Trang chủ Liên hệ       Chủ nhật, Ngày 22/12/2024
 
 
THÔNG TIN
Giới Thiệu Hội
Trang Thể Thao
Sức khỏe & Đời sống
Ẩm thực Nghệ Tĩnh
Việt Nam Đất Nước Con Người
  -  Con Người Việt Nam
  -  Đất Nước Việt Nam
Khoa học & Môi Trường
Chuyện lạ đó đây
Nhịp cầu Nhân ái
DANH SÁCH TẤM LÒNG VÀNG
Tin tức Nghệ Tĩnh
Truyền thống Nghệ Tĩnh
Tâm sự cuộc sống
Văn hóa - Xã hội
Văn Nghệ
Thư Viện
Góc Cười
Tin Trong nước -Tin Quốc Tế -Tin Ucraina
Tin Cộng Đồng
Người Việt Trên Thế Giới
BÀI DỰ THI VỀ XỨ NGHỆ
QUẢNG CÁO

 
Trang chủ > Việt Nam Đất Nước Con Người > Đất Nước Việt Nam >
  Từ nhà trọ lá đến khách sạn vàng Từ nhà trọ lá đến khách sạn vàng , Người xứ Nghệ Kiev
 

 Từ thời Lý, Thăng Long đã có các quán ăn đồng thời cũng là quán trọ dành cho những người buôn bán ở các nơi về kinh đô. Mô hình này tồn tại đến triều Nguyễn và nó cũng là nơi ở của các nhà buôn nước ngoài. Đến cuối thế kỷ XIX, Hà Nội xuất hiện khách sạn đầu tiên nhưng làm bằng tre và lợp lá.


Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi và chuyển kinh đô vào Huế, Hà Nội bị hạ cấp xuống Bắc thành, rồi tỉnh. Dù vẫn là trung tâm thương mại của xứ đàng ngoài nhưng buôn bán ở Hà Nội không sầm uất như trước, giao thương với nước ngoài tập trung ở đàng trong. Hà Nội không được phép mở mang xây dựng nhà cao cửa rộng bởi các quy định khắt khe trong Điều 150 của Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Luật Gia Long) ban hành năm 1815, các nhà trọ chỉ được phép làm bằng tre hay gỗ và không rộng quá ba gian.

                                             Khách sạn Métropole hơn 100 năm trước.

 

Khi thực dân Pháp đưa quân từ Nam Kỳ ra đánh chiếm Hà Nội lần thứ 2 (năm 1882), phóng viên của các hãng thông tấn, các tờ báo của Pháp theo chân đội quân viễn chinh đều phải ở nhà trọ lợp lá xung quanh khu vực Hồ Gươm. Để đáp ứng nhu cầu cho các phóng viên và quan chức Pháp sang Hà Nội có chỗ trú, một khách sạn mọc lên ở phía bắc Hồ Gươm. Cũng không biết ai là người đã xây dựng khách sạn này. P.Bonnetain, một quan chức Pháp đã mô tả khách sạn đất này trong cuốn sách "Từ Paris đến Bắc Kỳ" (De Paris au Tonkin, xuất bản năm 1885) như sau: "Những ngôi nhà bằng đất vây quanh một chiếc sân trông ra hồ. Tường trát toocxi (vôi trộn với rơm) qua loa, mái lợp dạ. Trên tường vách có cửa sổ để thông gió nhưng du khách tới Hà Nội vào tháng 2 khi nhiệt độ ban đêm chỉ còn 8 độ thấy ngay rằng người ta nghĩ ngay đến mùa hè quá sớm. Cửa ghép không khít và nếu muốn ấm áp phải đóng cửa còn muốn sáng phải mở ra thành ra không thể đồng thời làm cho căn phòng vừa sáng vừa ấm".

Sau khi chiếm trọn Hà Nội năm 1883, chính quyền thành phố bắt đầu quy hoạch khu vực Hồ Gươm, cho làm đường xung quanh hồ, ra lệnh xóa bỏ nhà lá đồng thời cho xây một số nhà công vụ ở phía đông Hồ Gươm. Các nhà thầu từ Pháp đến Hà Nội để tìm kiếm cơ hội kinh doanh nên cần phải có chỗ ở cho họ và Đại khách sạn (Grand Hotel - khu vực Công ty Intimex hiện nay) được xây dựng bằng gạch theo kiểu Châu Âu đã khai trương vào tháng 11-1885. Grand Hotel có phòng ăn dành 50 người, bàn bida lần đầu tiên nhập vào Hà Nội. Cửa sổ ở tất cả các phòng được lắp kính và ban đêm sáng choang bởi ánh đèn măng xông. Cho dù quy hoạch quanh Hồ Gươm đang được tiến hành nhưng Grand Hotel xin phép làm một cái chòi lợp lá trước cửa cho khách ngắm hồ và trên hồ có 2 chiếc thuyền dành cho khách đi ngắm cảnh và luyện tập sức khỏe. Năm 1888, Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp nên các luật lệ chính quốc chi phối mọi hoạt động của thành phố. Con đường chính từ khu vực Đồn Thủy đi qua Hồ Gươm mang tên viên Thống sứ Paul Bert (sau này là Tràng Tiền) là tuyến đường chính quan trọng vì thế hai bên đã xuất hiện nhà cửa, các cửa hiệu trong đó có các khách sạn. Các khách sạn không chỉ là nơi ở của quan chức, thương gia từ Pháp qua mà còn là nơi trú ngụ của hàng ngũ sĩ quan cao cấp của quân đội Pháp ở Việt Nam. Đầu tiên là Khách sạn Gà vàng (Coq d'Or - nay Ngân hàng GP ở ngã ba phố Ngô Quyền - Đinh Lễ), trên tầng 3 có gắn biểu tượng con gà trống. Tiếp đó là Khách sạn Hà Nội (Hotel HaNoi - sau năm 1954 đổi thành Dân Chủ và hiện nay mang tên De L'opera ở 29 phố Tràng Tiền). Ngày 26-4-1913, tại khách sạn này xảy ra vụ ném tạc đạn giết chết hai tên sĩ quan cấp tá của quân đội Pháp là Chapuis và Montgrand làm bị thương một số tên khác. Sự kiện hai sĩ quan Pháp bị chết làm rung chuyển Hà Nội. Người thực hiện vụ này là nhà Nho yêu nước Nguyễn Khắc Cần (1875-1913). Ông sinh ra ở thôn Yên Viên, xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, nổi tiếng là người hay chữ, đã từng đỗ kỳ thi Hương nhưng không ra làm quan mà ở quê dạy học nên được người trong vùng kính trọng gọi là Đồ Cần. Đồ Cần tham gia phong trào Đông Du và hoạt động trong Việt Nam Quang phục hội (do cụ Phan Bội Châu sáng lập). Sau khi gây ra vụ nổ, ngày 7-5-1913, trong lúc vượt biên giới ở Lạng Sơn để sang Trung Quốc, Nguyễn Khắc Cần bị bắt. Ngày 5-9-1913, ông bị Hội đồng đề hình của tòa án thực dân Pháp tại Hà Nội kết án tử hình. Và chúng đã thực hiện bản án này đối với Nguyễn Khắc Cần cùng 6 chí sĩ yêu nước khác của Việt Nam Quang phục hội bằng máy chém trước cửa nhà tù Hỏa Lò vào sáng 24-9-1913. Sau khi xử tử hình xong, thực dân Pháp mang xác 7 chí sĩ đến khu vực gần Nhà thương Bạch Mai chôn cất. Nhưng đến nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt của 7 chí sĩ lẫm liệt này. Sau này tên ông được đặt cho con phố nằm bên khách sạn.

Chuẩn bị cho sự kiện Hà Nội trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và Triển lãm Thương mại thuộc địa đầu tiên tổ chức tại Hà Nội năm 1902, rất nhiều khách sạn mọc lên. Nhưng khách sạn lớn và bề thế nhất chính là Khách sạn Métropole (sau năm 1954 đổi thành Khách sạn Thống Nhất) nằm trên phố Ngô Quyền. Được xây dựng năm 1901 bởi hai nhà đầu tư người Pháp, Métropole thể hiện nét kiến trúc cổ điển qua lớp sơn tường trắng, những khung cửa xanh, các họa tiết tinh xảo trên sắt, ván tường bằng gỗ và một sân cỏ xanh tươi. Vào mùa đông, khách sạn cao 3 tầng này có hệ thống sưởi ấm bằng hơi nước nóng. Chính tại quầy dành cho khách uống cà phê (Grand café), viên quản lý khách sạn đã cho chiếu bộ phim đầu tiên mở màn cho việc đưa phim nước ngoài vào chiếu tại Hà Nội. Và cũng tại đây, Công ty Điện ảnh mới (Nouvelle Entreprise Cinematographique) đã tổ chức liên hoan phim. Trong nửa đầu thế kỷ XX, rất nhiều những nhân vật nổi tiếng thế giới đã ở đây như sau vua hề Charlie Chaplin sau khi cưới vợ tại Thượng Hải năm 1936 đã cùng cô vợ mới hưởng tuần trăng mật tại chính Métropole và họ đã dạo chơi trên đại lộ Henri Rivière (nay là phố Ngô Quyền). Graham Greene - tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Người Mỹ trầm lặng" cũng từng có thời gian nghỉ tại đây và nhiều chính khách của nhiều quốc gia. Nửa cuối của thế kỷ XX và cho đến hôm nay, khách sạn vẫn là nơi lưu trú của nhiều nguyên thủ quốc gia khi đến thăm Việt Nam. Tháng 12-1972, diễn viên nổi tiếng của điện ảnh Mỹ - Jane Fonda, người phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mỹ ở Việt Nam đã từng ở nơi này ngay sau khi tiếng bom B52 vừa ngừng trên bầu trời Hà Nội. Jane Fonda đã đến thăm Bệnh viện Bạch Mai và phố Khâm Thiên và chị đã khóc khi nhìn thấy trẻ em và dân lành bị chết vì bom Mỹ. Cũng tại hầm trú ẩn của khách sạn, nữ ca sĩ người Mỹ Joan Baez với cây đàn ghi ta đã hát những ca khúc phản đối chiến tranh trong một đêm trời Hà Nội bom rung đạn nổ... Và cũng chính tại khách sạn này, có một mối tình như Romeo và Juliet giữa một cô gái Thụy Điển làm cho dự án Nhà máy Giấy Bãi Bằng (Phú Thọ) ở dài hạn tại khách sạn và một chàng trai Việt Nam. Cô thường xuyên ngóng anh bên cửa sổ vào buổi tối. Nhờ bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho cơ quan chàng trai nên chuyện tình của hai người kết thúc bằng một đám cưới ấm áp.

Tháng 8-2011, trong lúc cải tạo và sửa chữa, người ta đã phát hiện ra hầm trú ẩn được xây dựng trong thời kỳ Mỹ ném bom đánh phá miền Bắc và Hà Nội với những bóng đèn điện cũ kỹ, chai dầu hỏa và những dòng chữ của khách viết trên tường khi tránh bom.
(Còn nữa)

Nguyễn Ngọc Tiến/ theo HNM


  Các Tin khác
  + Chân dung 2 giáo sư Việt được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (06/12/2024)
  + Gia đình danh giá bậc nhất Việt Nam: Con cháu thừa hưởng "mã gen tài năng" (02/12/2024)
  + 7 điều tuyệt diệu khiến bạn luôn tự hào khi nhắc đến hai tiếng Việt Nam (11/08/2024)
  + Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/07/2024)
  + Ai là người đặt tên đất nước ta là Việt Nam: Ý nghĩa là gì? (30/06/2024)
  + Hình ảnh thiêng liêng lễ diễu binh ở Thị trấn Trường Sa (08/06/2024)
  + Trường Sa luôn đặc biệt từ những điều nhỏ nhất (26/05/2024)
  + Thế trận Đường Trường Sơn góp phần làm nên thắng lợi Chiến dịch mùa Xuân 1975 (18/05/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/2024)
  + Khám phá 22 hang động kỳ vĩ mới được phát hiện tại Quảng Bình (19/04/2024)
  + 18 đời vua Hùng gồm những ai? Tên gọi chính xác của các vị vua là gì? (17/04/2024)
  + Ảnh ấn tượng về các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (05/04/2024)
  + 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ Đại tướng Phan Văn Giang: Vũ khí cá nhân mới của quân đội tốt hơn AK47 (05/04/2024)
  + Chiêm ngưỡng sắc đỏ của cây hoa gạo trăm tuổi "đẹp nhất" Ninh Bình (03/04/2024)
  + Hoa gạo rực đỏ bên ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi ở Hà Nội (23/03/2024)
  + Những bông hoa y tế vùng cao và chuyện băng rừng trong đêm đi đỡ đẻ (06/03/2024)
  + Kỷ niệm 80 ngày thành lập QĐNDVN: Sẽ tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế và mít tinh cấp Nhà nước (26/01/2024)
  + MŨI NÉ VÀO TOP ĐIỂM BAY KHINH KHÍ CẦU ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI (02/04/2023)
  + Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: (12/03/2023)
  + Hàng nghìn người khai hội gò Đống Đa xuân Quý Mão (26/01/2023)
Playlist

GIỚI THIỆU
QUẢNG CÁO
Thống kê
Guests online: 4
Total: 65983789

 
 
 
Người xứ nghệ Kiev
Designed by July