Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 23/11/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Nghề làm gốm Bát Tràng: Tâm giữa dòng đời Nghề làm gốm Bát Tràng: Tâm giữa dòng đời , Người xứ Nghệ Kiev
 

 


“Tâm nghề là cái quý giá nhất, sống mãi với thời gian”.


Trong một buổi chiều nắng hoe hoe vàng của làng nghề Bát Tràng, khi chúng tôi lúng túng chưa biết mở đầu câu chuyện từ đâu thì anh Hoa cười nhẹ và nói như vậy. 



 Nghệ nhân Nguyễn Văn Hoa


Chỉ tay vào những vạc, thạp, lọ, đỉnh đã hình thành nên cốt và những hoa văn ban đầu, anh cho biết cái khó nhất của nghề là làm ra cốt gốm thô. “Nhất cốt, nhì men, thứ ba dạc lò”. Theo anh, để có những sản phẩm ra lò, đòi hỏi rất nhiều tâm sức ngay từ lúc hình thành, thai nghén những ý tưởng, đầu tư vào những mẫu mã, sản phẩm. Có những cốt gốm rất khó làm, phải tỉ mẩn từng chút, từng chút một. Cái khó của nền kinh tế thị trường là sản phẩm không những phải đẹp, chuẩn, mà còn không được trùng lặp, không rập khuôn theo những khuôn mẫu sẵn có, nhất là phải có tính sáng tạo cao, có những ý tưởng gắn liền với tâm linh, với dòng chảy lịch sử, văn hóa dân tộc.
Tay vẫn làm thoăn thoắt, anh vừa làm vừa chỉ cho chúng tôi những công đoạn làm sản phẩm. Về những chất liệu men, anh cho biết, để có những nước men đẹp, tinh tế như các thế hệ tiền nhân đã làm - những dòng gốm sứ men ngọc, men rạn, gốm hoa nâu, gốm men xanh… - thì thật là quá sức với những nghệ nhân của làng nghề gốm sứ hiện nay. Vấn đề ở chỗ trải qua bao dâu bể, vật đổi sao rời, những thành tựu mà các thế hệ tiền nhân đạt được, nay đều đã bị thất truyền. Bây giờ dù có khôi phục lại các dòng men gốm cổ thì cũng khó có thể khôi phục hoàn toàn, chỉ có thể làm được một phần nào đó, rồi thì kết hợp giữa công nghệ hiện đại và cách làm thủ công truyền thống để đạt được hiệu quả khôi phục dòng men gốm cổ quý giá ở mức độ nào mà thôi.



 Bộ đỉnh Tam thái Vĩnh truyền của nghệ nhân Nguyễn Văn Hoa


Anh cho biết, hiện tại nhiều lò làm gốm trong làng quá phụ thuộc vào công nghệ mới, do đó các sản phẩm làm ra rập khuôn hàng loạt, nước men non, không đẹp. Muốn làm được những sản phẩm đẹp, để đời, thì đòi hỏi tốn rất nhiều tâm sức, tiền của, thậm chí “tiền tấn”. Nhưng quan trọng nhất là cái tâm nghề chứ không chỉ chăm chăm chạy theo thị hiếu của thị trường. Nếu chỉ chạy theo thị trường thì mất nghề lúc nào không hay. Nhiều khi, anh và những nghệ nhân trong lò phải loay hoay cả tháng trời, thử nghiệm đi thử nghiệm lại, vứt không biết bao nhiêu cốt gốm hỏng, để rồi thở phào nhẹ nhõm khi những sản phẩm ưng ý ra lò.

Nhớ lại những ngày tháng gian nan cũ, anh Hoa như trầm xuống. Anh kể, gần 30 năm trong nghề “nghệ thuật chơi với đất và lửa”, anh đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Có những lúc trong làng vắng hoe vì thất nghề. Từ lúc có những chủ trương, chính sách khôi phục các làng nghề cổ, khôi phục vốn quí hương hỏa của các cụ để lại, kết hợp với sự năng động, nhiệt tình của các nghệ nhân, những thợ làm gốm, thì nghề gốm Bát Tràng mới có phần khởi sắc. Trước tiên, là các nghệ nhân trong làng phải học hỏi lẫn nhau, tìm tòi những tinh hoa vốn cổ, những đường đi nước bước để vượt khó. Rồi từ đó, dựa trên nền tảng thực lực, sự trăn trở với tâm nghề, sự cần cù, nỗ lực… nên ngày nay tình hình làng gốm đã có triển vọng hơn, bước đầu vượt qua được những ngày gian khó của làng nghề.

Rồi thì công sức của anh và những cộng sự cũng đã thu được những thành quả. Những sản phẩm của anh và của nhiều nghệ nhân khác đã được đem đi triển lãm ở nhiều nơi và đều được đánh giá cao về chất lượng cũng như tính thẩm mỹ, góp phần đem lại vinh dự và vun đắp thêm danh tiếng của nghề gốm truyền thống. Ví như tại cuộc triển lãm tại Khu Thành cổ Thăng Long nhân dịp Tết Kỷ Mão (2009)  và nhất là tại Hội thi Sản phẩm thủ công Việt Nam lần thứ VII - 2010 thuộc Chương trình làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội nhân dịp kỷ niệm Thủ đô tròn 1000 năm tuổi, bộ đỉnh Tam thái Vĩnh truyền của anh đã được triển lãm và đánh giá rất cao về nghệ thuật và chất lượng. Tác phẩm của anh gồm 3 chiếc đỉnh, thể hiện sắc nét bản tráng ca Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: “Thiên đô chiếu” của vị vua dựng nghiệp Lý Thái Tổ, mở đầu cho đế đô muôn đời; Đông Bộ Đầu, nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược đổ bộ đường thủy, đánh tan giặc Nguyên Mông lần thứ nhất của vị vua anh hùng Trần Thái Tông vào năm 1258; trận “Điện Biên Phủ trên không” làm thất bại mưu đồ “đưa miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá” như tuyên bố của tổng thống Mỹ Richard Nixon thời đó, làm Mỹ thất bại toàn diện cả về chính trị và quân sự, buộc phải ký Hiệp định Paris về Việt Nam (1973) rút quân về nước; Lê Thái Tổ - Hồ Hoàn Kiếm, cành đào Nhật Tân với khát vọng hòa bình, Khuê Văn Các với dòng minh văn chữ Hán “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” hay cánh diều Huế là biểu tượng của thời hội nhập. Cùng với những tác phẩm khác như Thống đại cũng của anh Hoa, bộ “Thập bát La Hán” của nghệ nhân Nguyễn Thùy Dương, “Những đứa con của Rồng 1” của Trần Nam Tước… đã làm sáng bừng một góc Bát Tràng giữa lòng Thủ đô.

Anh nói, chỉ khi nào tâm nghề thật trong sáng, luôn luôn có động cơ vươn lên vì sự lớn mạnh của làng nghề, thì khi đó người làm nghề mới tiến bộ; sự chủ quan, tự mãn với những gì đạt được chỉ “giết nghề”. 
Anh cho biết, hiện tại anh đang đặt mục tiêu là làm bộ đỉnh để cung tiến lên Đền Hùng và Chùa Dao Tiên ở Bát Tràng. Tin rằng rất nhiều ý định khác vun đắp thêm bề dày cho nghề nghiệp quí của quê hương, xứ sở của anh nhất định sẽ trở thành hiện thực. 

Hồng Quang


  Các Tin khác
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 1
Total: 65155669

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July