Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 20/04/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC BAHNAR BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ THỔ CẨM TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC BAHNAR , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Các nghệ nhân đã nghiên cứu kết hợp các dải họa tiết, hoa văn thổ cẩm với những chất liệu vải thông thường để cho ra đời các mẫu trang phục vừa truyền thống vừa hiện đại, có thể mặc hàng ngày.

 Nghệ nhân Đinh Thị Hiền hướng dẫn học viên dệt thổ cẩm.  Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Bao đời nay, cùng với các lễ hội truyền thống, dệt thổ cẩm cũng là niềm tự hào đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Thông qua dự án “Bảo tồn và phát triển dệt thổ cẩm Bahnar ở xã Kông Lơng Khơng” được Hội đồng Anh tài trợ, chị Trần Thị Bích Ngọc, một viên chức của xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã cùng các cộng sự nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị thổ cẩm truyền thống.

Cơ hội bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Với mong muốn tìm kiếm cơ hội lưu giữ, bảo tồn, phát huy những giá trị cốt lõi của thổ cẩm truyền thống Bahnar, cuối năm 2021, chị Trần Thị Bích Ngọc đã đề xuất ý tưởng thực hiện Dự án “Bảo tồn và phát triển dệt thổ cẩm Bahnar ở xã Kông Lơng Khơng."

Dự án đã trở thành một trong 4 đề tài của Gia Lai được Hội đồng Anh chấp thuận tài trợ, nằm trong hợp phần “Di sản văn hóa sống."

Với 19 thành viên, dự án thực hiện ba hoạt động chính gồm tư liệu hóa quy trình dệt thổ cẩm truyền thống để xây dựng giáo trình; tổ chức truyền dạy dệt thổ cẩm và phát triển sản phẩm mới dựa trên hoa văn thổ cẩm truyền thống.

“Hướng đi của dự án là làm ra những sản phẩm mẫu từ hoa văn dệt của người Bahnar; thiết kế lại trang phục truyền thống của người Bahnar tinh gọn hơn, nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống cốt lõi của trang phục," chị Trần Thị Bích Ngọc nhấn mạnh.

Từ đầu năm đến nay, nhà Rông truyền thống của làng Kgiang đã trở thành nơi phụ nữ trong làng tới học những bài học “vỡ lòng” của nghề dệt truyền thống. Lớp học được tổ chức bài bản, dưới sự chỉ dạy, dẫn dắt của hai nghệ nhân Đinh Thị Hiền và Đinh Thị Lăm.

Theo chị Đinh Thị Lách, làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, từ khi được hướng dẫn tận tình, các chị nắm bắt được từ kỹ thuật trồng bông, kéo sợi, nhuộm màu sợi chỉ, căng khung cho đến thực hành dệt thổ cẩm.

Bên cạnh đó, các chị còn được học cách phát triển những dải hoa văn truyền thống kết hợp với nguyên liệu công nghiệp để thiết kế những sản phẩm mới có tính ứng dụng cao hơn. Nhờ vậy, mọi người thêm hào hứng và nỗ lực hơn.

Nghệ nhân Đinh Thị Hiền rất vui khi có cơ hội truyền dạy cho thế hệ trẻ về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Chị cố gắng truyền đạt hết kinh nghiệm và hướng dẫn học viên những kỹ thuật cơ bản để từ đó có thể sáng tạo, nâng cao tay nghề để làm cho thổ cẩm Bahnar đẹp và tinh tế hơn.

Các nghệ nhân còn hướng dẫn học viên kỹ thuật ứng dụng các loại sợi công nghiệp vào dệt thổ cẩm để tạo ra những trang phục mới, phù hợp với xu thế hiện đại nhưng vẫn giữ được giá trị của thổ cẩm.

 Chị Trần Thị Bích Ngọc trao đổi cùng các nghệ nhân. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Hướng đi mới cho thổ cẩm truyền thống Bahnar

Sau 5 tháng triển khai, dự án “Bảo tồn và phát triển dệt thổ cẩm Bahnar ở xã Kông Lơng Khơng” đã hoàn thành, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.

Là thành viên tham gia dự án và chủ biên giáo trình “Dệt thổ cẩm Bahnar," Tiến sỹ Vũ Huyền Trang, giảng viên chuyên ngành Thiết kế -Thời trang, Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết, giáo trình “Dệt thổ cẩm Bahnar” ra mắt gồm 23 bài học cơ bản và được xem là sản phẩm đầu tiên của dự án.

Từ dự án này, nhóm đã cho ra mắt 15 mẫu váy và hai mẫu áo dài cách tân dựa trên nền hoa văn thổ cẩm Bahnar truyền thống, với mức giá chỉ từ 300.000-400.000 đồng/bộ.

Cùng với đó, một số phụ kiện thời trang như dải cột tóc, dây đeo tay... được giới thiệu với hình thức, mẫu mã bắt mắt.

Các thiết kế mới sử dụng chất liệu co giãn thoải mái, phù hợp với hoạt động hàng ngày nhưng vẫn giữ nguyên được phom dáng truyền thống, họa tiết hoa văn tinh tế, màu sắc sinh động của các mảng nền thổ cẩm.

Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Vân, cố vấn các dự án tại Gia Lai của Hội đồng Anh, nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh Gia Lai khẳng định, việc triển khai thành công dự án “Bảo tồn và phát triển dệt thổ cẩm Bahnar ở xã Kông Lơng Khơng” hướng đến hai mục tiêu.

Đó là nghề dệt truyền thống của người Bahnar ở xã Kông Lơng Khơng được bảo tồn, đưa sản phẩm thổ cẩm trở thành trang phục đồng bào có thể mặc hàng ngày.

Việc kết hợp các dải hoa văn truyền thống với những chất liệu vải thông thường có ngoài thị trường giúp hạ giá thành sản phẩm nên có thể mặc những bộ đồ thổ cẩm thường xuyên hơn.

“Bên cạnh đó, thiết kế mới với điểm nhấn là những dải họa tiết, hoa văn thổ cẩm Bahnar chính là sản phẩm của bàn tay, khối óc và tấm lòng của toàn bộ nhóm thực hiện dự án. Điều này đã có hiệu quả lớn trong việc kích thích những nghệ nhân dệt sáng tạo hơn trong công việc," Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Vân chia sẻ thêm.

Chị Trần Thị Bích Ngọc, Chủ nhiệm dự án cho biết, thời gian tới, dự án sẽ thành lập câu lạc bộ hoặc hợp tác xã dệt thổ cẩm, để tạo ra nhiều mẫu trang phục mới kết hợp hài hòa giữa giá trị văn hóa thổ cẩm Bahnar với lối sống hiện đại hôm nay.

Từ người lớn đến trẻ em đều có thể sử dụng các sản phẩm này và lan tỏa để nghề dệt thổ cẩm truyền thống phát triển lên tầm cao mới.

Đặc biệt, dự án sẽ tập trung phát triển thêm các mẫu sản phẩm phục vụ du lịch như mũ, dải cột tóc, túi xách, vòng cổ, vòng đeo tay... mang lại lợi ích kinh tế để nâng cao trách nhiệm cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dệt thổ cẩm./.

Hoài Nam-Xuân Huy / TTXVN/Vietnam+

Nguồn quehuongonline.vn

http://quehuongonline.vn/ban-sac-van-hoa/bao-ton-phat-huy-gia-tri-tho-cam-truyen-thong-cua-dan-toc-bahnar-20221027093811552.htm


  Các Tin khác
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
  + Hiệp định Paris - thành quả đấu tranh kiên cường, bất khuất và hy sinh to lớn của quân dân Việt Nam (17/01/2023)
  + Cánh đồng Tà Pạ đẹp lạ như phim, dân mạng đang “phát sốt” tìm xem ở tỉnh nào của miền Tây (23/12/2022)
  + Mây tràn khắp lối, du khách ùn ùn kéo tới Sa Pa check-in khung cảnh bồng bềnh (06/12/2022)
  + Ly kỳ 2 quả núi cùng tên “kẹp” một dòng sông (26/11/2022)
  + Độc đáo bức tường bằng đá ong hàng trăm năm tuổi ở làng cổ Yên Trường (26/11/2022)
  + Cuộc đời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt qua ảnh (21/11/2022)
  + ĐỘC ĐÁO LỄ HỘI ĐUA THUYỀN ĐỘC MỘC TRÊN SÔNG PÔ KÔ (11/11/2022)
  + NGHỆ NHÂN LÝ THỊ NHIỄN TÂM HUYẾT GÌN GIỮ VĂN HÓA DÂN TỘC CHÂU RO (10/11/2022)
  + “SỨ MÓNG CÁI, VẠI HƯƠNG CANH” (08/11/2022)
Playlist

GIỚI THIỆU
 

Kính thưa quý độc giả 

Website nguoixunghekiev.vn

hoạt động chính thức từ tháng

10/2012. và  phi lợi nhuận.

Trang tin đăng tải tin tức 

của cộng đồng người Việt tại Kiev

và toàn Ucraina, đồng thời lấy tin 

từ các trang báo mạng khác trên

nguyên tắc trích dẫn nguyên bản 

đường nguồn chính. Là những

người làm báo không chuyên nên

chắc chắn sẽ gặp sai sót không

mong muốn, chúng tôi sẽ tiếp thu 

chân thành những góp ý xây dựng 

của quý độc giả để cho trang tin 

ngày càng hoàn thiện hơn, xin gửi

về mục liên hệ trên mặt báo hoặc

Email: hosytruc@gmail.com

ĐT: 093-712-24-57

093-973-97-39

Xin trân trọng cảm ơn.

Biên tập: Hồ Sỹ Trúc

 

 

 
 
 

 

 


QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 60209997

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July