Trang chủ Liên hệ       Thứ bẩy, Ngày 10/05/2025
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Đất Nước Việt Nam >
  “Giải mã” thời Hùng Vương thông qua khảo cổ học “Giải mã” thời Hùng Vương thông qua khảo cổ học , Người xứ Nghệ Kiev
 

 


Thời Hùng Vương đã không chỉ tồn tại một cách trừu tượng, mơ hồ qua những truyền thuyết mà thời đại ấy còn được hiện lên thực hơn, rõ ràng và khoa học hơn qua những công trình nghiên cứu về khảo cổ học.

Từ những cuộc khảo cổ học mở đầu trên vùng đất Tổ như Phùng Nguyên (xã Kinh Kệ), Gò Mun (xã Tứ Xã) của huyện Lâm Thao, Phú Thọ, đến nay, khảo cổ học đã góp phần giải mã thời Hùng Vương trên mảnh đất đầy truyền thuyết và tín ngưỡng này.

Ảnh chỉ có tính minh họa (Nguồn: Internet)

Theo PGS-TS Trịnh Sinh, Viện Khảo cổ học Việt Nam, khảo cổ học đã chứng minh được, trên địa vực miền Bắc Việt Nam có một nền văn hóa vật chất thực sự phát triển rực rỡ, mang tên là nền văn hóa Đông Sơn.

Đây là nền tảng vật chất dẫn đến hình thành các thủ lĩnh luyện kim, quân sự của ba lưu vực sống Hồng, sông Mã và sông Lam.

Các thủ lĩnh cai quản một địa vực thống nhất và hùng mạnh đó chính là các vua Hùng theo như thư tịch và truyền thuyết nói đến cũng như tín ngưỡng dân gian đang thờ cúng.

Bởi vậy, ông Sinh nhấn mạnh, muốn đi sâu giải mã thời Hùng Vương thì cần phải nghiên cứu nền văn hóa sinh thành ra một thời kỳ dựng nước này là văn hóa Đông Sơn.

Các nhà khảo cổ học Việt Nam và nước ngoài đã khai quật, thăm dò hàng trăm di tích thuộc nền văn hóa này. Qua đó, họ bước đầu đã dựng lại được diện mạo đời sống vật chất và tinh thần của cư dân văn hóa Đông Sơn.

Khảo cổ học đã khẳng định, chính nền văn hóa Đông Sơn là nền tảng vật chất để ra đời nhà nước sơ khai Văn Lang và Âu Lạc. 

Ông Sinh đưa ra những bằng chứng về không gian phân bố và thời gian tồn tại của văn hóa Đông Sơn. Cụ thể, các di tích tiền Đông Sơn của cả ba lưu vực các con sông Hồng, sông Mã và sông Lam đã hòa đồng với nhau để tiến lên một nấc thang văn minh vật chất mới là nền văn hóa Đông Sơn thống nhất trong đa dạng. Điều này thể hiện rõ nét ở bộ sưu tập hiện vật đã khá thống nhất trong một không gian rộng lớn, nhất là đồ đồng mang chung một phong cách như trống, thạp, giáo, rìu…

“Các nhà khảo cổ học Việt Nam đã dựng được bản đồ phân bố văn hóa Đông Sơn với hàng trăm địa điểm trên cả một khu vực châu thổ của ba con sông”, ông Sinh cho biết.

Văn hóa Đông Sơn không chỉ được phát hiện qua hàng trăm làng cổ, khu mộ cổ mà một lượng khổng lồ các di vật đã được tìm thấy với nhiều chất liệu khác nhau từ đồ đồng, đồ sắt, đồ đá, đồ gốm. Việc nghiên cứu các hiện vật này, nhất là những hiện vật tùy táng trong mộ đã cho trong cộng đồng người Việt cổ đã có sự phân hóa giàu nghèo rõ rệt.

Cũng theo ông Sinh, sự phân hóa giàu nghèo dẫn đến việc phân các giai tầng trong xã hội và là một trong những tiền đề dẫn đến xung đột, hình thành các thủ lĩnh cộng đồng và nhà nước sơ khai.

Qua những mộ táng ở Việt Khê, Làng Cả, Gò De, Làng Vạc và phát hiện trống Cổ Loa cùng nhiều tư liệu mộ táng khác đã cho thấy những thủ lĩnh giàu có của người Việt cổ khi chết họ được chia của. Các thủ lĩnh này đều là những người lãnh đạo cư dân Đông Sơn suốt từ thời Hùng Vương qua thời An Dương Vương đến thời Nam Việt Vương và thời Hán. Vai trò của họ có thể hết sức quan trọng trong xã hội và họ có thể là nòng cốt trong một dạng nhà nước sơ khai.

Theo giả định của PGS-TS Trịnh Sinh, cư dân Đông Sơn thời đó đã có những thủ lĩnh địa phương là những người giàu có, họ có thể là người điều hành được sự sản xuất trong cộng đồng người Việt cổ.

Trong những ngành sản xuất lúc bấy giờ thì ngành luyện kim đòi hỏi có nhiều kỹ năng, bí quyết cao. Người nào nắm được kỹ nghệ luyện đồng cũng là người giàu có và có khả năng được suy tôn là thủ lĩnh.

Ông Sinh cho rằng, viêc Hùng Vương đóng đô ở vùng giữa lưu vực sông Hồng có một lý do là kiểm soát được nguồn mỏ đúc đồng từ thượng nguồn dòng sông này để phát triển ngành luyên đồng, một ngành kinh tế có tác động mạnh vào các ngành kinh tế khác. Bởi vậy, có thể Hùng Vương đã là một thủ lĩnh luyện kim ở buổi ban đầu của nước Văn Lang.

Trong bối cảnh có chiến tranh, thủ lĩnh luyện kim cũng là thủ lĩnh quân sự hoặc tồn tại một dạng thủ lĩnh quân sự riêng.

Một trong những bằng chứng về việc ra đời thủ lĩnh trong văn hóa Đông Sơn còn thể hiện ở hàng trăm chiếc trống đồng Đông Sơn tìm được trong địa bàn phân bố của nền văn hóa này.

Trong thư tịch cổ đã nói đến chuyện người nào sở hữu vài chiếc trống đồng Đông Sơn là có thể tiếm hiệu xưng vương. Theo đó, trong các thủ lĩnh đương thời thì vua Hùng phải là thủ lĩnh lớn nhất.

Có thể nói, trong "mây mù" của tín ngưỡng thờ Hùng Vương và các truyền thuyết lễ hội, các nhà khoa học đã phục dựng được một nền văn minh vật chất của thời đó dựa trên các bằng chứng khảo cổ học và khoa học liên ngành khác. Như lời khẳng định của phó giáo sư-tiến sĩ Tống Trung Tín, Viện trưởng viện khảo cổ học: “Những nghiên cứu về khảo cổ học này đã làm rõ thêm và cung cấp chứng cứ thuyết phục hơn về việc hình thành nhà nước đầu tiên của Việt Nam.”

Thiên Linh (Vietnam+)

 

  Các Tin khác
  + Chiến thắng lịch sử 30/4 tạo nguồn cảm hứng, sức bật mới cho Việt Nam (02/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Trái tim rực lửa tự hào! (01/05/2025)
  + 50 năm non sông liền một dải: Đại lễ của lịch sử (01/05/2025)
  + Vũ khí và khí tài tối tân tại lễ diễu binh 30.4 ở TP.HCM (30/04/2025)
  + LỄ DIỄU HÀNH MỪNG 50 NĂM NGÀY HỘI NON SÔNG 30.4. 1975- 30.4.2025 (30/04/2025)
  + Pháo thủ trên xe tăng 390 kể khoảnh khắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập (28/04/2025)
  + Gieo mầm sáng tạo trên nền giấy xưa (27/04/2025)
  + Vẻ đẹp xuyên thời gian của TPHCM qua ''50 khoảnh khắc'' (23/04/2025)
  + Hồi ức ngày 30/4 của nữ biệt động duy nhất đánh vào Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân (22/04/2025)
  + Chương trình nghệ thuật "Đất Nước trọn niềm vui" kỷ niệm ngày thống nhất đất nước 30.4.1975 (22/04/2025)
  + Ký ức “những năm bom Mỹ trút trên mái nhà” (20/04/2025)
  + Không cần đi xa, Hà Nội cũng có mùa hoa vàng như mơ (15/04/2025)
  + Thân thương bánh giò Hà Nội (12/04/2025)
  + Nhộn nhịp du khách về thăm khu di tích địa đạo Củ Chi (08/04/2025)
  + Bầu trời Việt Trì rực sáng 15 phút, dân đổ về chiêm ngưỡng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (07/04/2025)
  + Hội truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam Sư đoàn 470 kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập (06/04/2025)
  + Nữ đại tá tình báo giỏi nhất Việt Nam, được đặt tên cho 2 con đường là ai? (02/03/2025)
  + 50 năm Chiến thắng Tây Nguyên, nghệ thuật quân sự trong tác chiến chiến dịch (28/02/2025)
  + Ngôi nhà cổ hơn 240 tuổi có 80 cột gỗ lim ở Hội An (30/01/2025)
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 28
Total: 69973171

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July