Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người >
  Hỏi đáp về một số di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng (tiếp theo) Hỏi đáp về một số di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng (tiếp theo) , Người xứ Nghệ Kiev
 

                             THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

                                       CÁC BẢO TÀNG
                       
                                       Ảnh nguồn - Internet

Câu hỏi: Thành phố Hồ Chí Minh có những bảo tàng lớn nào? Hãy cho biết đôi nét về các bảo tàng ấy?

Trả lời:

   Thành phố Hồ Chí Minh là một vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc kể từ khi thực dân Pháp đặt chân lên Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi đầu tiên Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Gắn liền với các sự kiện ấy, hệ thống các bảo tàng của thành phố lần lượt được tôn tạo và xây dựng. Đây là những di tích lịch sử quan trọng đồng thời cũng là điểm du lịch hấp dẫn.

    1.Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh

    Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện tọa lạc bên trong Thảo Cầm Viên, số 2B Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, Quận 1.

    Bảo tàng được xây dựng từ ngày 24 tháng 11 năm 1927, hoàn thành ngày 1 tháng 1 năm 1929 do kiến trúc sư Đe-lơ-vơ thiết kế, mang kiểu dáng cung điện mùa hè Bắc Kinh.

    Ban đầu công trình này mang tên Blanchard de la Brosse trưng bày chủ yếu về mỹ thuật. Năm 1954, được đổi tên là Bảo tàng Quốc gia Sài Gòn trưng bày về mỹ thuật Việt Nam, Chăm, Khmer, Trung Quốc, Nhật và các sắc tộc thiểu số. Năm 1956, đổi tên là Viện Bảo tàng Quốc gia Sài Gòn. Đến ngày 26 tháng 8 năm 1979, Viện Bảo tàng Quốc gia Sài Gòn lại đổi thành Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.

    Bảo tàng được xây dựng theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Đe-lơ-vơ. Phần giữa toà nhà có một khối bát giác (gợi nhớ quan niệm về bát quái Kinh Dịch), có 2 nóc rồng cách điệu. Trên cùng, là 4 quả cầu nhỏ dần và đặt chồng lên nhau. Vì vậy, có người cho rằng phần nóc mái này, mang nhiều yếu tố của kiến trúc cổ Trung Quốc.

    Năm 1970, Bảo tàng được xây dựng thêm phần phía sau một dãy nhà do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thiết kế. Dãy nhà có hình chữ U, ở giữa có hồ và cây cảnh lộ thiên, hai dãy nhà nối hai bên, sau cùng là dãy nhà 3 tầng với 2 lớp mái có gắn đầu rồng trang trí ở các góc mái. Nhờ các cửa đều hướng ra hồ cây cảnh, nên phòng trưng bày khá thoáng mát và sáng sủa.

    Theo quyết định của Toàn quyền Đông Dương, ban đầu Bảo tàng này có tính chất là một Bảo tàng mỹ thuật, lịch sử, khảo cổ và dân tộc học, đặt dưới quyền kiểm soát của Thống đốc Nam Kỳ. Viễn Đông Bác Cổ chỉ có trách nhiệm quản lý về mặt chuyên môn.

    Đến năm 1956, sau khi đổi tên là Viện Bảo tàng Quốc gia Sài Gòn thì nơi đây chủ yếu dùng để trưng bày mỹ thuật của Việt Nam, Chăm, Khmer, Trung Quốc, Nhật Bản và các dân tộc thiểu số.

    Hiện nay bên trong Bảo tàng có hai phần:

    Phần một gồm 15 phòng trưng bày những hiện vật và cổ vật về lịch sử, tiền lịch sử Việt Nam từ thời nguyên thủy đến năm 1930. Phần hai có 6 phòng trưng bày các hiện vật và cổ vật có liên quan đến văn hóa và lịch sử các khu vực Nam Bộ như: Văn hóa Óc Eo, Chăm-pa, Khmer, khẩn hoang Nam Bộ...

    Bên ngoài Bảo tàng có sân khá rộng, dành trưng bày một số súng đại bác của quân đội Pháp và quân đội Việt Nam, đã sử dụng trong thời kỳ thực dân Pháp chiếm Việt Nam. Ngoài ra, Bảo tàng còn có trên 25.000 sách, báo và tài liệu rất có giá trị cho công việc nghiên cứu các ngành khảo cổ, dân tộc học, sử học, bảo tàng học...

    Bảo tàng mở cửa tiếp đón công chúng lần đầu tiên vào ngày 1 tháng 1 năm 1929. Buổi đầu Bảo tàng chỉ có 2.893 cổ vật, nhưng đến nay Bảo tàng đã có hơn 16.000 hiện vật có giá trị.

    2.Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh (dinh Gia Long cũ)

    Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh hiện ở số 65, Lý Tự Trọng, Quận 1. Toà nhà được xây dựng năm 1885, hoàn thành năm 1890, theo đồ án của kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux, để làm nhà trưng bày sản phẩm Nam Kỳ. Nhưng xây xong Thống đốc Nam Kỳ đã lấy làm tư dinh. Sau đó, nơi đây lần lượt làm dinh Thống đốc Nhật Min-nô-da, dinh Khâm sai đại thần Nguyễn Văn Sâm, trụ sở Ủy ban hành chính Lâm thời Nam Bộ, trụ sở Cao ủy Cộng hòa Pháp, dinh thủ hiến Nam phần, dinh Gia Long của Ngô Đình Diệm. Ngày 1 tháng 11 năm 1963, tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu chạy trốn đảo chính từ đường hầm dưới ngôi nhà này đến nhà thờ Cha Tam.

     Thời kỳ Nguyễn Văn Thiệu, toà nhà này được dùng làm trụ sở Tối cao Pháp viện. Ngày 12 tháng 8 năm 1978 ngôi nhà này được sử dụng làm Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh.

    Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh trưng bày: Lược sử Sài Gòn xưa, những cuộc vận động chống thực dân Pháp trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và sau đó (giai đoạn 1859-1930 và 1931-1944); cuộc kháng chiến chống Pháp  ở Sài Gòn – Gia Định (từ 23-6-1945 đến 23-9-1954); cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Sài Gòn – Gia Định và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

    3.Bảo tàng Tôn Đức Thắng

    Bảo tàng Tôn Đức Thắng toạ lạc ở số 5 đường Tôn Đức Thắng, được thành lập nhân kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức thắng (20-8-1888 đến 20-8-1988). Toà nhà này vốn là tư dinh của Trần Thiện Khiêm, thủ tướng của chính quyền Sài Gòn trước năm 1975.

    Bảo tàng là nơi lưu giữ, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu về cuộc đời của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, người Việt Nam duy nhất đã tham gia phản chiến tại Biển Đen vào năm 1917, ủng hộ cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới – Cách mạng Tháng Mười Nga khi đang là lính thuỷ Pháp. Là người kế tục chức vụ Chủ tịch nước Việt Nam sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, từ năm 1969 đến năm 1980.

    Hiện nay, Bảo tàng có 7 phòng trưng bày diện tích 700 mét vuông. Bảo tàng đã thể hiện một cách sinh động, khái quát về cuộc đời của Chủ tịch Tôn Đức thắng qua hơn 600 hiện vật và hình ảnh.

    4.Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

    Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở 97A, Phó Đức Chính, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1. Bảo tàng được thành lập theo Quyết định số 194/QĐ-UB ngày 5 tháng 9 năm 1987 của Ủy ban nhân dân thành phố, nhưng đến năm 1991 mới chính thức hoạt động.

    Lầu một của Bảo tàng dành cho triển lãm mỹ thuật của những tác giả trong và ngoài nước. Lầu hai là phần trưng bày các tác phẩm hội hoạ và điêu khắc có giá trị mỹ thuật của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Lầu ba gồm các phòng trưng bày mỹ thuật từ thế kỷ VII đến đầu thế kỷ XX như mỹ thuật Chăm-pa và Óc Eo từ thế kỷ VII đến thế kỷ XVII, cổ vật Việt Nam (gốm sứ, đồ sơn son thếp vàng, gỗ khảm xà cừ...) từ đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, nghệ thuật thủ công, mỹ thuật truyền thống của người Việt từ thế kỷ XI đến đầu thế kỷ XX, nghệ thuật phương Tây ở Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX. 

   5.Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ

    Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ nằm ở số 202, đường Võ Thị Sáu, phường 7, Quận 3.

    Toà nhà này nguyên là dinh cơ củ Nguyễn Ngọc Loan – Giám đốc Tổng nha cảnh sát chế độ ngụy quyền thành phố Sài Gòn cũ. Năm 1984 được Nhà nước giao làm nhà truyền thống Phụ nữ Nam Bộ. Sau đó được xây thêm tòa nhà 4 tầng và đổi thành Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ.

    Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ có diện tích trưng bày khoảng 2.000 mét vuông, gồm 10 phòng trưng bày về các truyền thống dựng nước và giữ nước của phụ nữ Nam Bộ. Có một hội trường khoảng 800 chỗ ngồi, một phòng chiếu phim, một thư viện và một kho lưu giữ hàng chục ngàn hiện vật, tranh, ảnh... quý hiếm.

    6.Bảo tàng Chứng tích chiến tranh  

    Bảo tàng này ở đường Võ Văn Tần – Thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng được thành lập tháng 9 năm 1975. Tiền thân của nó là Bảo tàng tội ác chiến tranh Mỹ-ngụy. Nơi đây trưng bày một số hiện vật, hình ảnh về tội ác của Mỹ-ngụy trong chiến tranh với nhiều chủ đề: lính Mỹ tàn sát nhân dân, Mỹ rải chất độc hóa học , tra tấn những chiến sĩ cách mạng, chiến tranh phá hoại miền Bắc... Các hiện vật như máy bay, đại bác, xe tăng, máy chém và hai ngăn “chuồng cọp” được xây dựng đúng kích thước như ở Côn Đảo.

    Ngoài ra ở Bảo tàng này còn có các phòng trưng bày về: chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, vấn đền bảo vệ quần đảo Trường Sa, âm mưu của các thế lực thù địch...

    Bên ngoài của Bảo tàng còn có những gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm văn hóa dân tộc Việt Nam, phòng biểu diễn rối nước Việt Nam.

    Nhiều năm đã trôi qua nhưng Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đã có hàng triệu lượt khách đến tham quan trong đó chiếm phần nhiều là khách nước ngoài và đông nhất là những du khách người Mỹ.

    Ngoài hệ thống các nhà Bảo tàng ở Thành phố Hồ Chí Minh còn có Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội trường Thống nhất, Bưu điện Sài Gòn... cũng là những di tích lịch sử có vị trí quan trọng cua nước nhà.

(Xin đón đọc phần tiếp theo Địa đạo Củ Chi) 


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 3
Total: 66002825

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July