Vẻ đẹp của thiếu nữ Tày Nùng
Triệu Thị Kiều Dung
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhịp điệu vận động và phát triển của xã hội hiện đại ngày nay đặt ra cho mỗi người những cơ hội và cả những áp lực, thách thức không nhỏ: sự bộn bề của công việc, sự bươn trải tạo dựng tương lai, gánh vác trách nhiệm với gia đình và xã hội ... khiến người ta quá bận rộn mà lãng quên rất nhiều thứ, nhất là những giá trị văn hóa, tinh thần của quá khứ. Là một người con của quê hương Cao Bằng - cái nôi di sản văn hóa truyền thống Then Tày, đã bao giờ bạn giật mình nhìn lại và tự hỏi: mình đã làm gì để góp phần nuôi dưỡng, gìn giữ và bảo lưu nét đẹp văn hóa, âm nhạc dân gian của quê hương mình?
Nếu tiến hành một cuộc trắc nghiệm nhanh với những câu hỏi dành cho lớp trẻ hôm nay: Then là gì? Then có nguồn gốc từ đâu? Bạn có biết hát Then nào không?... Chắc chắn rằng số người không thể trả lời được những câu hỏi này sẽ chiếm trên 90%. Điều đó nói lên rằng di sản văn hóa Then Tày (nhất là những văn bản) đã và đang bị mai một trầm trọng, nếu không có ngay những giải pháp tích cực thì trong tương lai, di sản Then Tày rất dễ rơi vào tình trạng hoàn toàn bị quên lãng. Hầu hết thế hệ trẻ hiện tại tư duy rất thực dụng, chỉ quan tâm đến những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi chính trị, kinh tế của họ hoặc nếu có quan tâm đến lĩnh vực âm nhạc thì cũng chỉ ưa thích những dòng nhạc trẻ hiện đại. Họ không còn mặn mà với những làn điệu dân ca dễ hát, dễ nhớ, dễ thuộc, đậm đà bản sắc dân tộc thuở nào nữa.
Nhìn nhận một cách khách quan, có thể thấy những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là:
Phần lớn lớp trẻ, kể cả những người có gốc gác dân tộc miền núi, sống trong môi trường văn hóa dân tộc nhưng lại không biết tiếng dân tộc nên không hiểu được nội dung và giá trị của các làn điệu dân ca, trong đó có Then Tày.
Quan niệm sống, nhu cầu văn hoá tinh thần, sở thích ... của lớp trẻ hiện nay có sự khác biệt rất lớn so với thế hệ ngày trước. Nếu như trước đây “những trai trẻ, gái tơ người Tày... thấy mặt nhau lần đầu ở ngoài chợ, hay chỉ nhìn hình dáng nhau đi trên đường, đang làm nương trên rẫy, trên đồng ruộng họ đều chào nhau, hỏi thăm nhau bằng sli, lượn. Rất ít khi họ chào nhau bằng những lời nói “cơm nước”. Vì thế số câu lượn “nhiều hơn sao trên trời”, ý tứ những câu lượn cũng nhiều hơn nước chảy” (Vi Hồng - sli, lượn-Đời sống tinh thần người Tày-Nùng. NXB Văn hoá dân tộc. Hà Nội năm1993,Tr 220). Bây giờ, trong dòng chảy nhịp sống hối hả, khi gặp nhau, người ta chỉ dùng những cử chỉ như cúi đầu, mỉm cười, vẫy tay hoặc nhìn nhau bằng ánh mắt thân thiện... thay cho lời chào. Thiếu vắng hoàn toàn những điệu sli, lượn tinh tế thuở nào.
Bản thân tôi là người dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên trên quê hương Cao Bằng giàu truyền thống văn hoá. Từ thuở nằm trong nôi, những làn điệu dân ca dân tộc trong đó có Then Tày đã dìu tôi vào giấc ngủ qua những lời ru ngọt ngào, êm ái của bà, của mẹ. Nhưng quả thực chưa một lần nào tôi được tìm hiểu về Then một cách sâu sắc và toàn diện. Cho đến hôm nay, khi đã có những điều kiện thuận lợi hơn về thời gian, kiến thức và nhất là được sự chỉ giáo tận tình của các nhà văn hóa tiền bối, giàu tâm huyết bảo lưu những giá trị văn hóa của quê hương, tôi thực sự mong muốn và háo hức tìm về với di sản Then Tày để khám phá, đi tìm câu trả lời: Các thế hệ cha ông đã sáng tạo Then như thế nào? Tiến hành công việc này, tôi không chỉ muốn được trau dồi những tri thức quý giá cho bản thân mà còn mong muốn truyền đạt, quảng bá và đánh thức trong tâm hồn thế hệ trẻ hôm nay tình yêu, sự trân trọng, ý thức bảo lưu những di sản văn hoá phi vật thể của đồng bào dân tộc. Tôi tin tưởng rằng, khi đã hiểu sâu sắc giá trị của các làn điệu dân ca Tày nói chung và các làn điệu Then nói riêng, mỗi bạn trẻ sẽ thấy yêu quê hương mình hơn, từ đó sẽ có ý thức tiếp nối, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông để lại, để “ngày nay, ngày mai ta tiếp tục làm những bài sli, bài lượn mới. Những bài sli mới phải có cái gốc, cái rễ mọc từ khu vườn sli, lượn cũ. Có như vậy thì những bài sli, lượn mới sẽ như một cái cây có cái gốc rất khoẻ, có cái ngọn mập, nhiều cành lá xanh mượt, hoa rực rỡ” (Vi Hồng – Sách đã dẫn - Tr 220).
Xuất phát từ niềm tự hào về truyền thống quê hương, từ sự ham hiểu biết về cội nguồn văn hóa dân tộc, tôi đã mạnh dạn tìm hiểu về Nguồn gốc và quá trình hình thành của Then Tày. Đây cũng là nội dung trọng tâm mà tôi sẽ trình bày trong bài viết này.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Nguồn gốc của Then Tày
Trước khi tìm hiểu về nguồn gốc, sự xuất hiện của Then Tày, thiết nghĩ chúng ta cần bắt đầu từ việc tìm hiểu Then là gì?
Cho đến thời điểm hiện tại, một số nhà nghiên cứu đưa ra những khái niệm về Then như sau:
Theo nhà văn Vi Hồng: Lượn Then, có nghĩa là lượn tiên - Điệu lượn thanh cao như “tiên giới”, “tiên cảnh” (Vi Hồng - sách đã dẫn - tr 248).
Theo nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Nam: Then là những khúc hát (chanson) cũng là người hát Then (chanteur) (Hoàng Tuấn Nam. Người Tày kin chiêng. Tạp chí Nguồn Sáng Dân Gian, số 12 (2/1997), tr18).
Theo các nhà nghiên cứu khác như: Hoàng Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược, Vương Toàn thì: “Then là một loại hình diễn xướng hợp thành bởi nhiều yếu tố, thơ, văn, kể chuyện, hát, nhạc, múa. Nó mang tính chất nghệ thuật tổng hợp. Then có nhiều loại: tín ngưỡng, phong tục, văn nghệ, cưới, giao duyên…” và “Để giao tiếp với các loại phi, người ta phải nhờ đến tào, mo hoặc then (…) Then không phải là người chuyên làm nghề mua bán thần thánh hay lừa gạt. Bình thường họ là những người lao động thừa hưởng những kinh nghiệm của cha ông, nắm được phong tục tập quán của dân tộc, nên có vai trò quan trọng, đặc biệt là hướng dẫn thực hiện các nghi lễ (ma chay, cưới xin) nên được người dân tôn trọng và nhờ cậy đến, để có thể “giao tiếp” với thần linh, trừ diệt ma quỷ…” (Văn hoá truyền thống Tày-Nùng. NXB Văn hóa Dân tộc.Hà Nội năm 1993 tr. 246, 270).
Theo nhà nghiên cứu Hoàng Triều Ân: Then là những khúc hát thuộc về thờ cúng (chant cultuel) do những then làm nghề (chanteuse cultuelle) hát trong nghi lễ. Căn cứ theo trường hợp sử dụng, những khúc hát then Tày được chia làm bốn bộ phận:
+Những khúc hát cầu chúc.
+Những khúc hát lễ hội.
+Những khúc hát Nàng Hai (Hằng Nga)
+Những khúc hát Nàng Én
(Hoàng Triều Ân. Then Tày những khúc hát. NXB Văn hóa Dân tộc. Hà Nội, năm 2000. tr 11).
Từ các khái niệm và nội dung của Then mà các nhà nghiên cứu đã nêu ở trên, ta có thể nhận thấy phạm vi thực hành và ảnh hưởng của Then tương đối rộng, nội dung của Then khá phong phú. Vì thế Then có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần, đời sống tâm linh và cả trong quan niệm sống của đồng bào dân tộc Tày.
Vậy, Then được khởi nguồn từ đâu?
Ngay từ buổi sơ khai, khi nói về Then, người Tày cổ đã dùng hình ảnh Pửt (Người làm nghề hát Then) giải thích sự xuất hiện của trời và đất. Họ quan niệm rằng: Sau khi “Pửt” (là người đàn bà hoặc đàn ông) là đấng tối cao tạo ra muôn loài - cả loài người…và muốn cho muôn loài sống mãi Pửt đã tìm cách để gìn giữ cho sự sống của muôn loài bằng cách truyền những câu thần chú “hiệu nghiệm” của mình. Riêng với loài người, Pửt dặn: “Ba ngày ăn cơm một bữa - chín ngày mới chải đầu (sam hoằn giẳng kin khẩu, cẩu hoằn giằng vi thua) nhưng do sứ giả truyền sai rằng: “Ngày ba bận ăn cơm - chín bận chải đầu (Hoằn sam vày kin khẩu - Cẩu vày vi thua…)”. Cho đến bây giờ, loài người vẫn làm theo lời Pửt dặn từ xa xưa. Quy luật cuộc sống của người Tày xưa và nếp sống ngày nay của đồng bào dân tộc Tày được giải thích một cách giản dị mà vô cùng lý thú. Cùng với giai thoại trên, qua những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết của người Tày, ta biết Pửt tuy là đấng tối cao nhưng lại làm ăn sinh sống như những người bình thường trong cuộc sống thường nhật. Pửt sống rất gần gũi với mọi người thậm chí còn rất yêu thương con người, đặc biệt là những đứa trẻ mồ côi. Chính sự giản dị, hồn nhiên, thánh thiện và gần gũi đó khiến Pửt xuất hiện trong những khúc hát Then Tày một cách dung dị, tự nhiên, đẹp đẽ khác thường.
Bàn về vấn đề này, nhà văn Vi Hồng đã nghiên cứu và đưa ra nhận định: “Bà Then, ông Giàng (người làm nghề hát Then) trong lễ “Pây ẻn, pây ương” (đi én, đi ương) đã từng dẫn hàng trăm thanh niên nam nữ đi chơi cảnh khắp nơi khắp chốn ở mường trời; đi đến đâu ông Giàng bà Then đều miêu tả cảnh vật “con người” bằng giọng hát điêu luyện của mình làm mọi người ngây ngất tưởng mình cũng đang thật sự được du ngoạn trong cảnh tiên! Qua lời miêu tả của bà Then, ông Giàng, trên trời cũng chẳng khác gì trần gian. Trên ấy cũng có ruộng vườn, chợ búa, vườn tược…đặc biệt là nhiều hoa thơm cỏ lạ…mọi thứ đều rực rỡ đẹp đẽ lạ thường, đẹp đến ngây ngất lòng người” (Vi Hồng - sách đã dẫn - tr 265).
Truyền thuyết “ Chín chúa tranh vua ” thời Thục Phán, cũng đã kể về một vị chúa thiện nghề Pựt, Then… Tìm hiểu mở rộng hơn, chúng ta còn bắt gặp điệu hát Then du dương làm say đắm lòng người được ghi lại trong ký ức tuổi thơ của những trẻ chăn trâu, những buổi lao động tập thể, những buổi vui chung sau một vụ mùa bội thu, sau một ngày lao động cực nhọc… hay sau khi săn được con thú to mọi người cùng nhau quây quần bên bếp lửa bập bùng vừa để tận hưởng thành quả lao động vừa để thưởng thức làn điệu Then qua những ca từ:
Toán đi săn người quen kẻ lạ
Bách thú trong sơn dã thiếu chi
Mũi tên bay ngã quỳ con thú
Con nhỏ khiêng hai, đi vui vẻ
Con to khiêng tám kẻ, khó khăn
(Bản dịch)
(Nguyên văn : Sơ sơ toàn nhịnh tướng lạ nhân / Bách vật giú sơn lâm vô vàn / Pin bân phựt nòn khoang tua cúa / Tua eng là tham soong nì nẻt / Tua cải là tham pét ư hư )
Và để không khí thêm phần sôi động, trong bữa tiệc mừng công đi săn thú về người ta còn hòa thêm những giai điệu thánh thót của cây đàn then mà theo nhà nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian Hoàng Triều Ân đã đưa ra nhận định đầy đủ về sự xuất hiện của cây đàn then và làn điệu Then Tày: “Có điều chắc chắn là, cây đàn Then và lời hát Then của dân tộc Tày đã có từ rất lâu, từ khi tổ tiên ta có nhu cầu sinh hoạt văn hóa” (Triều Ân - sách đã dẫn. Tr 21).
Từ những cứ liệu đã nêu ở trên cùng với những nhận định xác đáng, có cơ sở khoa học của các học giả các lớp trước, có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng Then khởi phát từ đời sống lao động, từ nhu cầu tư tưởng, tình cảm, văn hóa, tâm linh của đồng bào dân tộc Tày. Họ cũng chính là những người đã sáng tạo ra Then. Vì thế mà có tên gọi là Then Tày.
2. Quá trình hình thành của Then
a. Then hình thành từ đời sống của nhân dân lao động
Môi trường sinh sống của đồng bào dân tộc Tày phần lớn đều rải rác ở trên những triền núi cao, họ chủ yếu canh tác nương rẫy nên phương thức lao động sản xuất có nhiều khác biệt so với các vùng đồng bào sinh sống ở vùng đồng bằng. Chính phương thức canh tác nương rẫy kết hợp với săn bắn hái lượm đã tạo nên những nét văn hóa đặc trưng của Then Tày. Nói cách khác, cùng với môi trường tự nhiên, quá trình lao động, quá trình canh tác, sinh hoạt là môi trường thực tế tuyệt vời để Then Tày hình thành và phát triển.
Để duy trì sự sinh tồn, từ xa xưa đồng bào dân tộc Tày đã biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh hợp quần trong các cuộc săn bắt, hái lượm. Sau những buổi lao động mệt nhọc, đêm về họ lại cùng nhau tụ quần bên bếp lửa để tận hưởng thành quả lao động. Theo lẽ tự nhiên, tiếng nối tiếng phát ra từ miệng mọi người không bao giờ dứt, mà lại rất vui hòa cùng những điệu nhảy, điệu múa tự do.Vì thế mà ngay từ buổi sơ khai, giữa những bản làng thưa thớt, giữa những thung lũng heo hút ta vẫn có thể bắt gặp những tiếng Then. Tiếng Then vút lên từ những luống cày, từ những nhát cuốc, nhát bai và theo cây lúa cây ngô đi vào bản, lên nhà sàn và theo vách núi vang vọng từ sàn nhà này sang sàn nhà khác, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác, từ bản làng này sang bản làng khác. Cứ như vậy, tiếng Then vọng dài theo tháng, theo năm, theo vụ mùa, không thể thiếu trong lao động, trong cuộc sống và trở thành một nghi thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng của dân tộc Tày, tồn tại và lưu truyền bằng hình thức truyền miệng, diễn xướng.
Sau này, khi đời sống của đồng bào dân tộc Tày đã đầy đủ hơn, nhu cầu giao lưu tinh thần, tình cảm ngày càng cao hơn thì chính những tiếng Then du dương đã giúp mọi người hiểu, đồng cảm và xích lại gần nhau hơn. Hàng năm theo định kỳ, họ lại tổ chức những lễ hội: cầu mùa, cầu an, cầu phúc, mừng nhà mới, mừng thọ…. cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến. Các nghi lễ nông nghiệp, thần linh, tín ngưỡng dân gian chính là cơ sở để cho các làn điệu Then ngày càng phát triển và hoàn thiện. Dần dần theo dòng thời gian Then trở thành một loại hình diễn xướng có âm, có điệu, có tích, có trò.
Bàn về nội dung tư tưởng và ý nghĩa thẩm mỹ của các lớp đề tài trong sli- lượn, trong đó có Then, nhà văn Vi Hồng đã viết: “Lao động và sáng tạo làm cho con người phát hiện ra vẻ đẹp của mọi vật và muốn chiếm lĩnh vẻ đẹp ở mọi vật một cách trọn vẹn” (Vi Hồng - Sách đã dẫn - tr 277). Điều đó có nghĩa rằng, lao động chính là môi trường để cho nhân dân sáng tạo và ngược lại cái đẹp được hình thành và hoàn thiện trong lao động. Quá trình hình thành của Then Tày không nằm ngoài quy luật đó.
b. Then phát triển trong văn hóa cung đình
Cũng giống như văn học dân gian của người Kinh và một số dân tộc khác, khi chưa có chữ viết, văn học dân gian của dân tộc Tày tồn tại theo phương thức truyền miệng.
Vào khoảng thế kỷ thứ V, khi mà chữ Nôm Tày mới manh nha, sống trong một cộng đồng có nhu cầu văn tự, đòi hỏi những tri thức người Tày hay nói cách khác là những túc Nho Tày phải có ý thức lao động, bảo vệ, gìn giữ những nét đẹp trong kho tàng văn hóa dân gian của dân tộc mình. Vì vậy họ đã dùng chữ viết (chữ Nôm Tày) để ghi lại những cảm xúc, bộc lộ nỗi lòng sâu kín của mình bằng văn chương. Bên cạnh những tác phẩm văn học viết do chính họ sáng tạo ta còn bắt gặp những tác phẩm văn học dân gian trong đó có Then Tày mà họ đã dày công sưu tầm và ghi chép lại.
Trong Lời giới thiệu về tác phẩm Lượn Tam Nguyên (Tam Nguyên luận), nhà sưu tầm văn hóa dân gian Tày - Vương Hùng có đề cập: “Thời Nam Bắc triều Trung Quốc (420-589), có Lê Thế Khanh và Nông Đình Xuân đã chép lại 30 chương Pựt, Then” (Lượn Tam nguyên, tr 4). Điều đó càng chứng minh, Lê Thế Khanh ngoài việc có công sáng tạo ra chữ Nôm Tày mà trong cuốn sách “Cao Bằng tạp chí” của Bế Huỳnh đã viết cách đây gần một thế kỷ, còn lại đến hôm nay, đã ghi: “Chàng (Lê Thế Khanh) thấy chữ viết và thổ âm quê mình có nhiều chỗ không phù hợp. Chàng nghĩ cách bắt chước theo phép Lục Thư của Trung Quốc, gia giảm theo cách phát âm, biên soạn thành chữ Nôm quê mình”, thì ông còn là người có công sưu tầm và gìn giữ các tác phẩm văn học dân gian Tày. Như vậy, ở thế kỷ thứ V, Lê Thế Khanh không chỉ là túc Nho đầu tiên biên soạn lại, chế tác ra chữ Nôm Tày mà còn là người sưu tầm văn hóa, văn học dân gian Tày.
Tiếp sau nhà sưu tầm văn hóa, văn học dân gian Tày - Lê Thế Khanh, thì người tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo và bảo tồn các giá trị văn hóa tinh thần đó là Bế Văn Phụng. Bên cạnh việc sáng tác ông đã công phu sưu tầm, tập hợp và đưa các tác phẩm Then Tày hòa nhập vào đời sống văn hóa cung đình.
Theo cứ liệu lịch sử năm Nhâm Thìn 1592, Mạc Kính Cung làm lễ đăng quang tại Nam Bình (thủ phủ cũ của Thục Phán- tức Vu Tuyền hoặc Cao Bình), lấy hiệu Càn Thống. Bên cạnh việc chú trọng mở mang kinh tế nông nghiệp, xây dựng thủy lợi, mở mang văn hóa, phát triển giáo dục…ông còn coi trọng đời sống tinh thần của bản thân mình và các quan lại trong triều. Để mua vui chốn cung đình, vua nhà Mạc đã cho thành lập đội nhạc, tập hợp trong dân dã những người biết hát (trong đó có hát Then) và cả những người biết chơi đàn Then để phục vụ cung đình. Tục truyền Bế Văn Phụng quê ở làng bản Vạn (nay là xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) là người nổi tiếng học rộng, thông thiên văn, tường địa lý, lại giỏi làm thơ, biết nhạc và đã soạn ra nhiều điệu múa để huấn luyện cho một số “nam thanh, nữ tú” thời đó đi biểu diễn phục vụ các kỳ lễ hội ở một số địa phương. Ông được vua nhà Mạc vời vào cung và phong cho chức Tư Thiên Quản nhạc (cai quản về chiêm tinh và quản đội nhạc trong cung đình). Sau khi vào cung, ông lại càng có điều kiện để không ngừng sáng tạo, nâng cao nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật biểu diễn và giá trị của những bài hát Then đã sưu tầm được trong dân gian. Vì thế mà những làn điệu Then từ đời sống dân gian đi vào đời sống văn hóa cung đình ngày càng có điều kiện thuận lợi để phát triển. Như thế, đời sống văn hóa cung đình là môi trường hoàn hảo để các làn điệu Then Tày tỏa sáng.
Hai mươi năm sau, điều này càng được khẳng định chắc chắc hơn. Sử sách kể rằng, khi đã tạo được lực lượng khá hùng hậu ở địa phương, đến năm Mậu Ngọ (1618) châu thổ sông Hồng mất mùa, dân tình tao tác, Kính Cung bèn trẩy đại quân, dốc toàn lực mưu chiếm Thăng Long. Song sự không thành, bị tập đoàn Lê Trịnh ngoan cường chống lại, quân tan, tướng mất, bại trận lui về. Phần vì giãi dầu mưa nắng, cảm mạo phong hàn, phần trong hoàng tộc, tôn thất có nhiều chính kiến bài bác, Kính Cung bực bội chất chứa, mắc bệnh trầm uất. Quan thái y chữa không khỏi, bệnh càng ngày càng trầm trọng, lập đàn cúng tế ôn thần cũng không suy chuyển, cuối cùng triều đình mời Quản Nhạc đến chữa. Quản Nhạc thấu tỏ căn bệnh của Vua, bèn đưa một đội Then nữ đến múa hát. Trong đó có “Tam Nguyên luận” với nội dung bàn chuyện chiêm tinh, đặt luận Tam nguyên, nói vòng vo rồi tiếp cận vấn đề:
Tuần nẩy ắt tẻ đo thuổn loạn
Bĩ cực ắt tẻ tán thuổn cơ
( Dịch : Tuần này ắt đã thôi thời loạn / Bĩ cực tan là hết khốn cùng)
Bằng những lời Then triết lý, nói về quy luật tuần hoàn, hết hạn đến mưa, âm tiêu dương trưởng, giáng thăng kế tiếp, bài hát Then tiếp thêm sinh khí cho nhà vua đừng vội nản chí, ngã lòng. Và những lời then mang tính chất phác thảo ra một số biện pháp chiêu dân, chiêu hiền, gây thanh thế, chờ thời cơ thuận lợi để tiếp tục gây dựng cơ đồ. Được lời trúng ý, nỗi buồn của vua tiêu tan, khỏi bệnh.
Thật diệu kỳ, lời Then Tày trong “Tam Nguyên luận” chính là tác nhân khiến vua Mạc Kính Cung khỏi bệnh. Sự kiện này xảy ra vào khoảng đầu năm Kỷ Mùi 1620. Qua đó có thể thấy rằng Then Tày trong cung đình ngoài tác dụng góp phần giải trí, mua vui còn có thể chữa được bệnh.
Cũng vì thế mà lời hát Then còn được gọi là lời hát của Thiên, của Trời. Khái niệm Then là Thiên ( là lời hát của Trời) được nảy sinh từ thời kỳ này.
Một người cùng thời Bế Văn Phụng cũng thường được nhân dân nhắc đến, là tác giả của “Lượn Hồng nhan tứ quý” Nông Quỳnh Vân. Tương truyền ông cũng là người “xuất khẩu thành thơ”. Thời trước người ta thường truyền nhau “hễ thấy Quỳnh Vân là thấy thơ”. Ông rất gần gũi dân gian, giỏi nghề làm ruộng và đánh bắt cá, nên người đời đã tặng cho Quỳnh Vân biệt hiệu vô cùng giản dị, dân dã “Vua ca đáng” (Ca đáng là tên gọi con bồ nông giỏi lặn bắt cá). Theo sử sách ghi lại thì vào thời nhà Mạc, Nông Quỳnh Vân thi đỗ Tiến sĩ nhưng không ra làm quan. Sau này, nhờ tài thơ phú và đặc biệt với áng lượn phủ “Hồng nhan tứ quý” ông đã được vua nhà Mạc mời vào triều nhận chức Thượng thư bộ Lễ.
Với tài thơ phú, hai ông Bế Văn Phụng và Nông Quỳnh Vân đã ghi lại dấu ấn nghi lễ và không khí những buổi tiệc linh đình thời nhà Mạc bằng những bài “Lượn”, bài “Then” và nhiều truyện thơ Nôm…
Những cứ liệu khoa học và lịch sử nêu trên cho thấy: khoảng thời gian thế kỷ XVII Then giữ một vai trò khá quan trọng trong đời sống văn hóa cung đình.
c. Then trở về với đời sống nhân dân
Năm 1677 nhà Mạc ở Cao Bằng bị nhà Lê Trịnh tiêu diệt, đội nhạc cung đình giải thể, họ trở về quê quán, mang theo về những bài hát Then và những cây đàn Then. Âm nhạc từ dân gian vào cung đình được nâng cao và hoàn thiện, nay lại từ cung đình trở về dân gian - về lại nơi cội nguồn đã sản sinh ra nó. Cũng từ đây “cây tính được gọi là cây đàn Then, từ đây lời hát dân gian hát theo cây tính đã có những bài hát Then thay thế (hoặc không) người ta gọi những bài hát trong dân gian có đàn Then đệm lời đều là bài hát Then” (Triều Ân. Cây đàn Then người Tày và bài hát dân gian. Văn Phòng Dự án công bố DSVNDG VN xuất bản 2012 - Tr 18).
Then trở lại với đời sống nhân dân khi cuộc sống đã văn minh hơn trước, cái cá nhân đã dần dần át cái quần thể. Nhận thức của con người về hiện thực cũng trở nên đa dạng hơn. Các hình tượng được miêu tả và đề cập trong Then cũng phong phú, đa diện hơn. Cái đẹp của đối tượng được thể hiện trong then được miêu tả cụ thể, chi tiết, gần gũi hơn, hiện thực hơn. Vì thế, khi trở lại với đời sống nhân dân Then được phân ra làm hai loại rõ rệt.
c.1. Then hình thành trong đời thường
Cho đến nay, ta có thể tìm thấy các bài Then đời thường trong các văn bản chữ Nôm Tày còn được lưu giữ và truyền lại từ một số cụ già cao tuổi có vốn hiểu biết về Nho học, có niềm đam mê sưu tầm, gìn giữ các giá trị văn hoá dân gian của dân tộc. Bên cạnh đó còn có các tác phẩm Then Tày được hình thành qua phần ứng tác của người gảy đàn Then.
Nội dung của loại hình Then này tập trung vào việc giải thích nguồn gốc xã hội loài người theo quan niệm dân gian và đưa ra các quan niệm sống như: trung, hiếu, tiết nghĩa; các bài học luân lí khác trong những mối quan hệ ứng xử giữa con người với con người; cách từ bỏ những thói hư tật xấu như: hút thuốc phiện, nghiện rượu ...
Có thể dẫn ra những lời Then mang tính chất răn dạy về cách ăn nói:
Hẹ mì khéc thâng rườn thăm hỏi
Khay pác giăng thưa gửi gằm đây
(Dịch:Hễ có khách đến nhà, thăm hỏi / Mở miệng chào thưa gửi nết hay)
Bên cạnh những bài Then đầy tính triết lý, còn có những bài then dân gian chứa chan tình cảm. Đó là những bài Then nói về tình cảm yêu thương gắn bó giữa các thành viên trong gia đình: lòng tôn kính đối với ông bà; lòng biết ơn, hiếu thảo đối với cha mẹ; sự gắn bó keo sơn giữa anh chị em ruột thịt; nhất là tình cảm đôi lứa...Ta có thể bắt gặp điều đó trong các cuộc trò chuyện tâm tình cả giữa tình yêu lứa đôi.
Thân em chim chích bên đường
Kìa con chim phượng vẫy vùng là anh
Phượng bay vào lẫn mây xanh
Thôi con chích nhỏ cũng đành bay lui.
(Bản dịch)
(Nguyên văn : Thân noọng như nổc chich xảng tàng / Thân vỉ như phượng hoàng chang hả / Phượng hoàng bân khảu phả vạ kheo / Nổc chích bân pây rèo rừ đảy)
Bức tranh thiên nhiên trong Then vừa hùng vĩ, tươi đẹp vừa gần gũi, bình dị mang sắc màu riêng của đồng bào dân tộc Tày. Đó là hình ảnh của những cây đa, cây gạo, cây tre, cây sung, cây mạ...đó là hình tượng hoa, mặt trời, mặt trăng...như:
Cất chân đến cây đa giữa đèo
Thiên hạ bao nhiêu người qua lại
Tôi đến đây xem lá xem cành
Một cành pửt thiên đình xuống chơi
Một cành én từng đôi xuống trọ
(Bản dịch)
(Nguyên văn : Giò kha thâng co lùng tềnh kéo / Gần pây là gần tẻo đỏ khăm / Tha mủng khỉn bâư lùng quắt qué / Cáng nơng vùa thượng đế lồng đu ?
Cáng nơng tôi én mà dải pích)
Sau này, trong những năm chiến tranh, tiếng Then ấm áp của đồng bào dân tộc Tày theo bước chân của những chiến sĩ lên chiến trường và hình thành ở ngoài mặt trận. Tiếng Then đã vang vọng khắp nơi nơi để kêu gọi toàn dân đoàn kết và tạo ra sức mạnh để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Cho đến bây giờ những lời Then hào hùng ấy vẫn thường được các cây đàn then gảy réo rắt truyền cho các thế hệ con cháu:
Năm năm tư thắng trận Điện Biên
Én báo tin mọi miền được biết
Báo cho khắp nam, bắc, tây, đông
Mở cánh én dọc ngang khắp chốn
(Lời Then hiện đại)
(Nguyên văn : Pi hả sí hềnh dẳn Điện Biên ? Én páo thuổn lai miền rụ chắc / Páo khóp tằng nam bắc tây đông / Khang pích én bân sung lít lít)
Trong lời Then dập dờn những cánh chim câu, chim én không chỉ báo tin thắng trận và phát tín hiệu vui trong những năm chiến tranh mà từ khi hoà bình trở lại đến nay ta vẫn bắt gặp trong những ngày lễ hội của đồng bào dân tộc Tày.
Ta có thể thấy, khi có điều kiện giao lưu văn hoá văn nghệ ở một số làng bản, phường xã những vần thơ hiện đại được người yêu thích, mến mộ phổ theo làn điệu Then Tày. Để rõ hơn về điều này, tôi có tiến hành một cuộc khảo sát đối với những người yêu Then, thích hát Then và nhiệt huyết với Then, tất cả đều đồng nhất quan điểm trên. Ông Nguyễn Bảo Thụ (Quê ở xóm Nà Phia, xã Dân Chủ, Huyện Hoà An) - một người hay ngâm nga những điệu Then cũng khẳng định thêm rằng: Những giai điệu, tiết tấu mềm mại, gần gũi đời thường của Then, có thể ứng dụng vào trong thơ ca hiện đại, hay nói một cách khác là có thể phổ thơ hiện đại thành lời Then và ông đã say sưa dẫn ra vài ví dụ:
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau...
(trích “Sóng” - Xuân Quỳnh)
Hoặc: Năm xưa hai đứa chúng mình rủ nhau đánh bò lên núi để mình em chăn, anh đi tìm ổi, nón em quả chín thơm vàng. Hun hút gió ngàn những buổi chiều đông, em thổi nùn rơm chín hồng đôi má. Anh bẻ thêm nhiều củi nữa, bốn bàn tay ấm lửa những chiều…
(Trích “ Hoa Chanh” - Nguyễn Bao)
Thật thú vị và tự hào biết bao, càng tìm hiểu thêm, tôi càng thấu tỏ với sự tài hoa của người nghệ sĩ Tày - Hoa Cương đã đưa sự độc đáo của Then - làn điệu dân ca của dân tộc Tày để sáng tác và phổ nhạc thơ Bác: Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau
...
(Hồ Chí Minh - Tin thắng trận 1948)
Lời Việt: Trăng xuống nhòm cửa Bác đòi thơ
Bác bận quá trăng ơi! hãy đợi...
Lời Tày: Hai chói khảu táng Bác tim thơ
Bác nhằng cấn hai ơi gỏi thả...
(Nhạc sĩ Hoa Cương)
Sự mến mộ của những người dân nói chung và sự tinh tế, điêu luyện của những người nghệ sĩ nói riêng đã góp phần đưa điệu hát Then của dân tộc mình đến với mọi miền đất nước và theo chân các nghệ sĩ vang xa đến nhiều quốc gia khác trên thế giới.
c.2.Then hình thành trong đời sống tâm linh
Cho đến nay,Then Tày vẫn có sức sống bền bỉ trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Tày bởi lẽ rất tự nhiên, Then hình thành trong đời sống tâm linh của người Tày.
Với quan niệm Then là cầu nối giữa cõi trần gian với cõi âm thế, nên những người hành nghề hát Then, thường là người đàn bà hoặc người đàn ông, bằng sự am hiểu về phong tục tập quán sẽ giúp những người bình dân thấu hiểu nguyện vọng của ông bà, tổ tiên của mình ở thế giới bên kia; hoặc cầu mong những điều bình yên sẽ đến với mình từ khi sinh ra đến lúc mất đi.
Mặt khác, người Tày quan niệm: con người và muôn vật đều do một bà mẹ sinh ra, đó là mẹ Hoa. Quan niệm này được ghi lại như sau:
“Mẻ bioóc păn mà, mẻ Hoa păn hẩư”
(Dịch : Mẹ nụ dành cho / Mẹ Hoa chia tới)
Mẹ Hoa đi theo cuộc đời của mỗi con người, chính vì vậy mỗi khi trẻ nhỏ ốm, thì người Tày lại lo lắng chắc là mình đã làm gì đó để mẹ Hoa phật ý, mẹ Hoa giận. Và để cho mẹ Hoa hài lòng thì phải nhờ cậy đến sự giúp đỡ của các cô hát Then (Pửt).
Rồi còn rất nhiều nghi lễ khác như: Mừng thọ, nhà mới, nối số, cầu an...đều cần đến sự chỉ bảo giúp đỡ của Then (Pửt). Vì thế, Then vẫn sống mãi trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Tày từ thế hệ này qua thế hệ khác, truyền từ đời nay sang đời khác, cứ thế cho đến hôm nay và cả mai sau.
III. KẾT LUẬN
Từ sự nghiên cứu, tìm hiểu thực tế lưu truyền Then Tày của bản thân kết hợp tiếp thu có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu của một số học giả đi trước, tôi xin nêu ra một vài kiến giải về ngọn nguồn và sự hình thành của Then Tày với ý nghĩa là một làn điệu dân ca của dân tộc Tày như sau:
Then Tày hình thành từ đời sống của nhân dân lao động. Từ khi đồng bào dân tộc Tày có nhu cầu sinh hoạt tập thể, cần có sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh sinh tồn và cùng nhau cất lên những lời ca.
Then Tày hình thành trong đời sống bắt đầu từ thế kỷ thứ V do nhu cầu phát triển văn hoá dân tộc và đi vào cung đình thịnh hành ở thế kỷ XVII do nhu cầu thưởng thức của vua chúa. Những người có công đầu sưu tầm, ghi chép, biên soạn và lưu truyền, tạo ra sức sống bền bỉ của Then là các học giả: Lê Thế Khanh, Bế Văn Phụng, Nông Quỳnh Vân.
Then Tày trở về với cuộc sống đời thường: sau khi nhà Mạc tan rã, Then trở lại với nhân dân và để lại dấu ấn vô cùng sâu đậm trong đời sống tâm hồn, tình cảm; trong đối nhân xử thế; trong chiến đấu và trong đời sống tâm linh... Chứng cứ là những bài Then đã được ghi lại trong sử sách và những bài Then được phô diễn thông qua những người hành nghề Then.
Có thể khẳng định: Then Tày có lịch sử hình thành và phát triển song hành với lịch sử phát triển của tộc người Tày, đặc biệt là tộc người Tày ở Cao Bằng. Then Tày đánh dấu sự phát triển văn hóa, tư tưởng, tình cảm, tâm linh ... của một tộc người chiếm số lượng khá đông trên miền đất này. Vì thế, Then Tày đã trở thành niềm tự hào, là di sản văn hóa quý giá của quê hương Cao Bằng.
Đáng tiếc rằng, trong xu thế hội nhập và phát triển của thời đại hiện nay, làn sóng văn hóa ngoại nhập đang dần lấn át những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy những di sản truyền thống, trong đó có Then Tày? Đã đến lúc cần phải có những hành động thiết thực, những giải pháp hiệu quả để hồi sinh vai trò, giá trị và sức sống bền bỉ của Then Tày.
Mặc dù đã dành nhiều tâm huyết và sự nỗ lực cao trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành bài báo cáo về Nguồn gốc và quá trình hình thành của Then Tày nhưng do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, chắc chắn bài viết của chúng tôi không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong được các bậc học giả lớp trước, các bạn đồng nghiệp và những người chung nguyện vọng tìm hiểu Then Tày cùng góp ý chân thành!
Cao Bằng, tháng 12 năm 2012
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hoàng Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược, Vương Toàn. Văn hoá truyền thống Tày-Nùng. NXB Văn hoá dân tộc. Hà Nội năm1993.
[2]. PGS.PTS. Đặng Văn Lung (Chủ biên). Nghiên cứu văn nghệ dân gian Việt Nam. NXB Văn hoá dân tộc. Hà Nội năm 1997.
[3]. Hoàng Tuấn Nam. Người Tày kin chiêng. Tạp chí Nguồn Sáng Dân Gian, số 12 (2/1997), tr18).
[4]. Triều Ân. Ba áng thơ Nôm Tày và thể loại. NXB Văn học. Hà Nội năm 2004.
[5]. Vương Hùng (Sưu tầm, giới thiệu). Lượn tam nguyên. Hội văn học nghệ thuật Cao Bằng năm 2004.
[6]. Triệu Thị Mai. Then hỉn Ẻn. NXB Văn hoá dân tộc. Hà Nội năm 2010.
[7]. Triều Ân. Then Tày những khúc hát. NXB Văn hoá dân tộc. Nhịp điệu vận động và phát triển của xã hội hiện đại ngày nay đặt ra cho mỗi người những cơ hội và cả những áp lực, thách thức không nhỏ: sự bộn bề của công việc, sự bươn trải tạo dựng tương lai, gánh vác trách nhiệm với gia đình và xã hội ... khiến người ta quá bận rộn mà lãng quên rất nhiều thứ, nhất là những giá trị văn hóa, tinh thần của quá khứ. Là một người con của quê hương Cao Bằng - cái nôi di sản văn hóa truyền thống Then Tày, đã bao giờ bạn giật mình nhìn lại và tự hỏi: mình đã làm gì để góp phần nuôi dưỡng, gìn giữ và bảo lưu nét đẹp văn hóa, âm nhạc dân gian của quê hương mình?
Nếu tiến hành một cuộc trắc nghiệm nhanh với những câu hỏi dành cho lớp trẻ hôm nay: Then là gì? Then có nguồn gốc từ đâu? Bạn có biết hát Then nào không?... Chắc chắn rằng số người không thể trả lời được những câu hỏi này sẽ chiếm trên 90%. Điều đó nói lên rằng di sản văn hóa Then Tày (nhất là những văn bản) đã và đang bị mai một trầm trọng, nếu không có ngay những giải pháp tích cực thì trong tương lai, di sản Then Tày rất dễ rơi vào tình trạng hoàn toàn bị quên lãng. Hầu hết thế hệ trẻ hiện tại tư duy rất thực dụng, chỉ quan tâm đến những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi chính trị, kinh tế của họ hoặc nếu có quan tâm đến lĩnh vực âm nhạc thì cũng chỉ ưa thích những dòng nhạc trẻ hiện đại. Họ không còn mặn mà với những làn điệu dân ca dễ hát, dễ nhớ, dễ thuộc, đậm đà bản sắc dân tộc thuở nào nữa.
Nhìn nhận một cách khách quan, có thể thấy những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là:
Phần lớn lớp trẻ, kể cả những người có gốc gác dân tộc miền núi, sống trong môi trường văn hóa dân tộc nhưng lại không biết tiếng dân tộc nên không hiểu được nội dung và giá trị của các làn điệu dân ca, trong đó có Then Tày.
Quan niệm sống, nhu cầu văn hoá tinh thần, sở thích ... của lớp trẻ hiện nay có sự khác biệt rất lớn so với thế hệ ngày trước. Nếu như trước đây “những trai trẻ, gái tơ người Tày... thấy mặt nhau lần đầu ở ngoài chợ, hay chỉ nhìn hình dáng nhau đi trên đường, đang làm nương trên rẫy, trên đồng ruộng họ đều chào nhau, hỏi thăm nhau bằng sli, lượn. Rất ít khi họ chào nhau bằng những lời nói “cơm nước”. Vì thế số câu lượn “nhiều hơn sao trên trời”, ý tứ những câu lượn cũng nhiều hơn nước chảy” (Vi Hồng - sli, lượn-Đời sống tinh thần người Tày-Nùng. NXB Văn hoá dân tộc. Hà Nội năm1993,Tr 220). Bây giờ, trong dòng chảy nhịp sống hối hả, khi gặp nhau, người ta chỉ dùng những cử chỉ như cúi đầu, mỉm cười, vẫy tay hoặc nhìn nhau bằng ánh mắt thân thiện... thay cho lời chào. Thiếu vắng hoàn toàn những điệu sli, lượn tinh tế thuở nào.
Bản thân tôi là người dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên trên quê hương Cao Bằng giàu truyền thống văn hoá. Từ thuở nằm trong nôi, những làn điệu dân ca dân tộc trong đó có Then Tày đã dìu tôi vào giấc ngủ qua những lời ru ngọt ngào, êm ái của bà, của mẹ. Nhưng quả thực chưa một lần nào tôi được tìm hiểu về Then một cách sâu sắc và toàn diện. Cho đến hôm nay, khi đã có những điều kiện thuận lợi hơn về thời gian, kiến thức và nhất là được sự chỉ giáo tận tình của các nhà văn hóa tiền bối, giàu tâm huyết bảo lưu những giá trị văn hóa của quê hương, tôi thực sự mong muốn và háo hức tìm về với di sản Then Tày để khám phá, đi tìm câu trả lời: Các thế hệ cha ông đã sáng tạo Then như thế nào? Tiến hành công việc này, tôi không chỉ muốn được trau dồi những tri thức quý giá cho bản thân mà còn mong muốn truyền đạt, quảng bá và đánh thức trong tâm hồn thế hệ trẻ hôm nay tình yêu, sự trân trọng, ý thức bảo lưu những di sản văn hoá phi vật thể của đồng bào dân tộc. Tôi tin tưởng rằng, khi đã hiểu sâu sắc giá trị của các làn điệu dân ca Tày nói chung và các làn điệu Then nói riêng, mỗi bạn trẻ sẽ thấy yêu quê hương mình hơn, từ đó sẽ có ý thức tiếp nối, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của cha ông để lại, để “ngày nay, ngày mai ta tiếp tục làm những bài sli, bài lượn mới. Những bài sli mới phải có cái gốc, cái rễ mọc từ khu vườn sli, lượn cũ. Có như vậy thì những bài sli, lượn mới sẽ như một cái cây có cái gốc rất khoẻ, có cái ngọn mập, nhiều cành lá xanh mượt, hoa rực rỡ” (Vi Hồng – Sách đã dẫn - Tr 220).
Xuất phát từ niềm tự hào về truyền thống quê hương, từ sự ham hiểu biết về cội nguồn văn hóa dân tộc, tôi đã mạnh dạn tìm hiểu về Nguồn gốc và quá trình hình thành của Then Tày. Đây cũng là nội dung trọng tâm mà tôi sẽ trình bày trong bài viết này.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Nguồn gốc của Then Tày
Trước khi tìm hiểu về nguồn gốc, sự xuất hiện của Then Tày, thiết nghĩ chúng ta cần bắt đầu từ việc tìm hiểu Then là gì?
Cho đến thời điểm hiện tại, một số nhà nghiên cứu đưa ra những khái niệm về Then như sau:
Theo nhà văn Vi Hồng: Lượn Then, có nghĩa là lượn tiên - Điệu lượn thanh cao như “tiên giới”, “tiên cảnh” (Vi Hồng - sách đã dẫn - tr 248).
Theo nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Nam: Then là những khúc hát (chanson) cũng là người hát Then (chanteur) (Hoàng Tuấn Nam. Người Tày kin chiêng. Tạp chí Nguồn Sáng Dân Gian, số 12 (2/1997), tr18).
Theo các nhà nghiên cứu khác như: Hoàng Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược, Vương Toàn thì: “Then là một loại hình diễn xướng hợp thành bởi nhiều yếu tố, thơ, văn, kể chuyện, hát, nhạc, múa. Nó mang tính chất nghệ thuật tổng hợp. Then có nhiều loại: tín ngưỡng, phong tục, văn nghệ, cưới, giao duyên…” và “Để giao tiếp với các loại phi, người ta phải nhờ đến tào, mo hoặc then (…) Then không phải là người chuyên làm nghề mua bán thần thánh hay lừa gạt. Bình thường họ là những người lao động thừa hưởng những kinh nghiệm của cha ông, nắm được phong tục tập quán của dân tộc, nên có vai trò quan trọng, đặc biệt là hướng dẫn thực hiện các nghi lễ (ma chay, cưới xin) nên được người dân tôn trọng và nhờ cậy đến, để có thể “giao tiếp” với thần linh, trừ diệt ma quỷ…” (Văn hoá truyền thống Tày-Nùng. NXB Văn hóa Dân tộc.Hà Nội năm 1993 tr. 246, 270).
Theo nhà nghiên cứu Hoàng Triều Ân: Then là những khúc hát thuộc về thờ cúng (chant cultuel) do những then làm nghề (chanteuse cultuelle) hát trong nghi lễ. Căn cứ theo trường hợp sử dụng, những khúc hát then Tày được chia làm bốn bộ phận:
+Những khúc hát cầu chúc.
+Những khúc hát lễ hội.
+Những khúc hát Nàng Hai (Hằng Nga)
+Những khúc hát Nàng Én
(Hoàng Triều Ân. Then Tày những khúc hát. NXB Văn hóa Dân tộc. Hà Nội, năm 2000. tr 11).
Từ các khái niệm và nội dung của Then mà các nhà nghiên cứu đã nêu ở trên, ta có thể nhận thấy phạm vi thực hành và ảnh hưởng của Then tương đối rộng, nội dung của Then khá phong phú. Vì thế Then có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống tinh thần, đời sống tâm linh và cả trong quan niệm sống của đồng bào dân tộc Tày.
Vậy, Then được khởi nguồn từ đâu?
Ngay từ buổi sơ khai, khi nói về Then, người Tày cổ đã dùng hình ảnh Pửt (Người làm nghề hát Then) giải thích sự xuất hiện của trời và đất. Họ quan niệm rằng: Sau khi “Pửt” (là người đàn bà hoặc đàn ông) là đấng tối cao tạo ra muôn loài - cả loài người…và muốn cho muôn loài sống mãi Pửt đã tìm cách để gìn giữ cho sự sống của muôn loài bằng cách truyền những câu thần chú “hiệu nghiệm” của mình. Riêng với loài người, Pửt dặn: “Ba ngày ăn cơm một bữa - chín ngày mới chải đầu (sam hoằn giẳng kin khẩu, cẩu hoằn giằng vi thua) nhưng do sứ giả truyền sai rằng: “Ngày ba bận ăn cơm - chín bận chải đầu (Hoằn sam vày kin khẩu - Cẩu vày vi thua…)”. Cho đến bây giờ, loài người vẫn làm theo lời Pửt dặn từ xa xưa. Quy luật cuộc sống của người Tày xưa và nếp sống ngày nay của đồng bào dân tộc Tày được giải thích một cách giản dị mà vô cùng lý thú. Cùng với giai thoại trên, qua những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết của người Tày, ta biết Pửt tuy là đấng tối cao nhưng lại làm ăn sinh sống như những người bình thường trong cuộc sống thường nhật. Pửt sống rất gần gũi với mọi người thậm chí còn rất yêu thương con người, đặc biệt là những đứa trẻ mồ côi. Chính sự giản dị, hồn nhiên, thánh thiện và gần gũi đó khiến Pửt xuất hiện trong những khúc hát Then Tày một cách dung dị, tự nhiên, đẹp đẽ khác thường.
Bàn về vấn đề này, nhà văn Vi Hồng đã nghiên cứu và đưa ra nhận định: “Bà Then, ông Giàng (người làm nghề hát Then) trong lễ “Pây ẻn, pây ương” (đi én, đi ương) đã từng dẫn hàng trăm thanh niên nam nữ đi chơi cảnh khắp nơi khắp chốn ở mường trời; đi đến đâu ông Giàng bà Then đều miêu tả cảnh vật “con người” bằng giọng hát điêu luyện của mình làm mọi người ngây ngất tưởng mình cũng đang thật sự được du ngoạn trong cảnh tiên! Qua lời miêu tả của bà Then, ông Giàng, trên trời cũng chẳng khác gì trần gian. Trên ấy cũng có ruộng vườn, chợ búa, vườn tược…đặc biệt là nhiều hoa thơm cỏ lạ…mọi thứ đều rực rỡ đẹp đẽ lạ thường, đẹp đến ngây ngất lòng người” (Vi Hồng - sách đã dẫn - tr 265).
Truyền thuyết “ Chín chúa tranh vua ” thời Thục Phán, cũng đã kể về một vị chúa thiện nghề Pựt, Then… Tìm hiểu mở rộng hơn, chúng ta còn bắt gặp điệu hát Then du dương làm say đắm lòng người được ghi lại trong ký ức tuổi thơ của những trẻ chăn trâu, những buổi lao động tập thể, những buổi vui chung sau một vụ mùa bội thu, sau một ngày lao động cực nhọc… hay sau khi săn được con thú to mọi người cùng nhau quây quần bên bếp lửa bập bùng vừa để tận hưởng thành quả lao động vừa để thưởng thức làn điệu Then qua những ca từ:
Toán đi săn người quen kẻ lạ
Bách thú trong sơn dã thiếu chi
Mũi tên bay ngã quỳ con thú
Con nhỏ khiêng hai, đi vui vẻ
Con to khiêng tám kẻ, khó khăn
(Bản dịch)
(Nguyên văn : Sơ sơ toàn nhịnh tướng lạ nhân / Bách vật giú sơn lâm vô vàn / Pin bân phựt nòn khoang tua cúa / Tua eng là tham soong nì nẻt / Tua cải là tham pét ư hư )
Và để không khí thêm phần sôi động, trong bữa tiệc mừng công đi săn thú về người ta còn hòa thêm những giai điệu thánh thót của cây đàn then mà theo nhà nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian Hoàng Triều Ân đã đưa ra nhận định đầy đủ về sự xuất hiện của cây đàn then và làn điệu Then Tày: “Có điều chắc chắn là, cây đàn Then và lời hát Then của dân tộc Tày đã có từ rất lâu, từ khi tổ tiên ta có nhu cầu sinh hoạt văn hóa” (Triều Ân - sách đã dẫn. Tr 21).
Từ những cứ liệu đã nêu ở trên cùng với những nhận định xác đáng, có cơ sở khoa học của các học giả các lớp trước, có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng Then khởi phát từ đời sống lao động, từ nhu cầu tư tưởng, tình cảm, văn hóa, tâm linh của đồng bào dân tộc Tày. Họ cũng chính là những người đã sáng tạo ra Then. Vì thế mà có tên gọi là Then Tày.
2. Quá trình hình thành của Then
a. Then hình thành từ đời sống của nhân dân lao động
Môi trường sinh sống của đồng bào dân tộc Tày phần lớn đều rải rác ở trên những triền núi cao, họ chủ yếu canh tác nương rẫy nên phương thức lao động sản xuất có nhiều khác biệt so với các vùng đồng bào sinh sống ở vùng đồng bằng. Chính phương thức canh tác nương rẫy kết hợp với săn bắn hái lượm đã tạo nên những nét văn hóa đặc trưng của Then Tày. Nói cách khác, cùng với môi trường tự nhiên, quá trình lao động, quá trình canh tác, sinh hoạt là môi trường thực tế tuyệt vời để Then Tày hình thành và phát triển.
Để duy trì sự sinh tồn, từ xa xưa đồng bào dân tộc Tày đã biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh hợp quần trong các cuộc săn bắt, hái lượm. Sau những buổi lao động mệt nhọc, đêm về họ lại cùng nhau tụ quần bên bếp lửa để tận hưởng thành quả lao động. Theo lẽ tự nhiên, tiếng nối tiếng phát ra từ miệng mọi người không bao giờ dứt, mà lại rất vui hòa cùng những điệu nhảy, điệu múa tự do.Vì thế mà ngay từ buổi sơ khai, giữa những bản làng thưa thớt, giữa những thung lũng heo hút ta vẫn có thể bắt gặp những tiếng Then. Tiếng Then vút lên từ những luống cày, từ những nhát cuốc, nhát bai và theo cây lúa cây ngô đi vào bản, lên nhà sàn và theo vách núi vang vọng từ sàn nhà này sang sàn nhà khác, từ cánh đồng này sang cánh đồng khác, từ bản làng này sang bản làng khác. Cứ như vậy, tiếng Then vọng dài theo tháng, theo năm, theo vụ mùa, không thể thiếu trong lao động, trong cuộc sống và trở thành một nghi thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng của dân tộc Tày, tồn tại và lưu truyền bằng hình thức truyền miệng, diễn xướng.
Sau này, khi đời sống của đồng bào dân tộc Tày đã đầy đủ hơn, nhu cầu giao lưu tinh thần, tình cảm ngày càng cao hơn thì chính những tiếng Then du dương đã giúp mọi người hiểu, đồng cảm và xích lại gần nhau hơn. Hàng năm theo định kỳ, họ lại tổ chức những lễ hội: cầu mùa, cầu an, cầu phúc, mừng nhà mới, mừng thọ…. cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến. Các nghi lễ nông nghiệp, thần linh, tín ngưỡng dân gian chính là cơ sở để cho các làn điệu Then ngày càng phát triển và hoàn thiện. Dần dần theo dòng thời gian Then trở thành một loại hình diễn xướng có âm, có điệu, có tích, có trò.
Bàn về nội dung tư tưởng và ý nghĩa thẩm mỹ của các lớp đề tài trong sli- lượn, trong đó có Then, nhà văn Vi Hồng đã viết: “Lao động và sáng tạo làm cho con người phát hiện ra vẻ đẹp của mọi vật và muốn chiếm lĩnh vẻ đẹp ở mọi vật một cách trọn vẹn” (Vi Hồng - Sách đã dẫn - tr 277). Điều đó có nghĩa rằng, lao động chính là môi trường để cho nhân dân sáng tạo và ngược lại cái đẹp được hình thành và hoàn thiện trong lao động. Quá trình hình thành của Then Tày không nằm ngoài quy luật đó.
b. Then phát triển trong văn hóa cung đình
Cũng giống như văn học dân gian của người Kinh và một số dân tộc khác, khi chưa có chữ viết, văn học dân gian của dân tộc Tày tồn tại theo phương thức truyền miệng.
Vào khoảng thế kỷ thứ V, khi mà chữ Nôm Tày mới manh nha, sống trong một cộng đồng có nhu cầu văn tự, đòi hỏi những tri thức người Tày hay nói cách khác là những túc Nho Tày phải có ý thức lao động, bảo vệ, gìn giữ những nét đẹp trong kho tàng văn hóa dân gian của dân tộc mình. Vì vậy họ đã dùng chữ viết (chữ Nôm Tày) để ghi lại những cảm xúc, bộc lộ nỗi lòng sâu kín của mình bằng văn chương. Bên cạnh những tác phẩm văn học viết do chính họ sáng tạo ta còn bắt gặp những tác phẩm văn học dân gian trong đó có Then Tày mà họ đã dày công sưu tầm và ghi chép lại.
Trong Lời giới thiệu về tác phẩm Lượn Tam Nguyên (Tam Nguyên luận), nhà sưu tầm văn hóa dân gian Tày - Vương Hùng có đề cập: “Thời Nam Bắc triều Trung Quốc (420-589), có Lê Thế Khanh và Nông Đình Xuân đã chép lại 30 chương Pựt, Then” (Lượn Tam nguyên, tr 4). Điều đó càng chứng minh, Lê Thế Khanh ngoài việc có công sáng tạo ra chữ Nôm Tày mà trong cuốn sách “Cao Bằng tạp chí” của Bế Huỳnh đã viết cách đây gần một thế kỷ, còn lại đến hôm nay, đã ghi: “Chàng (Lê Thế Khanh) thấy chữ viết và thổ âm quê mình có nhiều chỗ không phù hợp. Chàng nghĩ cách bắt chước theo phép Lục Thư của Trung Quốc, gia giảm theo cách phát âm, biên soạn thành chữ Nôm quê mình”, thì ông còn là người có công sưu tầm và gìn giữ các tác phẩm văn học dân gian Tày. Như vậy, ở thế kỷ thứ V, Lê Thế Khanh không chỉ là túc Nho đầu tiên biên soạn lại, chế tác ra chữ Nôm Tày mà còn là người sưu tầm văn hóa, văn học dân gian Tày.
Tiếp sau nhà sưu tầm văn hóa, văn học dân gian Tày - Lê Thế Khanh, thì người tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo và bảo tồn các giá trị văn hóa tinh thần đó là Bế Văn Phụng. Bên cạnh việc sáng tác ông đã công phu sưu tầm, tập hợp và đưa các tác phẩm Then Tày hòa nhập vào đời sống văn hóa cung đình.
Theo cứ liệu lịch sử năm Nhâm Thìn 1592, Mạc Kính Cung làm lễ đăng quang tại Nam Bình (thủ phủ cũ của Thục Phán- tức Vu Tuyền hoặc Cao Bình), lấy hiệu Càn Thống. Bên cạnh việc chú trọng mở mang kinh tế nông nghiệp, xây dựng thủy lợi, mở mang văn hóa, phát triển giáo dục…ông còn coi trọng đời sống tinh thần của bản thân mình và các quan lại trong triều. Để mua vui chốn cung đình, vua nhà Mạc đã cho thành lập đội nhạc, tập hợp trong dân dã những người biết hát (trong đó có hát Then) và cả những người biết chơi đàn Then để phục vụ cung đình. Tục truyền Bế Văn Phụng quê ở làng bản Vạn (nay là xã Bế Triều, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) là người nổi tiếng học rộng, thông thiên văn, tường địa lý, lại giỏi làm thơ, biết nhạc và đã soạn ra nhiều điệu múa để huấn luyện cho một số “nam thanh, nữ tú” thời đó đi biểu diễn phục vụ các kỳ lễ hội ở một số địa phương. Ông được vua nhà Mạc vời vào cung và phong cho chức Tư Thiên Quản nhạc (cai quản về chiêm tinh và quản đội nhạc trong cung đình). Sau khi vào cung, ông lại càng có điều kiện để không ngừng sáng tạo, nâng cao nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật biểu diễn và giá trị của những bài hát Then đã sưu tầm được trong dân gian. Vì thế mà những làn điệu Then từ đời sống dân gian đi vào đời sống văn hóa cung đình ngày càng có điều kiện thuận lợi để phát triển. Như thế, đời sống văn hóa cung đình là môi trường hoàn hảo để các làn điệu Then Tày tỏa sáng.
Hai mươi năm sau, điều này càng được khẳng định chắc chắc hơn. Sử sách kể rằng, khi đã tạo được lực lượng khá hùng hậu ở địa phương, đến năm Mậu Ngọ (1618) châu thổ sông Hồng mất mùa, dân tình tao tác, Kính Cung bèn trẩy đại quân, dốc toàn lực mưu chiếm Thăng Long. Song sự không thành, bị tập đoàn Lê Trịnh ngoan cường chống lại, quân tan, tướng mất, bại trận lui về. Phần vì giãi dầu mưa nắng, cảm mạo phong hàn, phần trong hoàng tộc, tôn thất có nhiều chính kiến bài bác, Kính Cung bực bội chất chứa, mắc bệnh trầm uất. Quan thái y chữa không khỏi, bệnh càng ngày càng trầm trọng, lập đàn cúng tế ôn thần cũng không suy chuyển, cuối cùng triều đình mời Quản Nhạc đến chữa. Quản Nhạc thấu tỏ căn bệnh của Vua, bèn đưa một đội Then nữ đến múa hát. Trong đó có “Tam Nguyên luận” với nội dung bàn chuyện chiêm tinh, đặt luận Tam nguyên, nói vòng vo rồi tiếp cận vấn đề:
Tuần nẩy ắt tẻ đo thuổn loạn
Bĩ cực ắt tẻ tán thuổn cơ
( Dịch : Tuần này ắt đã thôi thời loạn / Bĩ cực tan là hết khốn cùng)
Bằng những lời Then triết lý, nói về quy luật tuần hoàn, hết hạn đến mưa, âm tiêu dương trưởng, giáng thăng kế tiếp, bài hát Then tiếp thêm sinh khí cho nhà vua đừng vội nản chí, ngã lòng. Và những lời then mang tính chất phác thảo ra một số biện pháp chiêu dân, chiêu hiền, gây thanh thế, chờ thời cơ thuận lợi để tiếp tục gây dựng cơ đồ. Được lời trúng ý, nỗi buồn của vua tiêu tan, khỏi bệnh.
Thật diệu kỳ, lời Then Tày trong “Tam Nguyên luận” chính là tác nhân khiến vua Mạc Kính Cung khỏi bệnh. Sự kiện này xảy ra vào khoảng đầu năm Kỷ Mùi 1620. Qua đó có thể thấy rằng Then Tày trong cung đình ngoài tác dụng góp phần giải trí, mua vui còn có thể chữa được bệnh.
Cũng vì thế mà lời hát Then còn được gọi là lời hát của Thiên, của Trời. Khái niệm Then là Thiên ( là lời hát của Trời) được nảy sinh từ thời kỳ này.
Một người cùng thời Bế Văn Phụng cũng thường được nhân dân nhắc đến, là tác giả của “Lượn Hồng nhan tứ quý” Nông Quỳnh Vân. Tương truyền ông cũng là người “xuất khẩu thành thơ”. Thời trước người ta thường truyền nhau “hễ thấy Quỳnh Vân là thấy thơ”. Ông rất gần gũi dân gian, giỏi nghề làm ruộng và đánh bắt cá, nên người đời đã tặng cho Quỳnh Vân biệt hiệu vô cùng giản dị, dân dã “Vua ca đáng” (Ca đáng là tên gọi con bồ nông giỏi lặn bắt cá). Theo sử sách ghi lại thì vào thời nhà Mạc, Nông Quỳnh Vân thi đỗ Tiến sĩ nhưng không ra làm quan. Sau này, nhờ tài thơ phú và đặc biệt với áng lượn phủ “Hồng nhan tứ quý” ông đã được vua nhà Mạc mời vào triều nhận chức Thượng thư bộ Lễ.
Với tài thơ phú, hai ông Bế Văn Phụng và Nông Quỳnh Vân đã ghi lại dấu ấn nghi lễ và không khí những buổi tiệc linh đình thời nhà Mạc bằng những bài “Lượn”, bài “Then” và nhiều truyện thơ Nôm…
Những cứ liệu khoa học và lịch sử nêu trên cho thấy: khoảng thời gian thế kỷ XVII Then giữ một vai trò khá quan trọng trong đời sống văn hóa cung đình.
c. Then trở về với đời sống nhân dân
Năm 1677 nhà Mạc ở Cao Bằng bị nhà Lê Trịnh tiêu diệt, đội nhạc cung đình giải thể, họ trở về quê quán, mang theo về những bài hát Then và những cây đàn Then. Âm nhạc từ dân gian vào cung đình được nâng cao và hoàn thiện, nay lại từ cung đình trở về dân gian - về lại nơi cội nguồn đã sản sinh ra nó. Cũng từ đây “cây tính được gọi là cây đàn Then, từ đây lời hát dân gian hát theo cây tính đã có những bài hát Then thay thế (hoặc không) người ta gọi những bài hát trong dân gian có đàn Then đệm lời đều là bài hát Then” (Triều Ân. Cây đàn Then người Tày và bài hát dân gian. Văn Phòng Dự án công bố DSVNDG VN xuất bản 2012 - Tr 18).
Then trở lại với đời sống nhân dân khi cuộc sống đã văn minh hơn trước, cái cá nhân đã dần dần át cái quần thể. Nhận thức của con người về hiện thực cũng trở nên đa dạng hơn. Các hình tượng được miêu tả và đề cập trong Then cũng phong phú, đa diện hơn. Cái đẹp của đối tượng được thể hiện trong then được miêu tả cụ thể, chi tiết, gần gũi hơn, hiện thực hơn. Vì thế, khi trở lại với đời sống nhân dân Then được phân ra làm hai loại rõ rệt.
c.1. Then hình thành trong đời thường
Cho đến nay, ta có thể tìm thấy các bài Then đời thường trong các văn bản chữ Nôm Tày còn được lưu giữ và truyền lại từ một số cụ già cao tuổi có vốn hiểu biết về Nho học, có niềm đam mê sưu tầm, gìn giữ các giá trị văn hoá dân gian của dân tộc. Bên cạnh đó còn có các tác phẩm Then Tày được hình thành qua phần ứng tác của người gảy đàn Then.
Nội dung của loại hình Then này tập trung vào việc giải thích nguồn gốc xã hội loài người theo quan niệm dân gian và đưa ra các quan niệm sống như: trung, hiếu, tiết nghĩa; các bài học luân lí khác trong những mối quan hệ ứng xử giữa con người với con người; cách từ bỏ những thói hư tật xấu như: hút thuốc phiện, nghiện rượu ...
Có thể dẫn ra những lời Then mang tính chất răn dạy về cách ăn nói:
Hẹ mì khéc thâng rườn thăm hỏi
Khay pác giăng thưa gửi gằm đây
(Dịch:Hễ có khách đến nhà, thăm hỏi / Mở miệng chào thưa gửi nết hay)
Bên cạnh những bài Then đầy tính triết lý, còn có những bài then dân gian chứa chan tình cảm. Đó là những bài Then nói về tình cảm yêu thương gắn bó giữa các thành viên trong gia đình: lòng tôn kính đối với ông bà; lòng biết ơn, hiếu thảo đối với cha mẹ; sự gắn bó keo sơn giữa anh chị em ruột thịt; nhất là tình cảm đôi lứa...Ta có thể bắt gặp điều đó trong các cuộc trò chuyện tâm tình cả giữa tình yêu lứa đôi.
Thân em chim chích bên đường
Kìa con chim phượng vẫy vùng là anh
Phượng bay vào lẫn mây xanh
Thôi con chích nhỏ cũng đành bay lui.
(Bản dịch)
(Nguyên văn : Thân noọng như nổc chich xảng tàng / Thân vỉ như phượng hoàng chang hả / Phượng hoàng bân khảu phả vạ kheo / Nổc chích bân pây rèo rừ đảy)
Bức tranh thiên nhiên trong Then vừa hùng vĩ, tươi đẹp vừa gần gũi, bình dị mang sắc màu riêng của đồng bào dân tộc Tày. Đó là hình ảnh của những cây đa, cây gạo, cây tre, cây sung, cây mạ...đó là hình tượng hoa, mặt trời, mặt trăng...như:
Cất chân đến cây đa giữa đèo
Thiên hạ bao nhiêu người qua lại
Tôi đến đây xem lá xem cành
Một cành pửt thiên đình xuống chơi
Một cành én từng đôi xuống trọ
(Bản dịch)
(Nguyên văn : Giò kha thâng co lùng tềnh kéo / Gần pây là gần tẻo đỏ khăm / Tha mủng khỉn bâư lùng quắt qué / Cáng nơng vùa thượng đế lồng đu ?
Cáng nơng tôi én mà dải pích)
Sau này, trong những năm chiến tranh, tiếng Then ấm áp của đồng bào dân tộc Tày theo bước chân của những chiến sĩ lên chiến trường và hình thành ở ngoài mặt trận. Tiếng Then đã vang vọng khắp nơi nơi để kêu gọi toàn dân đoàn kết và tạo ra sức mạnh để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Cho đến bây giờ những lời Then hào hùng ấy vẫn thường được các cây đàn then gảy réo rắt truyền cho các thế hệ con cháu:
Năm năm tư thắng trận Điện Biên
Én báo tin mọi miền được biết
Báo cho khắp nam, bắc, tây, đông
Mở cánh én dọc ngang khắp chốn
(Lời Then hiện đại)
(Nguyên văn : Pi hả sí hềnh dẳn Điện Biên ? Én páo thuổn lai miền rụ chắc / Páo khóp tằng nam bắc tây đông / Khang pích én bân sung lít lít)
Trong lời Then dập dờn những cánh chim câu, chim én không chỉ báo tin thắng trận và phát tín hiệu vui trong những năm chiến tranh mà từ khi hoà bình trở lại đến nay ta vẫn bắt gặp trong những ngày lễ hội của đồng bào dân tộc Tày.
Ta có thể thấy, khi có điều kiện giao lưu văn hoá văn nghệ ở một số làng bản, phường xã những vần thơ hiện đại được người yêu thích, mến mộ phổ theo làn điệu Then Tày. Để rõ hơn về điều này, tôi có tiến hành một cuộc khảo sát đối với những người yêu Then, thích hát Then và nhiệt huyết với Then, tất cả đều đồng nhất quan điểm trên. Ông Nguyễn Bảo Thụ (Quê ở xóm Nà Phia, xã Dân Chủ, Huyện Hoà An) - một người hay ngâm nga những điệu Then cũng khẳng định thêm rằng: Những giai điệu, tiết tấu mềm mại, gần gũi đời thường của Then, có thể ứng dụng vào trong thơ ca hiện đại, hay nói một cách khác là có thể phổ thơ hiện đại thành lời Then và ông đã say sưa dẫn ra vài ví dụ:
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau...
(trích “Sóng” - Xuân Quỳnh)
Hoặc: Năm xưa hai đứa chúng mình rủ nhau đánh bò lên núi để mình em chăn, anh đi tìm ổi, nón em quả chín thơm vàng. Hun hút gió ngàn những buổi chiều đông, em thổi nùn rơm chín hồng đôi má. Anh bẻ thêm nhiều củi nữa, bốn bàn tay ấm lửa những chiều…
(Trích “ Hoa Chanh” - Nguyễn Bao)
Thật thú vị và tự hào biết bao, càng tìm hiểu thêm, tôi càng thấu tỏ với sự tài hoa của người nghệ sĩ Tày - Hoa Cương đã đưa sự độc đáo của Then - làn điệu dân ca của dân tộc Tày để sáng tác và phổ nhạc thơ Bác: Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau
...
(Hồ Chí Minh - Tin thắng trận 1948)
Lời Việt: Trăng xuống nhòm cửa Bác đòi thơ
Bác bận quá trăng ơi! hãy đợi...
Lời Tày: Hai chói khảu táng Bác tim thơ
Bác nhằng cấn hai ơi gỏi thả...
(Nhạc sĩ Hoa Cương)
Sự mến mộ của những người dân nói chung và sự tinh tế, điêu luyện của những người nghệ sĩ nói riêng đã góp phần đưa điệu hát Then của dân tộc mình đến với mọi miền đất nước và theo chân các nghệ sĩ vang xa đến nhiều quốc gia khác trên thế giới.
c.2.Then hình thành trong đời sống tâm linh
Cho đến nay,Then Tày vẫn có sức sống bền bỉ trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Tày bởi lẽ rất tự nhiên, Then hình thành trong đời sống tâm linh của người Tày.
Với quan niệm Then là cầu nối giữa cõi trần gian với cõi âm thế, nên những người hành nghề hát Then, thường là người đàn bà hoặc người đàn ông, bằng sự am hiểu về phong tục tập quán sẽ giúp những người bình dân thấu hiểu nguyện vọng của ông bà, tổ tiên của mình ở thế giới bên kia; hoặc cầu mong những điều bình yên sẽ đến với mình từ khi sinh ra đến lúc mất đi.
Mặt khác, người Tày quan niệm: con người và muôn vật đều do một bà mẹ sinh ra, đó là mẹ Hoa. Quan niệm này được ghi lại như sau:
“Mẻ bioóc păn mà, mẻ Hoa păn hẩư”
(Dịch : Mẹ nụ dành cho / Mẹ Hoa chia tới)
Mẹ Hoa đi theo cuộc đời của mỗi con người, chính vì vậy mỗi khi trẻ nhỏ ốm, thì người Tày lại lo lắng chắc là mình đã làm gì đó để mẹ Hoa phật ý, mẹ Hoa giận. Và để cho mẹ Hoa hài lòng thì phải nhờ cậy đến sự giúp đỡ của các cô hát Then (Pửt).
Rồi còn rất nhiều nghi lễ khác như: Mừng thọ, nhà mới, nối số, cầu an...đều cần đến sự chỉ bảo giúp đỡ của Then (Pửt). Vì thế, Then vẫn sống mãi trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Tày từ thế hệ này qua thế hệ khác, truyền từ đời nay sang đời khác, cứ thế cho đến hôm nay và cả mai sau.
III. KẾT LUẬN
Từ sự nghiên cứu, tìm hiểu thực tế lưu truyền Then Tày của bản thân kết hợp tiếp thu có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu của một số học giả đi trước, tôi xin nêu ra một vài kiến giải về ngọn nguồn và sự hình thành của Then Tày với ý nghĩa là một làn điệu dân ca của dân tộc Tày như sau:
Then Tày hình thành từ đời sống của nhân dân lao động. Từ khi đồng bào dân tộc Tày có nhu cầu sinh hoạt tập thể, cần có sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh sinh tồn và cùng nhau cất lên những lời ca.
Then Tày hình thành trong đời sống bắt đầu từ thế kỷ thứ V do nhu cầu phát triển văn hoá dân tộc và đi vào cung đình thịnh hành ở thế kỷ XVII do nhu cầu thưởng thức của vua chúa. Những người có công đầu sưu tầm, ghi chép, biên soạn và lưu truyền, tạo ra sức sống bền bỉ của Then là các học giả: Lê Thế Khanh, Bế Văn Phụng, Nông Quỳnh Vân.
Then Tày trở về với cuộc sống đời thường: sau khi nhà Mạc tan rã, Then trở lại với nhân dân và để lại dấu ấn vô cùng sâu đậm trong đời sống tâm hồn, tình cảm; trong đối nhân xử thế; trong chiến đấu và trong đời sống tâm linh... Chứng cứ là những bài Then đã được ghi lại trong sử sách và những bài Then được phô diễn thông qua những người hành nghề Then.
Có thể khẳng định: Then Tày có lịch sử hình thành và phát triển song hành với lịch sử phát triển của tộc người Tày, đặc biệt là tộc người Tày ở Cao Bằng. Then Tày đánh dấu sự phát triển văn hóa, tư tưởng, tình cảm, tâm linh ... của một tộc người chiếm số lượng khá đông trên miền đất này. Vì thế, Then Tày đã trở thành niềm tự hào, là di sản văn hóa quý giá của quê hương Cao Bằng.
Đáng tiếc rằng, trong xu thế hội nhập và phát triển của thời đại hiện nay, làn sóng văn hóa ngoại nhập đang dần lấn át những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy những di sản truyền thống, trong đó có Then Tày? Đã đến lúc cần phải có những hành động thiết thực, những giải pháp hiệu quả để hồi sinh vai trò, giá trị và sức sống bền bỉ của Then Tày.
Mặc dù đã dành nhiều tâm huyết và sự nỗ lực cao trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành bài báo cáo về Nguồn gốc và quá trình hình thành của Then Tày nhưng do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, chắc chắn bài viết của chúng tôi không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong được các bậc học giả lớp trước, các bạn đồng nghiệp và những người chung nguyện vọng tìm hiểu Then Tày cùng góp ý chân thành!
Cao Bằng, tháng 12 năm 2012
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hoàng Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược, Vương Toàn. Văn hoá truyền thống Tày-Nùng. NXB Văn hoá dân tộc. Hà Nội năm1993.
[2]. PGS.PTS. Đặng Văn Lung (Chủ biên). Nghiên cứu văn nghệ dân gian Việt Nam. NXB Văn hoá dân tộc. Hà Nội năm 1997.
[3]. Hoàng Tuấn Nam. Người Tày kin chiêng. Tạp chí Nguồn Sáng Dân Gian, số 12 (2/1997), tr18).
[4]. Triều Ân. Ba áng thơ Nôm Tày và thể loại. NXB Văn học. Hà Nội năm 2004.
[5]. Vương Hùng (Sưu tầm, giới thiệu). Lượn tam nguyên. Hội văn học nghệ thuật Cao Bằng năm 2004.
[6]. Triệu Thị Mai. Then hỉn Ẻn. NXB Văn hoá dân tộc. Hà Nội năm 2010.
[7]. Triều Ân. Then Tày những khúc hát. NXB Văn hoá dân tộc.
Theo FB của Triệu Lam Châu
|