Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Hỏi đáp về một số di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng (tiếp theo) Hỏi đáp về một số di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng (tiếp theo) , Người xứ Nghệ Kiev
 

                                          THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

                                       ĐỊA ĐẠO CỦ CHI
                     
                                  Ảnh minh họa - Internet

Câu hỏi: Địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như huyền thoại của thế kỷ XX. Hãy trình bày những nét cơ bản về quần thể di tích này?

Trả lời:

    Khu di tích địa đạo Củ Chi nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 ki-lô-mét về phía Tây Bắc, là khu di tích gắn liền với những chiến công vang dội của cha ông ta trong thời binh lửa khốc liệt. Khu di tích này là quần thể các công trình như địa đạo Bến Đình, địa đạo Bến Dược, vùng giải phóng, đền Bến Dược, nhà văn bia... Đặc điểm của quần thể di tích này là tái hiện và trưng bày nhiều hiện vật, hình ảnh về nhân dân Củ Chi trước, trong và sau cuộc kháng chiến chống Mỹ. Củ Chi đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “đất thép thành đồng”.

    Địa đạo Bến Đình và địa đạo Bến Dược là những di tích thuộc hệ thống địa đạo Củ Chi. Đây là công trình độc đáo với những đường hầm sâu trong lòng đất gồm nhiều tầng với nhiều ngõ ngách dài trên 200 ki-lô-mét, có nơi ăn ở, hội họp và chiến đấu. Ta sẽ rất thú vị khi nhìn thấy những hầm tư lệnh, trạm xá, phòng nghỉ, giếng nước... nằm sâu trong lòng đất. Ngạc nhiên hơn cả là bếp Hoàng Cầm. Cũng tại nhà ăn trong lòng đất, chúng ta sẽ được thưởng thức món cơm nắm và khoai mì. Đây là hai loại lương thực chính của bộ đội ta đã sử dụng trong những ngày đánh giặc. Có thể khẳng định rằng địa đạo Củ Chi là kỳ tích của trí thông minh, sáng tạo và lòng dũng cảm kiên cường của những người con ưu tú trên đất thép Củ Chi. Đây còn là biểu tượng về nghệ thật quân sự độc đáo của chiến tranh nhân dân.

    Hiện nay, huyện Củ Chi đã hoàn thành công trình tái hiện vùng giải phóng Củ Chi. Khu giải phóng được chia làm nhiều vùng: vùng giải phóng, vùng tranh chấp, vùng trắng, vùng tạm bị chiếm... tất cả đều thể hiện sinh động quang cảnh, làng mạc của Củ Chi trước chiến tranh với vườn cây trái xum xuê, bốn mùa trĩu quả, cảnh tàn phá của bom đạn Mỹ, mô hình ấp chiến lược mà Mỹ và tay sai áp dụng để kiểm soát dân cư, cảnh trai gái đi tòng quân... Củ Chi là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa của quân và dân ta trong suốt 30 năm đấu tranh giành độc lập tự do dân tộc.

    Đến Củ Chi chúng ta cũng không thể không đến tham quan đền Bến Dược, ngắm cổng tam quan, nhà văn bia, tháp 9 tầng và ngôi điện chính với kiến trúc truyền thống rất đẹp, hài hòa cùng thiên nhiên. Tại đây chúng ta sẽ thắp những nén hương thơm tưởng nhớ những người con của dân tộc đã ngã xuống trên mảnh đất anh hùng.

    Những nét chính về địa đạo Củ Chi:

    Di tích địa đạo Củ Chi ở xã Phú Mỹ Hưng nằm ở phía Bắc huyện Củ Chi. Đây là hệ thống gồm hầm, địa đạo, giao thông hào, ụ chiến đấu... chủ yếu tập trung ở ấp Phú Hiệp thuộc xã Phú Mỹ Hưng với diện tích gần 1.000 mẫu: Tây Bắc giáp sông Sài Gòn, Đông Bắc giáp ấp Phú Lợi, Tây Nam giáp ấp Lộc Thuận, Lộc Hưng (Trảng Bàng) và Đông Nam giáp ấp Phú Hoà. Quân và dân Phú Hiệp lập hệ thống địa đạo là bởi vùng đất cao, lòng đất lẫn đá, sỏi rắn chắc, có thể chịu sức ép bom 500 ki-lô-gam và xe cơ giới của địch. Đây là khu rừng chồi, tre và cao su lẫn lộc rất thích hợp cho chiến tranh du kích.

    Năm 1961, địa đạo ở xã Phú Mỹ Hưng chỉ là những đường hầm ngầm sâu trong lòng đất, kéo dài vài chục thước, đôi khi giao nhau, chồng chéo... cốt để đánh địch chứ không phải là đối phó với địch. Năm 1962, khi cuộc chiến chống đế quốc Mỹ bước sang giai đoạn quyết liệt, đồng chí Võ Văn Kiệt đã chỉ thị thành lập Ban chỉ đạo xây dựng căn cứ có tên gọi là căn cứ Phú Hiệp.

    Công trình khởi công đúng vào ngày kỷ niệm thành lập Đảng (3-2). Theo bản thiết kế, địa đạo được xây dựng theo kinh nghiệm từ trước, bằng cách cứ khoảng 16 mét tạo ra một giếng, đường kính 0,6 mét, sâu 3 mét, khi giáp mí thì lấp miệng. Từ đáy giếng dùng cuốc khoét sâu tạo cho địa đạo có chiều ngang 50 xăng-ti-mét, cao 80 xăng-ti-mét. Địa đạo gồm các ngóc ngách để có thể vừa chiến đấu, vừa di chuyển từ hầm này đến hầm khác thành một thế liên hoàn được tính toán hết sức khoa học. Bởi vậy có những đoạn cắt ngắn, có đoạn song song, đoạn giao nhau, đoạn trên dưới, vòng vèo, quanh co, kéo dài trên 100 ki-lô-mét.

    Những nơi giao nhau hoặc sắp vào miệng hầm, địa đạo hẹp dần, có khi phải trườn hoặc chui vào miệng hầm. Những giao điểm đặc biệt của địa đạo có chốt an toàn. Chốt là một khđầu nhọn dài, hoặc khối mủ cao su đường kính 40 xăng-ti-mét có dây dài. Để bịt kín địa đạo chỉ cần kéo đầu dây, nút thắt cao su hoặc khúc gỗ sẽ bịt kín được đoạn hẹp địa đạo. Chốt an toàn nhằm đề phòng địch sử dụng hơi cay hoặc bơm chất độc, nước xuống địa đạo.

    Miệng địa đạo là một trong những cấu trúc đặc biệt, rất tinh vi thường ngụy trang lẫn lộn trong bụi rậm, gò mối, kích thước vừa vặn một người chui vào khoảng 30 xăng-ti-mét x 40 xăng-ti-mét. Nắp hầm là một mảnh gỗ dày 10 xăng-ti-mét, mặt khỏa cỏ tươi, chụp vừa miệng hầm. Những lỗ thông hơi được tạo theo đường xiên, núp trong các bụi rậm khó phát hiện. Tại các miệng xuống địa đạo, thỉnh thoảng có bẫy chông, cấu tạo của bẫy chông là một mảnh ván bắc ngang, dưới đặt chông, kẻ lạ bước lên lập tức rơi xuống bẫy.

    Địa đạo ở xã Phú Mỹ Hưng chia làm ba khu: Khu trung tâm dành cho các cán bộ lãnh đạo cao cấp. Khu bên phải gồm hầm văn phòng và hầm hội hop. Khu bên trái là nơi đóng quân của tiểu đoàn Vinh Quang (đội phòng vệ). Điểm nổi bật của khu địa đạo ở xã Phú Mỹ Hưng là các hầm âm trong lòng đất. Những căn hầm được xây dựng cho văn phòng, y tế, hậu cần, cơ yếu, văn nghệ... Mỗi hầm cách nhau 50 đến 70 mét, có kích thước như một hình vuông từ 3 mét đến 3,5 mét. Địa đạo nối các hầm thường vòng vèoqua một chốt bảo vệ.

    Hầm tại khu trung tâm được mô tả như một trong những kỳ công của khu địa đạo Phú Mỹ Hưng. Tại đây có hầm làm việc của Chính ủy, Tư lệnh và Phó tư lệnh, các khu ủy viên và hầm hội họp. Mỗi hầm cách nhau từ 400 mét đến 500 mét, thông nhau qua địa đạo. Tất cả những hầm này đều xây dựng trong khu vực đất rắn pha sỏi, nằm sát mí vườn. Lúc đầu hầm hình thành như một hố sâu, ngang 2 mét, rộng 3,5 mét, sâu 3,5 mét (kể cả những hầm có nóc cách mặt đất 1,8 mét).

     Nóc hầm được làm bằng các tấm bê tông lát ngang, sau đó lấp kín hoàn toàn bên trên. Trong hầm, hai bên vách có giàn cây gỗ chịu lực hình chữ A có thể mắc võng nằm. Một số hầm có trét xi măng chống thấm. Miệng hầm nối với địa đạo thường qua một chốt gác. Từ đây địa đạo có ngã rẽ chia hai. Một địa đạo đặc biệt dẫn dài đến mé sông Sài Gòn và trổ lên trong bụi ô rô. Khi có mật hiệu, ghe bên kia sông sẽ sang rước khách đặc biệt vào căn cứ Thanh Tuyền (bên kia sông Sài Gòn thuộc Bình Dương).

    Các hầm trong khu trung tâm đều có dạng cấu trúc tương tự và đều có địa đạo riêng thông với địa đạo đặc biệt nhằm đối phó với những tình huống nguy hiểm. Trong thời gian tạm lánh tại địa đạo Phú Mỹ Hưng, các đồng chí cán bộ lãnh đạo cấp cao thường lên khỏi địa đạo đến thăm, đàm đạo với những người dân trong ấp.

    Giao thông hào sâu từ 1,2 métđến 1,4 mét, ngang 0,5 mét, chạy vòng vèo theo địa hình và kỹ thuật chiến đấu. Ụ chiến đấu sử dụng bắn máy bay gồm rãnh tròn đường kính 3 mét bao quanh mô đất cao quá đầu người. Xạ thủ dùng mô đất vừa đặt súng vừa làm vật cản chạy quanh khu đất núp bắn máy bay địch. Có ụ chiến đấu là hố sâu chứa được từ 3 đến 5 người, xạ thủ có thể bố trí nhiều hướng chiến đấu. Trong địa đạo Củ Chi có một giao thông hào song song con lộ 6 bố trí nhiều ụ chiến đấu, trang bị hỏa lực mạnh nhằm chặn và tiêu diệt địch.

    Tháng 1 năm 1966, Mỹ huy động hàng trăm xe tăng, khẩu pháo, không quân, hải quân và trên 8.000 quân đổ bộ xuống vùng tam giác sắt (bao trùm cả địa đạo xã Phú Mỹ Hưng). Đây là trận càn mang tên Crimp (cái bẫy) với đầy đủ vũ khí, kỹ thuật tối tân, cốt phá hệ thống địa đạo. Các du kích luồn trong địa đạo, lúc ẩn lúc hiện đánh phủ đầu rồi lại biến mất. Cuộc hành quân tốn kém nhưng không thực hiện được ý đồ, nên một năm sau, ngày 8 tháng 1 năm 1967 địch tiếp tục mở cuộc càn lớn mang tên Xi-đa Phôn với trên 12.000 quân lính đủ các binh chủng, được yểm trợ tối đa của phi cơ, pháo binh, thiết giáp đánh phá ác liệt khu địa đạo Phú Mỹ Hưng và phụ cận. Chúng đưa pháo đài bay B52 rải thảm bom, dội pháo từng đợt, sau đó đưa trực thăng đổ quân ào ạt. Một đại đội chuyên phá hầm và địa đạo, được huấn luyện tại Đồng Dù, sử dụng chó, súng phun lửa, hóa chất, xe ủi hạng nặng và hàng chục trực thăng chở nước bơm xuống địa đạo. Chúng dùng xe ủi đất 60 tấn, có móc thọc sâu xuống địa đạo rồi đưa mìn vào đánh. Chúng chia mỗi tốp bốn tên, chui xuống địa đạo, trang bị mặt nạ, đặt mìn gây nổ dây chuyền phá địa đạo. Chúng còn dùng bom xăng đặc, đốt cháy cả khu rừng, biến xóm làng thành bình địa. Nhiều đoạn địa đạo bị sụp, xóa mất các chốt, các miệng hầm nên chúng chẳng làm được gì.

    Giữa tháng 3 năm 1967, Mỹ lại tiếp tục mở trận càn Man-hát-tan, sử dụng xe tăng kèm bộ binh từ Đồng Dù càn lên căn cứ Phú Hiệp (địa đạo Phú Mỹ Hưng). Du kích của ta đãsử dụng B40 và B41 đánh trả lại. Trận đấu diễn ra quyết liệt. Địch gọi B52 rải bom nhưng chỉ có vài đoạn địa đạo bị sụp. Thất bại trong mưu đồ “xóa sổ” khu địa đạo Phú Mỹ Hưng, địch đã sử dụng loại cỏ Mỹ (loại cỏ gặp mưa phát triển rất nhanh) cao từ 2 đến 3 mét, thân to và sắc, lấn át các thứ cỏ khác để gây khó khăn trong việc đi lại của các đồng chí cách mạng ta và cũng là để dễ phát hiện dấu vết. Mùa khô, chúng đốt cỏ nhằm phát hiện miệng địa đạo, rải máy phát hiện tiếng động của người để gọi pháo dập, hoặc gài mìn râu, mìn cóc và tiếp tục mở hàng trăm cuộc càn phá lẻ tẻ nhưng tất cả đều bị thất bại. Các chiến sĩ của ta vẫn tiếp tục tập kích, lúc ẩn lúc hiện, chặn đầu, khóa đuôi, gây tổn thấ tnặng nề cho sư đoàn “Tia chớp nhiệt đới”, “Anh cả đỏ” và sư đoàn 25 ngụy, làm địch bàng hoàng sửng sốt.

    Ngày nay, để tưởng nhớ công lao những chiến sĩ đã hy sinh anh dũng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và đất nước, một khu đền được xây dựng hết sức trang trọng và uy nghi hiện đại tại Bến Dược. Đó là đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược.

    Đền được xây dựng trên vùng đất diện tích khoảng 7 héc-ta trong quần thể di tích thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi.

    Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược được xây dựng vào ngày 19 tháng 12 năm 1995, gồm có: tam quan, nhà văn bia, tháp 9 tầng (cao khoảng 40 mét), ngôi điện chính, hoa viên.

    Tấm bia đá cao 3 mét, nặng 3,7 tấn đặt giữa nhà văn bia, khắc bài văn “Đời đời gi nhớ” của nhà thơ Viễn Phương.   

    Trong ngôi điện thờ chính được bài trí tôn nghiêm. Chính giữa là tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ba mặt tường bên khắc họ tên các anh hùng liệt sĩ lên bia đá hoa cương, chữ mạ vàng. Tại đây có họ tên của 44.520 liệt sĩ (đợt 1), trong đó có 971 Mẹ Việt Nam anh hùng, 38 anh hùng liệt sĩ, 8.972 liệt sĩ quê ở 25 tỉnh, thành phố khác đã chiến đấu, hy sinh trên vùng đất Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định. Tầng dưới trưng bày hình ảnh, hiện vật, mô hình, sa bàn... với chủ đề “Củ Chi đất thép thành đồng”.

    Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược là một công trình lịch sử – văn hóa của Đảng bộ và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, được xây dựng để tưởng nhớ công ơn to lớn của đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh trên vùng đất Sài Gòn – Gia Định trong hai cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược không chỉ giới thiệu nét đẹp của nghệ thuật, mà còn chuyển tải, nhắc nhở mọi người về công lao của những chiến sĩ cách mạng đã ngã xuống để cho đất nước được nở hoa ngày hôm nay.

    (Xin đón đọc phần tiếp theo Dinh Độc lập) 

 

  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66002329

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July