Anh Lễ giữa nghĩa trang.

Chiều xuống, tôi gặp ông Sáu Phước, anh Nguyễn Phước Phụng và anh Nguyễn Văn Lễ tại nghĩa trang Pleiku (Gia Lai). Chẳng biết duyên phận gì đã gắn họ lại nơi này, khi mà nhìn quanh chỉ là những ngôi mộ với ngút ngàn khói hương mỗi buổi chiều lãng đãng lạnh tê. 

Anh Phụng đang cầm cán thuổng dằn xuống lớp đá cứng. Tiếng va của xà beng, cuốc xẻng vấp vào đá tóe lửa, kêu nhức óc. Thứ âm thanh quen thuộc đó những người phu đào huyệt này đã thấy quen tai. Chỉ có đá và đất cằn, vào mùa nắng thì đào càng khó, những ai mới vào nghề đều thấy dị ứng với loại hỗn âm ấy. Và vị trí này chỉ ít hôm nữa sẽ là nơi yên nghỉ cuối cùng cho một cuộc đời vừa kết thúc. Một huyệt mộ có chiều sâu 1,8m, chiều dài 2,8m, rộng 1,3m, có những hố đào liền trong ba ngày mới xong. 

Trong khuôn viên nghĩa trang Pleiku, những khu đất được chia đều vuông vắn. Có những khu vực chỉ có đất trống với tường bao quanh, nhưng đa số đều có mộ chôn cất người chết, khoảng cách mỗi ngôi mộ rất gần nhau, có nơi chỉ cách vài gang tay. 

“Nhiều người gọi chúng tôi là những cô hồn sống, quanh năm suốt tháng chỉ biết bám víu vào người chết sinh tồn. Nhưng chúng tôi xem phu đào mộ là một việc làm phúc đức. Nó cũng là một nghề hẳn hoi, thử nghĩ nếu không có chúng tôi thì ai chăm sóc mồ mả cho người quá cố, người nhà của người đã khuất có yên tâm không? Mỗi khi có người đến viếng, chúng tôi cầm chổi, xách nước để rửa mộ rồi xin họ ít tiền lẻ. Anh em tụi tui chia công việc ra để làm. Hằng ngày, mỗi người phải đi làm cỏ cho từng ngôi mộ, nhiều hôm tối còn ngủ lại để bảo vệ nghĩa trang canh chừng mấy ông nghiện ma túy vào đây hút chích, ăn cắp đồ. Chúng tôi nghĩ mình làm phước đức chứ đâu phải là cô hồn sống như nhiều người gán ghép”- ông Sáu Phước cay đắng nói.

Anh Phụng bảo ngày mới vào nghề cũng sợ lắm, khi nhận đào những huyệt mới bên cạnh xác người vừa chôn, có lúc nổi da gà. Đào huyệt cạnh mộ mới chôn, càng đào sâu không khí càng lạnh, thấy chân tay mỏi nhừ. Có những thứ mùi mà anh không thể gọi tên, thứ mùi đó có thể là của đất, của đá, và có thể là mùi tử khí của người chết kề bên.

Anh Phụng đã làm nghề này được hơn mười năm, trước đây anh làm nghề đào giếng thuê, nhưng so với việc làm phu đào huyệt thì chẳng thấm tháp gì. Từ ngày chuyển qua nghề này, mỗi tháng, các anh ở đây có thể đào từ ba đến bốn chục huyệt mộ trên đồi đá, đặc biệt là vào cuối năm, mùa nhiều người bốc mộ. Thứ công việc nặng nhọc và không kém phần độc hại này cứ gắn vào anh em như là nghiệp chướng. 

“Ngày đầu tiên làm công việc này cũng thấy sợ lắm. Xung quanh không có gì khác mà toàn là những ngôi mộ. Mỗi lần đào huyệt, hay đi thắp hương, lau chùi bia mộ, những tấm ảnh trên bia của người đã khuất cứ như chăm chú nhìn và mỉm cười với chúng tôi. Lúc đó, tôi nghĩ thôi thì làm tạm, chờ kiếm công việc khác chứ ai mà “chôn thân” ở nơi đất chết này mãi. Nhưng càng làm thì lại thành quen, không ngờ có thể gắn bó với công việc này cho đến ngày nay”, anh Phụng chia sẻ.

Ngồi nghỉ dưới tán cây sau khi hoàn thành một huyệt mộ, anh Phụng, anh Lễ và ông Sáu Phú trầm ngâm: “Mọi người cứ nghĩ làm việc bên người chết là sợ, chứ chúng tôi quen rồi, hằng ngày phải đi “tuần”, cùng trò chuyện bên những ngôi mộ, công việc làm miết rồi thành quen. Ngày nào mà không đến nghĩa trang là thấy “nhơ nhớ”. Nghề này tuy thu nhập không ổn định nhưng cũng còn hơn khối nghề khác. Tháng nào nhận được nhiều mộ thì thu nhập cũng kha khá. Còn nhận ít thì cũng đủ ăn”. 

“Thế các anh làm ở đây lâu năm đã khi nào gặp ma chưa?” - tôi hỏi đùa. “Làm nghề này lâu rồi nên quen, mồ mả cũng thành bạn. Cũng muốn gặp lắm nhưng gần chục năm làm ở đây có thấy chi đâu” - anh Lễ cười cho biết.

Nỗi niềm phu đào huyệt

Bao đời nay nghĩa địa thì vẫn cứ mênh mang cho trần gian nhiều cảm xúc. Trong cuộc sống thực tại hằng ngày, nhìn đâu cũng thấy toàn u tịch. Nhưng trước nghĩa trang lại luôn dạt dào những cảm xúc an nhiên. Trời thu chiều buồn lặng. Gió hắt hiu lãng đãng. Tiếng cầu kinh, tiếng nấc hòa lẫn tiếng hô gọi của những người phu đang hạ huyệt. Tiếng đất vẫn rào rào hòa trong lời kinh kệ giữa chiều đông se buốt. 

Với mọi người bình thường, khi nhìn thấy thường xuyên ba thước đất đen cuối mỗi đời người, ắt hẳn nhiều triết lý nhân sinh vi diệu sẽ được họ phát kiến ra. Nhưng với những người như anh Phụng anh Lễ, ông sáu Phú thì việc đối mặt thường ngày trước cái hố đất đen lại cho họ những cái nhìn xác thực hơn. Có lẽ thế, mà lý lẽ cuộc đời của họ đơn giản hơn nhiều: Sống có nghĩa là chôn người chết và uống rượu!

Anh Phụng đang chuẩn bị làm công việc đặc biệt.
Anh Phụng đang chuẩn bị làm công việc đặc biệt.


Họ đã sống gần và thân quen với cái chết như một kẻ đồng hành, một người đồng nghiệp. Nhiều người cứ nghĩ họ đã mòn chai tuyến lệ bởi quá nhiều nước mắt rơi trong suốt cuộc hành trình mưu sinh hiện thực. Phải đâu như thế là đã thôi ngân rung những sợi tâm hồn, đã buông chùng cung tơ lòng vốn dĩ mỏng manh và luôn căng siết! Những người phu đào huyệt này lấy việc tiễn đưa người chết làm cuộc mưu sinh, dẫu với quan niệm rất nhân văn rằng có sự chết của người mới được sự sống của ta thì thực tế vẫn phải có nhiều… người chết, cần thêm nhiều huyệt mộ thì họ mới có nhiều thu nhập. 

Nếu không suy xét sâu xa thì đó là sự ích kỷ đến độ độc ác, nhưng ngẫm lại chẳng qua cũng là để cải thiện bữa cơm thường nhật, để thêm tấm áo manh quần, để đắp đổi cho những nhu cầu bức thiết của đời sống. Sống với nghề như thế, lòng họ mấy khi được chút an lành, và liệu rằng có ai mỗi ngày tập luyện cho nhuần tay đào huyệt, như cái cách mà người đao phủ của Nguyễn Tuân đã tập chém đến nhuyễn tay với những gốc chuối sau nhà...

Nhưng sống vẫn cứ phải sống, và họ tự dỗ lòng rằng mình đang làm cái việc cao đẹp là dọn một chỗ nghỉ an lành cho người ra đi đến cõi vĩnh hằng. Họ cho mình cái quyền được quên: Quên tiếng chiêng tiếng trống, quên tiếng khóc buốt lòng, quên đi hình ảnh người nằm xuống, quên màu cờ ngũ sắc, quên cỗ quan tài... quên tất thảy mà ngon miệng với bữa cơm vừa thêm chút thịt cá từ tiền công của ngày hôm đó. 

Bỗng dưng thấy xót lòng khi chợt nghĩ người phu là vô cảm. Sự thật thì cuộc mưu sinh hiển nhiên buộc người phải làm những điều dù muốn dù không, cho thỏa cái mưu cầu ích kỷ của không chỉ riêng bản thân mình. Sao có thể buộc họ vào vòng luẩn quẩn những luân lý của yêu thương!

Nghề đào mộ, chăm sóc người đã khuất mới nghe qua có vẻ rùng rợn nên những phu đào mộ luôn tự ti với bản thân, nhiều lúc họ bị những người xung quanh nhìn với ánh mắt thiếu thiện cảm, dẫn đến việc mặc cảm với nghề. 

“Nhiều người gọi chúng tôi là những cô hồn sống, quanh năm suốt tháng chỉ biết bám víu vào người chết sinh tồn. Nhưng chúng tôi xem phu đào mộ là một việc làm phúc đức. Nó cũng là một nghề hẳn hoi, thử nghĩ nếu không có chúng tôi thì ai chăm sóc mồ mả cho người quá cố, người nhà của người đã khuất có yên tâm không? Mỗi khi có người đến viếng, chúng tôi cầm chổi, xách nước để rửa mộ rồi xin họ ít tiền lẻ. Anh em tụi tui chia công việc ra để làm. Hằng ngày, mỗi người phải đi làm cỏ cho từng ngôi mộ, nhiều hôm tối còn ngủ lại để bảo vệ nghĩa trang canh chừng mấy ông nghiện ma túy vào đây hút chích, ăn cắp đồ. Chúng tôi nghĩ mình làm phước đức chứ đâu phải là cô hồn sống như nhiều người gán ghép”- ông Sáu Phước cay đắng nói.

Chỉ khi mặt trời đã khuất núi, thành phố đã lên đèn các anh mới về với mái ấm của riêng mình, quây quần với vợ con trong bữa cơm tối. Thế nhưng, không phải bữa cơm nào với gia đình nhỏ cũng trọn vẹn, đôi khi nó bị ngắt quãng bởi những cuộc điện thoại của tiếng khóc ai oán…

Trời đã về chiều, lác đác những người đi thăm mộ người thân đã lên xe trở về thành phố, nhưng bóng dáng những người phu đào huyệt vẫn len lỏi quanh nghĩa trang, cần mẫn quét dọn, thắp hương, đốt củi bên những ngôi mộ. Ngoài sự tận tâm với nghề sau thời gian dài gắn bó, các anh thấy mình như có trách nhiệm với những người đã khuất. Vì vậy, để “người âm” khỏi “chạnh lòng”, những ngôi mộ mà con cháu đi xa tận miền Nam, miền Bắc hay nước ngoài vẫn được những người đàn ông ở đây chăm sóc không công, cần mẫn, liên tục qua nhiều năm tháng. 

Gia Ly- Dòng Đời (Nguồn Dân Việt)


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 2
Total: 65234635

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July