Trang chủ Liên hệ       Thứ hai, Ngày 23/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Đất Nước Việt Nam >
  Làng cổ Thạch Tân (Quảng Nam) - Bài 2: Huyền thoại cây thiêng biết tránh bom đạn Làng cổ Thạch Tân (Quảng Nam) - Bài 2: Huyền thoại cây thiêng biết tránh bom đạn , Người xứ Nghệ Kiev
 

 (NguoiViet.de) Cách đình làng Thạch Tân không xa, huyền thoại về cây rõi hàng trăm năm tuổi nổi tiếng linh thiêng đứng hiên ngang giữa bãi cát trắng. Nhiều bậc cao niên trong làng kể rằng cây thiêng này trong những năm chiến tranh đã biết... né đạn bom nên trường tồn đến hôm nay... 


Một góc đình làng cổ Thạch Tân
Một góc đình làng cổ Thạch Tân

 

Truyền thuyết về cây rõi linh thiêng

Rời ngôi đình làng Thạch Tân, chúng tôi theo chân ông Phiến ra bìa làng cách ngôi đình cổ chừng 300 m để tận mắt nhìn cây thiêng của ngôi làng giữa vùng cát trắng này.

Ông Phiến đưa tay chỉ cây rõi và bảo cách đây mấy năm ngành lâm nghiệp tỉnh Quảng Nam đã cử đoàn cán bộ về khoan cây nghiên cứu để xác định tuổi làm hồ sơ công nhận khu quần thể di tích đình làng Thạch Tân.

Thân cây rõi linh thiêng hơn 4 người ôm không hết


Kết luận của đoàn công tác cho biết tuổi cây rõi này đã hơn 300 năm tuổi, cùng với tuổi của ngôi đình cổ này.

Kể chuyện về cây rõi, nhiều bô lão trong làng bảo đây là cây thiêng của làng bao đời nay, và đến bây giờ, người làng Thạch Tân vẫn xem cây rõi là chứng nhân trải qua bao cuộc bể dâu.

Cụ Lê Khắc Trân, năm nay đã ngoài 80 tuổi bảo rằng cây rõi thiêng lắm. Thiêng giống như ngôi đình cổ. Giặc đã nhiều lần dội bom đạn nhưng cây thiêng vẫn không hề hấn gì.

Chúng tôi cùng vợ chồng ông Phiến ra thăm cây, nhiều người dân làng Thạch Tân đi làm đồng về ghé ngang qua thì thầm khẳng định lại cây rõi này linh thiêng lắm. Ở đây ai cũng sợ và người ta gọi cây rõi cổ thụ là 'cụ rõi' như để tỏ lòng thành kính.

“Những đêm tối trời, từ trong làng nhìn ra, thấy 'cụ rõi' đứng sừng sững, thỉnh thoảng nhiều đám lửa từ ngọn cây đổ xuống, khiến bà con tui ai cũng sợkhông dám đến gần chú à...” - bà Nguyễn Thị Nam thì thầm kể.

Không biết chuyện những đám lửa từ ngọn câyđổ xuống có thật hay không. Tôi chỉ thấy cây rõi sần sùi với nhiều dấu tíchđạn bom còn in trên thân. Nhưng cây xanh tốt lạ thường và toả bóng mát trên diện tích rộng lớn.

Đem câu chuyện người dân đồn thổi về cây thiêng hỏi chuyện ông Phiến. Vừa dọn dẹp bên gốc cây rõi, ông Phiến bảo: “Bà con họ đồn vậy thôi, làm chi có. Cả đời tui bám trụ vùng đất ni, cây rõi với tui như người bạn. Những đêm mùa hè tui cùng với mấy ông bạn già thường ra gốc cây hóng mát, đâu có thấy chi mô...”. 

Kỳ tích cây rõi biết né đạn bom


Hết cuộc chiến tranh chống Pháp, rồi đến cuộc chiến tranh chống Mỹ, cả làng Thạch Tân cũng như bao làng quê khác vùng ven biển Quảng Nam bị bom đạn cày xới biến thành vùng đất trắng.

Nhưng điều kỳ lạ là giữa vùng cát trắng mênh mông bị cày ủi của phi pháo, của xe tăng, của bom na pan, chất độc khai quang huỷ diệt, nhưng cây rõi vẫn đứng hiên ngang, sừng sững giữa trời.

Nhiều cán bộ lão thành cách mạng kể lại rằng, mỗi chiều đứng trên núi cao nhìn về vùng ven biển từ Thăng Bình vào Tam Kỳ chỉ thấy cát trắng đến nhức mắt, và giữa cát trắng ấy một chấm xanh là cây rõi duy nhất còn lại không bịcày ủi.

Ông Phiến kể rằng trong những năm chiến tranh ác liệt, cây rõi có đôi lúc cũng bị gãy cành khi mảnh pháo, bom xớt qua. Nhưng kỳ lạ là chưa có một quả bom hay quả đạn pháo nào hạ gục cây được.

Những năm 1967 đến năm 1969, cây rõi cổ thụnày nằm trong tầm đạn của phi pháo từ hạm đội 7 ngoài khơi và căn cứ Tuần Dưỡng bắn vào, từ căn cứ Chu Lai bắn ra. Nhưng chưa một lần đạn bom rơi đúng cây rõi này.

Phần ngọn cây rõi vẫn xanh tốt đến lạ thường


“Đã hai lần tui chứng kiến cảnh đạn pháo phạt ngang làm nhánh lớn của cây rõi đổ xuống. Nhưng kỳ lạ thay, sau đó những chồi non mọc lên tươi tốt sum suê hơn...” - ông Phiến kể.

Những năm chiến tranh ác liệt, chính cây rõi là nơi lực lượng du kích địa phương làmđài quan sát cảnh giới quân Mỹ đi càn. Bởi chỉ cần leo lên ngọn cây là có thể quan sát được cả một vùng rộng lớn quanh làng Thạch Tân. 

Chỉ cần giặc Mỹ kéo quân băng qua QL1A xuống, hoặc từ dưới biển lên là du kích báo động cho mọi người trong làng nhanh chóng vào địa đạo trong lòngđất trú ẩn.

Anh Hồ Xuân Ấn, một người con của làng Thạch Tân kể lại rằng những năm chiến tranh, có một du kích lên ngọn cây rõi cảnh giới giặc Mỹ. Nhưng do gió mát anh du kích ngủ ngay trên ngọn cây.

Đến khi tỉnh ngủ, anh mới phát hiện lính Mỹ đã vào sát làng, lúc đó anh chỉ kịp báo động cho những người bên dưới lẩn vào địa đạo. Còn anh thì không kịp rút xuống nên đành nằm im trốn trên tán lá.

Lần càn quét đó, lính Mỹ cho xe tăng càn quét bắn phá nát làng. Nhưng anh du kích nằm trên ngọn cây rõi vẫn bình yên vô sự, không bị phát hiện.

Rồi chuyện cứu cây rõi của các cụ già làng Thạch Tân khỏi bị xẻ thịt ông Phiến vẫn nhớ như in.

Đó là vào đầu năm 1958, một quan chức của tỉnh thuộc chế độ cũ tin lời thầy bói phán rằng chỉ cần xẻ thịt cây rõi nơi đình làng Thạch Tân đem về sữa chữa một ngôi miếu hoang ở Tân Thạnh, Tam Kỳ thì được thần thánh độ trì cho thăng quan tiến chức và tránh được bom rơi đạn lạc.

Ngay lập tức, tên quan này cho người thân tín ra làng Thạch Tân hỏi mua cho bằng được cây rõi với bất kỳ giá nào. Nhưng cụ Nguyễn Ngọc Anh, lúc đó là nhà giáo già ở làng cùng các bô lão trong làng kiên quyết không bán.

Để tỏ rõ uy quyền, gã quan chức nọ cho mộtđại đội với súng ống trên tay ra đe doạ nếu không bán cây rõi thì sẽ lãnh hậu quả. Tuy nhiên, thầy giáo già Nguyễn Ngọc Anh cùng với các bô lão và dân làng Thạch Tân tuyên bố sẽ cùng chết để bảo vệ cây rõi của làng.

Tiền bạc, súng đạn cùng với quyền uy của gã quan chức nọ cuối cùng cũng bịkhuất phục không thể chặt hạ cây rõi cổ thụ. Nhờ vậy, đến hôm nay trải qua bao dâu bể, cây rõi vẫn trường tồn cùng với đình làng Thạch Tân với bao huyền thoại.

Vũ Trung

(còn tiếp)


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 65994346

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July