GiadinhNet - Xuôi về phía Tây thành phố Thanh Hóa khoảng 30km, đi qua những cánh đồng xanh mướt mát- điểm dừng chân của chúng tôi là khu di tích Am Tiên.
Hai bên đường vào Khu du tích được phủ một màu xanh rì của những cây xà cừ cổ thụ càng làm tôn lên vẻ uy nghi, cổ kính của vùng đất này.
|
Đền Am Tiên. Ảnh: Hưng Thi
|
Ngày mở cửa... Trời
Từ giã Am Tiên khi màn sương đã tan dần, cảnh vật hai bên sườn núi hiện rõ như bức tranh sơn thủy hữu tình. Từ trên cao nhìn xuống, một vùng đồng bằng Nông Cống- Triệu Sơn mờ ảo trải dài ngút tầm mắt. Kia là dòng Lãn Giang nằm e ấp, cuộn mình trong sương sớm. Kia là núi Tía, núi Lễ Động nơi đã ghi dấu ẩn sĩ Tu Nưa đã giúp dân ngăn sông vá trời. Chắc chắn nếu có dịp, tôi sẽ lại ghé thăm vùng đất địa linh nhân kiệt này.
|
Khu di tích Am Tiên nằm trên núi Nưa thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Quần thể khu di tích bao gồm "Núi Nưa- Đền Nưa- Am Tiên" với tổng diện tích 100 ha, riêng khu vực đền Am Tiên là 4 ha.
Am Tiên đã có từ lâu đời nhưng mãi đến năm 2006 vẻ đẹp tiềm ẩn của vùng đất địa linh nhân kiệt này mới được khai thác. Vào năm 2010 mảnh đất này đã được công nhận là Khu di tích cấp quốc gia. Lễ hội đền Nưa - Am Tiên bắt đầu từ 15 - 20 tháng Giêng hàng năm. Theo tín ngưỡng dân gian: Huyệt đạo trên đỉnh núi này là huyệt khí thiêng! Ngày 9 tháng Giêng hàng năm là ngày mở cửa trời. Người dân hành hương về đây cầu cho quốc thái dân an, nhà nhà hạnh phúc, người người khỏe mạnh, tài năng tiến tới, công thành danh toại.
Am Tiên- núi Nưa gắn liền với cuộc khởi nghĩa năm 248 của Bà Triệu chống giặc Ngô xâm lược. Bởi vậy Am Tiên còn có tên gọi khác là Kinh Triệu Quận (tức là Kinh đô của Bà Triệu). Để tri ân lớp người thiên cổ, du khách tới đây đều không quên vào dãy điện thờ Bà Chúa Thượng Ngàn, vua Bà, đền thờ ông Tu Nưa thắp nén hương tỏ lòng thành kính.
Đến với Am Tiên vào những ngày đầu xuân, du khách sẽ được đắm chìm trong bạt ngàn lau trắng quyện mây dìu dặt trong gió. Đoạn đường lên Am Tiên dài hơn 3km đường núi quanh co, hai bên đường sương mù che phủ. Tuy nhiên chừng ấy khó khăn vẫn không thể ngăn cản bước chân du khách. Chúng tôi nghe rất rõ tiếng trò chuyện nhưng không thấy người vì lớp sương bao phủ quá dày. Phải qua một quãng dài mới nhận ra đó là một đoàn khách cũng đang song hành. Một ông khách trong đoàn chợt cao hứng đùa: "Am Tiên có khác! Âm u quá các bác nhỉ?"- Cả đoàn cười ồ lên rồi ai nấy lại mải mê bước tiếp.
Trong sương mù cổng chính đền Am Tiên dần hiện ra với băng rôn treo phía trên "Đền Am Tiên - kính chào quý khách".
Chủ trì hiện tại đền Am Tiên là ông Lê Bật Sơn, ông là chủ trì đời thứ 3. Hiện tại ông Sơn cùng người dân địa phương đang tích cực xây dựng con đường lên Am Tiên để người hành hương thuận tiện đi lại. Dù ngày chính hội đền Am Tiên đã qua nhưng du khách đến vãn cảnh vẫn rất đông. Dọc lối đi trong khuôn viên đền mang đậm giá trị văn hóa tâm linh bởi chiếc chuông đồng cổ và những tán đa, bồ đề đẫm mình trong sương sớm.
|
Đền Nưa dưới chân núi Nưa.
|
|
Cổng chào đền Am Tiên.
|
|
Huyệt thiêng
|
|
Động đào
|
Huyệt thiêng
"Đất nước ta có 3 huyệt đạo thiêng. Một là ở núi Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), hai là ở núi Bà Đen (Tây Ninh) và ba chính là chỗ này (tức Đền Am Tiên, Núi Nưa- Thanh Hóa). Theo sử sách để lại đây chính là 1 trong những huyệt đạo quan trọng nhất của nước Nam, mà tướng Cao Biền không thể chấn yểm nổi...".
|
Từ cổng đền Am Tiên đi sâu vào 150m sẽ thấy huyệt thiêng. Đó là khoảng đất rộng hơn 100 mét vuông được rào chắn kỹ lưỡng. Ngay lối vào là phiến đá trắng có khắc dòng chữ "Cầu cho quốc thái dân an". Ông Lê Bật Thắng, trợ lý cho chủ trì chùa dẫn tôi lên huyệt thiêng đền Am Tiên và giới thiệu: "Đất nước ta có 3 huyệt đạo thiêng. Một là ở núi Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), hai là ở núi Bà Đen (Tây Ninh) và ba chính là chỗ này (tức Đền Am Tiên, Núi Nưa- Thanh Hóa). Theo sử sách để lại, đây chính là 1 trong những huyệt đạo quan trọng nhất của nước Nam, mà tướng Cao Biền không thể trấn yểm nổi...".
Thật bất ngờ bởi nơi tôi đang đứng cao 538m so với mực nước biển và chính là đỉnh cao nhất của ngọn núi Nưa. Huyệt thiêng chính là nơi giao hòa giữa trời và đất. Giếng tiên có độ sâu khoảng 5m, rộng 4 m, phần lộ thiên của giếng được xếp bởi 3 lượt đá.
Ngay tại nơi này ta có thể cảm nhận được sự chuyển động của vũ trụ. Thấy tôi băn khoăn về việc làm sao cảm nhận được chuyển động ấy, ông Thắng gọi thêm một số du khách đứng gần và chỉ dẫn: "Bây giờ mời các vị nhắm mắt lại, thả lỏng cơ thể, tập trung mọi suy nghĩ lên đôi mắt, lúc đầu các vị sẽ thấy có màu đỏ, rồi chuyển sang màu da cam, cuối cùng là màu trắng xanh và đợi một chút quý vị sẽ thấy trong màu trắng xanh có lẫn các hạt bụi. Đó chính là các hạt bụi đang chuyển động trong vũ trụ này!". Thật kỳ lạ, bởi làm theo chỉ dẫn tới đâu thì tôi cảm nhận được sự khác lạ đến đó. Trong một khoảnh khắc tôi thấy mình như đang bay bổng giữa trời đất bao la và đang hòa cùng với những chuyển động của vũ trụ. Cảm giác thư thái, nhẹ nhõm ấy quả không dễ nào có được.
Rời huyệt thiêng trong cảm giác lâng lâng khó tả, tôi như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh trên đường vào giếng Tiên. Hai bên lối đi được phủ kín một màu hồng đào của những cành đào phai nở rộ sau Tết đẹp đến say lòng người. Những cánh đào hồng tươi rớt xuống tựa như tấm thảm nhung. Người ta gọi đó là Động đào. Tương truyền khi xưa trên vùng đất này bạt ngàn đào. Tới giờ nơi đây vẫn còn hơn 1.000 gốc. Cứ đến đúng dịp lễ hội, hoa đào lại đua nhau khoe sắc. Truyền thuyết kể rằng các tiên nữ xưa kia thường xuống đây hái đào và tắm nước giếng, vì thế mới gọi là giếng Tiên.
Ông Lê Bật Thắng cho biết: "Không ai xác định được giếng này có từ khi nào. Dân gian vẫn tương truyền: Từ khi vũ trụ sinh ra giếng đã có rồi! Sự chuyển động của vũ trụ đã tạo ra vết nứt trên đá và dần dần vết nứt rộng ra tạo thành giếng".
Để tiện cho du khách tới xin nước và ngăn không cho đất cát bẩn rơi xuống giếng Ban quản lý di tích đã cho xây dựng thành giếng vào năm 2004. Nước giếng từ trong núi chảy ra nên rất tinh khiết, người ta gọi nguồn nước chảy vào giếng là Long mạch. Lòng giếng rất cạn, từ trên nhìn xuống đã thấy ngay, nhưng lạ kỳ thay nước giếng không bao giờ vơi dù cho hạn hán kéo dài. Các sư thầy vùng lân cận thường tới đây xin về làm nước cam lồ dùng trong các dịp lễ tế, còn du khách tới xin về để thờ cúng tổ tiên.
Lường Thi - Ngọc Hưng